CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HƯNG YÊN
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN – CHI NHÁNH HƯNG YÊN
2.3.1 Những kết quả đạt được
Thứ nhất, Công tác thẩm định tại Chi nhánh được thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn các nội dung, trình tự thẩm định đồng thời phân định rõ trách nhiệm của
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
các bộ phận, của các cá nhân trong quá trình thẩm định KH, dự án. Quan tâm đến việc thẩm định năng lực của KH, chủ đầu tư và đánh giá mức độ rủi ro qua việc phân tích độ nhạy của dự án. Sử dụng tốt hệ thống thông tin kinh tế - kỹ thuật của các dự án đầu tư của NHPT để cung cấp thông tin trong quá trình thẩm định nâng cao chất lượng tón dụng đầu tư. Các dự án đã được Chi nhánh thẩm định và chấp thuận cho vay nhìn chung đều hoạt động hiệu quả, trả nợ đầy đủ.
Thứ hai, Chất lượng TD luôn được đảm bảo trong giới hạn an toàn cho phép. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn, tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh NHPT Hưng Yên thấp điều đó thể hiện chất lượng TD đầu tư của Chi nhánh được đảm bảo. Nhờ thực hiện tốt việc thẩm định dự án, tập trung mạnh và quyết liệt trong công tác thu nợ... nên tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tại Chi nhánh đảm bảo mức an toàn cho phép.
Thứ ba, Công tác thu hồi nợ được quan tâm thỏa đáng. Trong thời gian qua Chi nhánh luôn xác định công tác thu nợ là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Chi nhánh đã cử cán bộ TD bám sát địa bàn, đôn đốc chủ đầu tư để thực hiện thu nợ.
Mặc dù trong các năm qua các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế nhưng kết quả thu nợ gốc, nợ lãi của Chi nhánh vẫn đạt được kết quả khá cao so với kế hoạch được NHPT giao. Việc giải ngân, thu nợ, thu lãi cho vay đối với chương trình này đều đạt 100% kế hoạch được giao.
Thứ tư, Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ từng bước được chú trọng tăng cường, thông qua việc thành lập và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của Phòng Kiểm tra tại Chi nhánh.Việc tự kiểm tra tại Chi nhánh và phúc tra, kiểm tra của Hội sở chính được tiến hành khá thường xuyên, qua kiểm tra đã kịp thời phát hiện ra nhiều sai sót, từ đó kịp thời chấn chỉnh, khắc phục nhằm đảm bảo an toàn trong cho vay.
Thứ năm, Chú trọng chất lượng các tài sản bảo đảm theo qui định trong hoạt động TD
Công tác quản lý đảm bảo tiền vay tại Chi nhánh được quan tâm và thực hiện tốt theo đúng quy định hướng dẫn của NHPT Việt Nam. Chi nhánh đã chấp hành tốt và tuân thủ tốt các nguyên tắc TD, quy trình TD và chính sách TD do NHPT Việt Nam ban hành.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
2.3.2 Những mặt còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả quan trọng mà Chi nhánh đã đạt được như trên đây, thì những năm qua cũng cho thấy rẳng công tác quản trị RRTD còn một số hạn chế nhất định. Cụ thể:
Thứ nhất, Thẩm định dự án và quyết định cho vay còn chưa nhất quán, sơ sài. Mặc dù Chi nhánh đã có nhiều cố gắng đẻ nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, song thực tế cũng cho thấy công tác này còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Cụ thể: Khâu thẩm định chủ yếu mới dừng lại ở việc thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của dự án; thẩm định năng lực chủ đầu tư còn sơ sài đồng thời cũng mới chỉ dừng lại ở việc phân tích năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh. Việc phân tích độ nhạy của dự án chưa được quan tâm đúng mức, hoặc nếu có thực hiện thì cũng chỉ áp dụng việc tính toán một cách máy móc, mang nặng tính hình thức. Phân tích ngành, KH và nhóm KH chưa có các tiêu thức lượng hoá mà mới chỉ là việc phân tích trong quá trình thẩm định dự án và năng lực chủ đầu tư.
Thứ hai, Hoạt động TD đầu tư vẫn để phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.
Mặc dù Chi nhánh đã rất quan tâm đến phòng ngừa nợ xấu phát sinh, nhưng trong thực tế nợ xấu vẫn phát sinh, nằm ngoài mong muốn của Chi nhánh. Kết quả phân loại nợ chưa cụ thể và chưa phù hợp với diễn biến thực tế của khoản nợ, của dự án nên khi đánh giá chung không phản ảnh đúng thực chất của khoản nợ.
