Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam – chi nhánh hưng yên (Trang 78 - 84)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HƯNG YÊN

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN – CHI NHÁNH HƯNG YÊN

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Thứ nhất, Năng lực thẩm định dự án còn hạn chế

Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả nhất định trong nghiệp vụ thẩm định nhưng xét một cách đầy đủ và toàn diện thì năng lực thẩm định, kinh nghiệm giám sát TD của cán bộ TD, thẩm định của Chi nhánh NHPT Hưng Yên còn hạn chế. Việc thẩm định KH, thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ….còn nhiều bất cập, phụ thuộc nhiều vào thông tin và số liệu do chủ dự án cung cấp nên việc nhận xét và đánh giá mang nặng tính chủ quan của cán bộ thẩm định.

Việc phân tích độ nhạy của dự án chưa được quan tâm đúng mức, chưa đánh giá rõ ảnh hưởng của các nhân tố khi phân tích độ nhạy (giá của các nhân tố đầu vào của dự án...). Việc đánh giá tác động của môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Có dự án còn chưa có biện pháp xử lý môi trường hoặc có nhưng chưa đảm bảo...

Việc phối hợp hoạt động giữa TD và thẩm định chưa được nhịp nhàng nên việc giải quyết chuyên môn còn chậm, dẫn tới thời gian thẩm định kéo dài.

Đội ngũ cán bộ viên chức của Chi nhánh mặc dù có trình độ tương đối cao nhưng đa số là trẻ và mới được tuyển dụng nên kinh nghiệm trong công tác thẩm định dự án đầu tư còn thiếu.

Một số cán bộ còn chưa thực hiện tốt, chưa tuân thủ chặt chẽ theo đúng quy chế, quy trình của NHPT trong quá trình thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, thu hồi nợ vay...

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Thứ hai, Khâu kiểm soát giải ngân, kiểm tra giám sát vốn vay thiếu thường xuyên và chưa được chặt chẽ.

Việc kiểm tra tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, tài sản BĐTV của KH còn mang tính hình thức. Cán bộ TD chủ yếu kiểm tra, giám sát dựa vào hồ sơ, tài liệu do doanh nghiệp cung cấp. Ngoài việc đôn đốc nợ hàng tháng, việc kiểm tra hiện tường tại đơn vị được thực hiện định kỳ hoặc 6 tháng một lần. Cách thực hiện như vậy thực sự chưa đem lại hiệu quả cao vì việc kiểm tra định kỳ như vậy nếu doanh nghiệp không có thiện chí sẽ có đủ thời gian và thủ thuật để đối phó với việc kiểm tra.

Thứ ba, Công tác kiểm tra nội bộ chưa được quan tâm đúng mức

Mặc dù công tác kiểm tra nội bộ được xác định là công việc thường xuyên nhưng chất lượng công tác kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh chưa cao, còn nhiều hạn chế. Mặt khác số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra tại Chi nhánh ít xong phải thực hiện kiểm tra tất cả các mảng nghiệp vụ: TD đầu tư, TD XK, hỗ trợ sau đầu tư, cấp phát, quản lý vốn ODA, công tác tài chính kế toán, cán bộ, tiền lương...Do thiếu về nhân lực nên công tác kiểm tra chưa hoàn thành theo đúng kế hoạch kiểm tra, việc kiểm tra chủ yếu dừng lại ở việc kiểm tra chọn mẫu hoặc các phòng tổ chức tự kiểm tra. Hơn nữa việc kiểm tra mới chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện các sai sót về thủ tục để hoàn thiện chứ chưa đưa ra được những cảnh báo sớm để phòng ngừa và xử lý rủi ro trong công tác TD đầu tư.

