CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
1.2.3 Các nguyên nhân dẫn đến RRTD ở NHPT
RRTD trong hoạt động của NHPT có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nhìn chung bao gồm các nhóm nguyên nhân sau:
1.2.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân thuộc về DAPT và cơ chế chính sách về TD phát triển Thứ nhất, Thời hạn cho vay của NHPT đối với các DAPT thường rất dài, trung bình là 10 năm, có dự án lên tới 20 – 30 năm. Điều này làm cho hoạt động TD phát triển trở nên rủi ro do NHPT không thể lường trước được hết những yếu tố biến động xẩy ra trong quá trình đầu tư và vận hành của dự án.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Thứ hai, Các DAPT thường là các dự án có quy mô lớn và chỉ thuộc một số ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cần ưu đãi theo quy định của Chính phủ, do vậy việc tài trợ cho các DAPT của NHPT thường có mức độ tập trung vốn cao, nên mức độ rủi ro cũng cao hơn.
Thứ ba, Các DAPT thường gắn liền với chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của quốc gia, trong đó nhiều DAPT tập trung vào những đối tượng như:
khuyến khích đầu tư vào các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; khuyến khích sản xuất các mặt hàng mới, xâm nhập vào thị trường mới…. do vậy các dự án này có mức độ rủi ro rất cao. Điều đó dẫn đến hoạt động TD phát triển cũng chứa đựng những rủi ro cao hơn.
Thứ tư, Do thực hiện mục tiêu khuyến khích phát triển, nên lãi suất cho vay vốn TD phát triển thường thấp hơn so với lãi suất thị trường. Do vậy xuất hiện tâm lý chiếm dụng nguồn vốn “rẻ” của chủ đầu tư, từ đó dẫn đến RRTD cho NHPT. Bên cạnh đó cũng xuất hiện tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn TD phát triển mà ít quan tâm đến hiệu quả của dự án dẫn đến một số dự án được đầu tư kém hiệu quả, khả năng thu hồi vốn vay thấp. Điều này càng nghiêm trọng hơn đối với các dự án do các DNNN và Chính quyền địa phương làm chủ đầu tư.
Thứ năm, Các chủ đầu tư vay vốn TD phát triển tại NHPT thường không có tài sản đảm bảo tiền vay, ngoại trừ các tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, các tài sản này lại có tính thanh khoản rất thấp, do vậy nguy cơ RRTD của NHPT là rất cao.
Thứ sáu, Là tổ chức TD chính sách, mạng lưới của NHPT được tổ chức theo cấp chính quyền, và tại địa phương ảnh hưởng của chính quyền đối với quyết định đầu tư của NHPT là rất cao. Về mặt nguyên lý, DAPT có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của quốc gia và địa phương (hoặc ngành) nơi có dự án thường được hưởng lợi trực tiếp (như tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập…). Vì vậy, trên thực tế, nhiều địa phương, ngành rất muốn có DAPT. Do có quyền, nên nhiều địa phương hoặc Bộ chủ quản đã quyết định đầu tư cho DAPT và tạo sức ép đối với NHPT coi nhẹ hiệu quả tài chính của dự án.
Thứ bảy, Ngoài ra do danh mục các ngành nghề được ưu đãi thay đổi theo từng thời kỳ, các sản phẩm của NH kém đa dạng nên NHPT khó duy trì được mối
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
quan hệ lâu dài với KH…cũng là một nguyên nhân dẫn đến RRTD cho NHPT.
Nguyên nhân thuộc về người vay.
Nguyên nhân từ phía người đi vay cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra RRTD cho NHPT. Đây là rủi ro khi người vay không thực hiện đúng hợp đồng TD nguyên nhân là do trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh tế xã hội, yếu kém trong quản lý vận hành các DAPT, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng.
Do các DAPT thường là các dự án lớn, phức tạp, và thường đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực mới, các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; thời gian đầu tư thường dài….nên chủ đầu tư rất khó dự đoán được những biến động về kinh tế xã hội ảnh hưởng tới dự án, việc đánh giá hiệu quả của DAPT thường gặp nhiều khó khăn. Do trình độ yếu kém của chủ đầu tư trong việc dự đoán tình hình kinh tế- xã hội, trong thực hiện và vận hành các DAPT dẫn đến nhiều dự án không có hiệu quả và không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn cho NHPT.
Do tính chất ưu đãi trong tài trợ cho các DAPT đặc biệt là về lãi suất nên nhiều chủ đầu tư nhất là các DNNN và chính quyền địa phương thường có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước; cố tình chây ì với hy vọng có thể quỵt nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt, hoặc sử dụng vốn sai mục đích….
Tài trợ cho các DAPT là sự tài trợ ưu đãi, có hạn chế về đối tượng sử dụng.
Nên để được sử dụng nguồn vốn này, nhiều chủ đầu tư cố tình cung cấp thông tin sai sự thật về DAPT, năng lực của chủ đầu tư…., thậm chí lôi kéo, mua chuộc cán bộ ngân hàng.
Bên cạnh đó, việc thiếu cam kết của người hưởng lợi hoặc sự ủng hộ của chính quyền địa phương cũng là nhân tố dẫn đến RRTD cho NHPT. ĐTPT tạo nên các công trình lớn, khó hoặc không thể di dời. Các nhân tố chính trị xã hội địa phương, vì vậy ảnh hưởng lớn, lâu dài đến hiệu quả đầu tư. Người nông dân, vì lý do nào đó không cung cấp nguyên liệu cho nhà máy, chính quyền không ủng hộ nhà máy trong việc đảm bảo an ninh….đều làm giảm hiệu quả của công cuộc đầu tư,
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
gây ra RRTD cho NHPT.