Thứ ba, Dư nợ cho vay tăng trưởng còn chậm, thậm chí suy giảm
Cụ thể: Số dự án mới được tiếp cận vay vốn TD đầu tư của Nhà nước trên địa bàn hàng năm còn ít và rất hạn chế. Trong 3 năm từ năm 2010-2012, Chi nhánh chỉ thẩm định và chấp thuận cho vay được đối với 02 dự án vay vốn TD đầu tư của của Nhà nước. Số vốn giải NH năm chủ yếu là cho các dự án chuyển tiếp đã ký hợp đồng TD và thực hiện giải ngân cho chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề . Điều này cho thấy sự hạn chế của Chi nhánh trong việc vận dụng chính sách TD đầu tư của Nhà nước trên địa bàn, cũng như thiếu tính chủ động của cán bộ Chi nhánh trong việc tiếp cận, tìm kiếm dự án.
Số lượng dự án gia tăng hàng năm nhỏ sẽ hạn chế sự phát triển của nền kinh tế cũng như việc giải quyết các vấn đề xã hội khác như tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động …do đó phản ánh hiệu quả nguồn vốn TD đầu tư của Nhà nước trên địa bàn chưa cao.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Thứ tư, Doanh số cho vay chưa đạt kết quả như kỳ vọng, làm hạn chế tác động tích cực của TD đối với sự phát triển KTXH trên địa bàn
Mặc dù trong những năm qua Chi nhánh cũng đã chủ động tích cực phối hợp với các Sở ban ngành trên địa bàn tỉnh thực hiện quảng bá, giới thiệu chính sách ưu đãi đầu tư, tìm kiếm các dự án tuy nhiên số doanh nghiệp thuộc đối tượng vay vốn TD đầu tư không nhiều. Mặt khác do NHPT Việt Nam ưu tiên bố trí kế hoạch giải ngân đối với một số dự án trọng điểm, dự án chuyển tiếp, các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, các dự án an sinh xã hội như giáo dục, y tế, xử lý nước thải. Một nguyên nhân làm Doanh số cho vay của Chi nhánh chưa cao đó là một số dự án vay vốn TD đầu tư tại Chi nhánh đã được bố trí kế hoạch giải ngân tuy nhiên do việc chậm hoàn thiện hồ sơ thanh toán, quyết toán của chủ đầu tư.... ảnh hưởng đến công tác giải ngân vốn cho dự án.
Thứ năm, Công tác giải ngân, giám sát vốn vay chưa thường xuyên và ít nhiều vẫn còn mang nặng tính hình thức.
Công tác giải ngân được thực hiện theo như các quy định của Nhà nước đối với việc giải ngân nguồn vốn NSNN. Các quy định quá chặt chẽ về hồ sơ giải ngân làm cho khâu kiểm soát trở lên cứng nhắc, việc giải ngân vốn vay lại quá chú trọng đến yêu cầu về trình tự, thủ tục nhiều hơn so với yêu cầu về phát huy kịp thời hiệu quả sử dụng tiền vay.
Việc kiểm tra, giám sát vốn vay; kiểm tra tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của KH, dự án; kiểm tra tài sản BĐTV…chưa được tiến hành thường xuyên và còn mang tính hình thức, chủ yếu trên giấy tờ và căn cứ vào các thông tin KH cung cấp.
Thứ sáu, Công tác kiểm tra nội bộ chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng chất lượng công tác kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh chưa cao, khả năng phát hiện các tồn tại, sai sót còn hạn chế. Ý nghĩa của công tác KTNB trong việc nâng cao chất lượng TD, quản lý rủi ro vẫn chưa được nhận thức đúng đắn, dẫn đến việc kiểm tra được thực hiện qua loa, chiếu lệ, không phát hiện đầy đủ kịp thời các sai sót để khắc phục, rút kinh nghiệm.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Thứ bảy, Công tác Bảo đảm tiền vay còn gặp nhiều khó khăn
Mặc dù Chi nhánh đã rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay, song thực tế cho thấy vẫn còn khá nhiều bất cập. Việc quản lý đánh giá tài sản bảo đảm tiền vay chưa thường xuyên do vậy nhiều tài sản bảo đảm đánh giá theo giá trị sổ sách, không đánh giá theo giá trị thực tế. Hàng năm nhiều dự án chưa được đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm tiền vay nên không có biện pháp kịp thời yêu cầu chủ đầu tư bổ sung tải sản bảo đảm nên sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tài sản.