Thứ tư, Hoạt động thanh toán còn bất cập

NHPT nói chung và NHPT - Chi nhánh Hưng Yên chưa triển khai được hệ thống thanh toán, nên KH vay vốn phải mở tài khoản giao dịch và thanh toán tại các NHTM, do vậy Chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát mục đích tiền vay, giám sát hoạt động SXKD cũng như gặp khó khăn trong kiểm soát dòng tiền của KH và thu hồi nợ vay. Nhiều trường hợp Chi nhánh không thể thu hồi nợ kịp thời khi KH có nguồn thu do KH đã sử dụng nguồn thu vào việc khác mà không trả nợ cho Chi nhánh.

Thứ năm, Cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Do cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Chi nhánh đặc biệt là về công nghệ thông tin còn kém nên việc khai thác sử dụng các thông tin TD còn rất hạn chế. Hiện tại, các phần mềm nghiệp vụ áp dụng tại Chi nhánh do NHPT cung cấp còn nhiều hạn chế, chưa kết nối liên thông với nhau một cách đồng bộ, chưa cập nhật đầy đủ và thường xuyên các thông tin cần thiết. NHPT xây dựng được trang thông tin điện tử nhưng thông tin còn sơ sài, đơn giản, hệ thống mạng nội bộ còn lạc hậu…do vậy việc chia sẻ thông tin giữa Hội sở chính và Chi nhánh cũng như giữa các Chi nhánh với nhau chưa được thường xuyên và kịp thời, nên công tác quản lý TD bị hạn chế.

2.3.3.2. Nhóm nguyên nhân khách quan

* Nguyên nhân từ phía KH

Thứ nhất, Do năng lực, trình độ quản lý SXKD của một số KH vay vốn TD đầu tư chưa cao: đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro làm giảm uy tín của KH, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH, ảnh hưởng đến chất lượng TD đầu tư của Chi nhánh. Năng lực và trình độ SXKD của KH kém thể hiện ở việc lập dự án chưa sát với thực tế, chưa lường hết các diễn biến bất lợi của thị trường, khả năng quản lý điều hành dự án kém, không đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án…từ đó dẫn đến dự án không phát huy được hiệu quả và KH không trả được nợ cho Chi nhánh. Một số chủ đầu tư còn mang nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước nên chưa chủ động sáng tạo trong kinh doanh, trách nhiệm với đồng vốn chưa cao do đó không phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư.

Thứ hai, Quá trình triển khai dự án của chủ đầu tư chưa tốt. Nhiều dự án đầu tư triển khai chậm các thủ tục xây dựng cơ bản như thiết kế dự toán, tổ chức đấu thầu, công tác giải phóng mặt bằng... dẫn đến kéo dài thời gian thi công, ảnh hưởng đến tiến độ dự án làm tăng tổng mức đầu tư, ảnh hưởng đến công tác giải ngân của dự án.

* Nguyên nhân từ dự án phát triển và cơ chế chính sách của Nhà nước về TD đầu tư

Thứ nhất, Chính sách TD đầu tư trong thời gian qua còn chưa nhất quán, dàn trải xuất phát từ sự điều chỉnh liên tục các định hướng, chiến lược phát triển

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

kinh tế xã hội của Nhà nước. Các chiến lược này làm thay đổi trọng tâm ưu tiên phát triển dẫn đến thay đổi đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, khi thì mở rộng, khi thì thu hẹp. Do đối tượng vay vốn thay đổi thường xuyên nên Chi nhánh khó duy trì được quan hệ lâu dài với KH; lãi suất vay vốn thấp trong đó lãi suất nợ quá hạn vẫn thấp hơn lãi suất cho vay trong hạn của các NHTM do vậy dễ phát sinh rủi ro đạo đức do KH không muốn trả nợ hoặc không nỗ lực trả nợ….Ngoài ra, đối tượng vay vốn tại Chi nhánh hiện nay ít, do vậy Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng và đẩy mạnh doanh số cho vay. Điều đó làm cho chất lượng và hiệu quả hoạt động TD đầu tư trong thời gian qua tại Chi nhánh chưa đạt yêu cầu.

