Sử dụng hợp đồng quyền chọn để quản lý rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng quyền chọn nhằm giảm thiểu rủi ro trên tttc ở việt nam (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN VÀ RỦI

1.2. Sử dụng hợp đồng quyền chọn để giảm thiểu rủi ro trên TTTC

1.2.2. Sử dụng hợp đồng quyền chọn để giảm thiểu rủi ro trên TTTC

1.2.2.2. Sử dụng hợp đồng quyền chọn để quản lý rủi ro lãi suất

Như đã nói trong mục 1.2.2.1 ở trên, chúng ta có thể sử dụng hợp đồng Cap, hợp đồng Floor hay hợp đồng Collar để giảm thiểu rủi ro lãi suất một cách hiệu quả. Sau đây tôi xin phân tích một ví dụ cụ thể để làm rõ cách sử dụng các công cụ này cũng như cách tính phí quyền chọn trong mỗi trường hợp.

Ví dụ minh hoạ:

- Giao dịch Cap: NH A (NH A) tại thời điểm T = 0 mua một hợp đồng Cap có trị giá là 100 triệu USD của NH B (NH B). NH B do vậy thu một khoản phí, gọi là phí mua Cap, và luôn sẵn sàng thanh toán cho NH A khoản chênh lệch lãi suất khi lãi suất thị trường tăng trên mức lãi suất Cap là 10% tại hai ngày giá trị (ngày thực hiện hợp đồng) là thời điểm cuối năm thứ 2 và thứ 3. Giá trị hiện tại (PV) hợp lý của phí hợp đồng mua Cap là tổng số các giá trị hiện tại vào các ngày giá trị của hợp đồng.

Phí mua Cap = PV quyền chọn năm 2 + PV quyền chọn năm 3.

Gía trị hiện tại vào các ngày giá trị của hợp đồng được tính theo mô hình cây nhị thức sau:

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Theo mô hình trên, tại thời điểm cuối năm T2, lãi suất có thể tăng giảm đến 10% và 8%. Trong cả hai trường hợp này, mức lãi suất thị trường đã không vượt quá mức lãi suất Cap là 10%, nên hợp đồng đã tự hết hạn mà không có luồng tiền nào được giao dịch. Vì vậy, PV quyền chọn năm T2 = 0.

Còn tại thời điểm cuối năm T3, lãi suất có thể biến động tăng giảm theo 3 khả năng: 11%, 9%, 8.5%. Trường hợp lãi suất là 9% và 8.5%, hợp đồng sẽ tự động hết hạn và NH B không phải trả bất cứ khoản tiền nào cho NH A. Còn trường hợp lãi suất 11%, NH B sẽ bù đắp phần chênh lệch lãi suất là 1% (11% - 10%) cho NH A. Nhưng xác suất xảy ra khi lãi suất ở mức 11% chỉ là 25%

(0.25) nên giá trị dự đoán khoảng chênh lệch lãi suất là 0.25 x 1% = 0.25%.

Hợp đồng có giá trị là 100 triệu USD nên NH A sẽ được bù đắp một khoản chênh lệch lãi suất theo dự tính là: 100 x 0.25% = 0.25 triệu USD.

Tuy nhiên, để tính giá trị chính xác khoản phí phải tính được giá trị hiện tại của khoản tiền được bù đắp do chênh lệch lãi suất tại thời điểm ký hợp đồng Cap:

PV quyền chọn năm T3 = [ 0.5/(1.1 x 1.1 x 1.11 )] x 100 = 372,300 (USD).

Như vậy, PV của phí hợp đồng mua Cap thực hiện vào cuối năm T3 là

10% 0.

5 0.5

0.5

10%

8%

0.25

0.25

0.25

0.25

11%

9%

8.5%

T=00 Cuối năm

T1

Cuối năm T2

Cuối năm T3

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

372,300 USD. Từ đó, ta tính được khoản phí mua Cap hợp lý trong trường hợp mua Cap với giá trị 100 tr USD, lãi suất 10% có hai ngày giá trị vào thời điểm cuối năm T2 và T3 là:

Phí mua Cap = PV quyền chọn năm T2 + PV quyền chọn năm T3 = 0 + 372,300 = 372,300 (USD).

Vậy NH A phải trả khoản phí mua Cap cho NH B là không lớn hơn 372,300 USD tương đương 0.3723 % giá trị hợp đồng.

- Giao dịch Floor: Ngược lại với hợp đồng Cap, giả sử trong ví dụ trên NH A đã mua một hợp đồng Floor trị giá 100 triệu USD với mức lãi suất Floor là 10%

thì trong trường hợp mức lãi suất giảm xuống dưới 10% ( 9% ; 8.5% vào cuối năm T3) thì NH B sẽ phải bù đắp phần chênh lệch lãi suất cho NH A lần lượt là 1% (10% - 9%) và 1.5% (10% -8.5%). Tuy nhiên, nếu mức lãi suất thay đổi bằng hoặc cao hơn lãi suất Floor 10% thì hợp đồng Floor sẽ tự động hết hạn mà không có một luồng tiền nào được giao dịch giữa NH A và NH B.

Ngoài ra, khoản phí mua Floor cũng được tính theo mô hình nhị thức tương tự như trong giao dịch Cap đã phân tích ở trên.

- Giao dịch Collar: Trong ví dụ ở phần giao dịch Cap, chúng ta đã tính được phí mà NH A phải trả khi mua Cap là 372,300 USD tương đương 0,3723 % giá trị hợp đồng. Như vậy, phí mua Cap (C) có thể được tính theo công thức:

C = NV (C) x P (C).

Trong đó: NV (C): giá trị của hợp đồng.

P (C): Tỷ lệ phí mua Cap trên tổng giá trị hợp đồng.

Song song với mua Cap, NH A tiến hành bán hợp đồng Floor. Lúc này, chi phí ròng để mua Cap được tính theo công thức sau:

C = [ NV (C) x P (C) ] – [ NV (F) x P (F) ] Trong đó: NV (F): giá trị của hợp đồng Floor.

P (F): Tỷ lệ phí thu được do bán Floor.

Như vậy, chi phí mua Cap đã được giảm một lượng là [ NV (F) x P (F) ] . Tuy nhiên, nếu NH tăng mức lãi suất hợp đồng Floor để thu phí cao hơn thì NH

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

sẽ gặp rủi ro nhiều hơn khi lãi suất giảm.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng quyền chọn nhằm giảm thiểu rủi ro trên tttc ở việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)