Nguyên nhân khách quan khác.
Những nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làm cho họ mất khả năng thanh toán cho NHPT. Ví dụ như, thiên tai, chiến tranh hoặc những thay đổi tầm vĩ mô (thay đổi chính sách kinh tế, thay đổi về môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, lạm phát, ….) vượt quá tầm kiểm soát của người vay và NHPT.
Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới người vay, tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay. Nhiều người vay, với bản lĩnh của mình có khả năng dự báo, thích ứng, hoặc khắc phục những khó khăn. Trong những trường hợp khác, người vay có thể bị tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ cho NHPT đúng hạn, đủ gốc và lãi. Tuy nhiên, khi tác động của những nguyên nhân khách quan đối với người vay là nặng nề, khả năng trả nợ của họ bị suy giảm và NHPT gặp phải RRTD.
1.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Đây là nhóm nguyên nhân quan trọng dẫn tới RRTD. Rất nhiều các khoản RRTD có thể phòng tránh nếu bản thân NHPT chủ động hạn chế tốt các nguyên nhân chủ quan. Điều này được phản ánh qua thực tế hoạt động của nhiều NHPT trên thế giới với tỷ trọng nợ xấu chiếm ở mức rất thấp trong tổng dư nợ khi họ chú trọng các biện pháp ngăn chặn RRTD do chủ quan, bao gồm:
Thứ nhất, Sự thiếu chặt chẽ, hợp lý trong quy chế hoạt động hoặc quy trình nghiệp vụ cho vay của NHPT. Điều này khiến KH dễ dàng lợi dụng lừa đảo, chiếm đoạt vốn của NH. Hoạt động TD phát triển gắn liền với các chiến lược, chính sách phát triển KTXH của quốc gia, địa phương trong từng thời kỳ và có quan hệ mật thiết với các quy định của Nhà nước về đầu tư, xây dựng, đấu thầu…..và những quy định này thường xuyên được sửa đổi bổ sung, nên yêu cầu về cải tiến, bổ sung và chỉnh lý quy định, quy trình hoạt động là nhu cầu cấp thiết. NH thiếu một chính sách cho vay rõ ràng, phù hợp với các chính sách phát triển KTXH và các quy định khác có liên quan của Nhà có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng về RRTD. Một chính sách cho vay không đồng bộ, thống nhất, đầy đủ dẫn tới việc cấp TD không đúng đối tượng, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho NHPT.
Để thu hút KH, tăng thu nhập, NHPT có thể bỏ qua các quy trình TD, hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá KH, lẩn tránh hàng rào kiểm soát, thông tin sai lệch…nên
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
gặp phải rủi ro.
Thứ hai, Năng lực, trình độ quản trị RRTD của NH không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Trình độ quản lý yếu thể hiện ở việc buông lỏng trong quản lý, khoán trắng hoặc phó mặc cho cán bộ TD trong quá trình xét duyệt các khoản vay, kiểm soát cán bộ chưa sâu sát, xử lý cán bộ làm sai chưa nghiêm, đặc biệt là sai phạm trong quy trình nghiệp vụ TD. Trong khi các DAPT thường là các dự án lớn, phức tạp và có mức độ rủi ro cao, nhưng một số NHPT còn để tình trạng một cán bộ phải quản lý quá nhiều KH với nhiều ngành nghề, nhiều vùng khác nhau nên không thể tìm hiểu và theo dõi chi tiết từng KH.
Thứ ba, Chất lượng của đội ngũ cán bộ bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo.
Nguồn nhân lực với trình độ và kinh nghiệm non kém khiến NHPT có thể đưa ra quyết định cho vay sai lầm, bởi vì sự an toàn của các khoản vay không chỉ phụ thuộc vào các quy định cho vay, mà còn phụ thuộc vào bản thân hoạt động của KH, của DAPT. Việc đánh giá KH không chỉ đơn thuần dựa trên các con số báo cáo, mà còn phải dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, phân tích và phán đoán về khả năng, cơ hội thành công của KH. Việc đánh giá hiệu quả của DAPT thường rất phức tạp do tính chất đa mục tiêu của DAPT. Do vậy việc đánh giá không đúng về hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả tài chính của DAPT, và do sự “nhập nhèm” giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong quá trình tài trợ cho DAPT là một nguy cơ dẫn đến RRTD.
Nguồn nhân lực có trình độ cao là một yếu tố quyết định sự phát triển của NHPT. Các NHPT lớn trên thế giới đều rất quan tâm đến việc tuyển chọn cán bộ có trình độ cao, đồng thời thường xuyên đào tạo lại cán bộ để bắt kịp tình hình thực tế.
Vì vậy, họ luôn đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường, đủ sức thẩm định các DAPT, tránh được rủi ro.
Mặt khác, có những nhân viên TD chưa hiểu hết tầm quan trọng của nghiệp vụ TD nên làm bừa, làm ẩu, thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn tới việc cho vay mà không thu hồi được nợ. Do các DAPT thường được tài trợ ưu đãi nhất là về lãi suất nên nhiều chủ đầu tư dự án đã mua chuộc, lôi kéo các cán bộ NHPT để được sử
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
dụng nguồn vốn TD phát triển của Nhà nước.