Thứ hai, Do đặc điểm của bản thân các dự án phát triển cũng tiềm ẩn nguy cơ RRTD cao hơn như: quy mô vốn đầu tư lớn, thời hạn thực hiện thường dài, đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mà khả năng sinh lời thấp...

Thứ ba, Tài sản bảo đảm tiền vay của các dự án phát triển vay vốn tại Chi nhánh thường là tài sản hình thành từ vốn vay, có giá trị thường thấp hơn so với giá trị khoản vay, hơn nữa lại mang tính đặc thù; chẳng hạn đó có thể là những tài sản cố định lớn, tính thanh khoản thấp (nhà máy, công trình giao thông…) hoặc là những tài sản dễ bị tổn thất, mất mát do đó trong trường hợp đơn vị vay vốn không trả được nợ thì Chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại Chi nhánh.

Thứ tư, Một số dự án, chương trình Chi nhánh cho vay theo chỉ định của các cấp chính quyền như chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn...

Các dự án này thường áp dụng các quy định riêng về điều kiện vay vốn, tỷ lệ vốn vay trong tổng mức đầu tư, trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, đấu thầu, về đảm bảo tiền vay… nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra rủi ro.

Thứ năm, NHPT vừa là tổ chức tham gia soạn thảo các chính sách về TD đầu tư của Nhà nước (để trình Thủ tướng), vừa là tổ chức trực tiếp thực hiện hoạt động tài trợ cho các dự án phát triển, vì vậy, trong chừng mực nào đấy, chính sách TD đầu tư của Nhà nước mang tính chủ quan của chính NHPT, thiếu tính minh bạch, kém hiệu

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

quả. Điều đó lại dẫn đến nguy cơ rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng và hoạt động TD đầu tư cho chính bản thân NHPT Việt Nam.

* Nguyên nhân khác

Thứ nhất, Do sự biến động của thị trường, sự thiếu ổn định kinh tế vĩ mô như sự biến động của tỷ giá, sự lên xuống thất thường của giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra của các dự án vay vốn như giá than, giá xăng dầu, xi măng, thép… sự thay đổi chính sách của Nhà nước như cấm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nhà máy phải di dời, bị đình chỉ hoạt động, dự án mất nguồn cung cấp nguyên liệu, mất thị trường đầu ra…làm cho một số dự án vay vốn TD đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh bị ảnh hưởng, gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH.

Thứ hai, Đại phương chưa thực sự quan tâm, chú trọng nhiều đến nguồn vốn TD đầu tư của Nhà nước; công tác qui hoạch nói chung của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu định hướng cho ĐTPT trên địa bàn; thiếu sự quan tâm của tỉnh đối với việc xử lý các dự án vay vốn TD đầu tư. Ngoài ra các nguyên nhân như điều kiện KTXH của tỉnh còn nghèo, sự biến động kinh tế vĩ mô như khủng hoảng kinh tế và suy thoái kinh tế kéo dài; các nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh diễn ra trong những năm qua…cũng có những ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của các dự án, điều đó gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng TD đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của Luận văn tập trung phân tích thực trạng quản trị RRTD tại NHPT – Chi nhánh Hưng Yên. Các nội dung chính được đề cập phân tích là:

- Giới thiệu khái quát quá trình hình thành, phát triển cũng như kết quả các hoạt động chính của NHPT – Chi nhánh Hưng Yên

- Phân tích thực trạng quản trị RRTD tại Chi nhánh chú yếu trong giai đoạn 2011-2013, qua đó đã chỉ ra một số kết quả đã đạt được cũng như một số mặt còn tồn tại. Nguyên nhân của những tồn tại cũng đã được Luận văn đề cập phân tích một cách chi tiết.

Các kết luận rút ra từ phân tích của chương này sẽ làm tiền đề để Luận văn đề xuất hệ các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác quan trị RRTD tại Chi nhánh ở Chương 3

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam – chi nhánh hưng yên (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)