CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN TẠI VIỆT NAM
3.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường quyền chọn cổ phiếu trên thế giới
3.1.1. Thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Mỹ
Mỹ là cái nôi của quyền chọn cổ phiếu và là một trong những nơi quyền chọn cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Chính vì thế, nghiên cứu thị trường quyền chọn cổ phiếu của Mỹ để rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam là một làm cần thiết để phát triển thị trường quyền chọn cổ phiếu tại Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
3.1.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển thị trường quyền chọn tại Mỹ:
Tháng 4/1973, thị trường quyền chọn Chicago (Chicago Board Options Exchange - CBOE) được thành lập tại Mỹ, đặc biệt trao đổi quyền chọn về cổ phiếu và hầu như thành công ngay lập tức. Thị trường CBOE ra đời mang đến điều mới là giá cả quyền chọn và ngày đáo hạn được tiêu chuẩn hóa. Việc tiêu chuẩn hoá này làm cho tính thanh khoản của hợp đồng quyền chọn được nâng cao và kích thích thị trường thứ cấp về quyền chọn phát triển theo. Từ đó, giao dịch quyền chọn trở nên phổ biến đến các NĐT. Do có nhiều ưu việt nên chỉ sau một thời gian ngắn hàng loạt thị trường quyền chọn khác lần lượt ra đời tại hầu hết những TTTC lớn ở Mỹ và Châu Âu.
Ngoài CBOE còn có TTCK AMEX ( The American Stock Exchange ) và TTCK Philadelphia PHLX (Philadelphia Stock Exchange ) bắt đầu thực hiện giao dịch quyền chọn vào năm 1975. Năm 1976, TTCK Pacific ( Pacific Stock Exchange - PSE ) thực hiện quyền chọn. Riêng tại TTCK NewYork ( NewYork Stock Exchange – NYSE ) vào khoảng đầu thập niên 80, khối lượng giao dịch quyền chọn tăng lên đến mức số lượng cổ phiếu bán theo hợp đồng quyền chọn cổ phiếu hằng ngày vượt trên cả khối lượng giao dịch cổ phiếu trên thị trường này.
Trong thập niên 80, thị trường quyền chọn đối với ngoại tệ, chỉ số chứng khoán và hợp đồng Future đã phát triển ở Mỹ. Trong đó, TTCK Philadelphia là nơi giao dịch quyền chọn ngoại tệ đầu tiên; CBOE trao đổi chỉ số S&P100, S&P500; TTCK giao dịch chỉ số NYSE … Hầu hết các thị trường Mỹ đều giao dịch quyền chọn đối với hợp đồng tương lai ( Future).
3.1.1.2. Một số quy định đối với quyền chọn cổ phiếu ở Mỹ:
- Về quy mô hợp đồng: Công ty thanh toán bù trừ hợp đồng quyền chọn (OCC) quy định hợp đồng quyền chọn trên sàn tập trung là 100 cổ phiếu cơ sở mỗi hợp đồng.
- Giới hạn vị thế: Được đặt ra nhằm tránh trường hợp cổ phiếu trên các hợp đồng quyền chọn bán ra cao hơn số cổ phiếu đang lưu hành, là những giới hạn về số lượng hợp đồng được phép mua bán với NĐT.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Theo quy định của Mỹ thì không một NĐT cá nhân hay tổ chức nào được phép có vị thế 8.000 hợp đồng quyền chọn của cùng một cổ phiếu cơ sở của cùng một phía thị trường, nghĩa là theo xu hướng thị trường tăng giá hay giảm giá. Hành động của NĐT khi theo một xu hướng thị trường được tóm tắt như sau:
Thị trường tăng Thị trường giảm
Mua quyền chọn Bán quyền chọn
Bán quyền chọn Mua quyền chọn
Ví dụ về giới hạn vị thế: Giả sử NĐT A theo xu hướng thị trường tăng, hiện tại A đang sở hữu 5,000 quyền chọn mua cổ phiếu XYZ. Theo quy định A chỉ có thể mua thêm tối đa là 3000 quyền chọn mua hay bán 3.000 quyền chọn bán cổ phiếu XYZ.
- Giới hạn thực hiện:
Để hạn chế việc NĐT do tránh giới hạn vị thế mà thực hiện hợp đồng liên tục gây rối loạn thị trường, các nhà quản lý đã đưa ra giới hạn thực hiện. Đây là quy định nhằm giới hạn số lượng hợp đồng được giao dịch trong một khoảng thời gian cụ thể, theo đó “ không một NĐT cá nhân hay tổ chức nào có thể thực hiện vượt quá 8.000 hợp đồng của cùng một cổ phiếu cơ sở trong vòng 5 ngày liên tiếp.
- Tiêu chuẩn của cổ phiếu cơ sở để quyền chọn được niêm yết:
+ Tối thiểu 7.000.000 cổ phiếu đó đang lưu hành trên thị trường.
+ Tối thiểu 20.000 người đang nắm giữ cổ phiếu đó.
+ Khối lượng giao dịch trên toàn thị trường phải đạt 2.400.000 cổ phiếu trong vòng 12 tháng liên tục.
+ Thị giá cổ phiếu ít nhất phải đạt $5.7/ cổ phiếu trong 3 tháng gần nhất.
+ Công ty phát hành phải tuân thủ Luật chứng khoán Mỹ (American Act - 1934).
Nếu cổ phiếu cơ sở không còn đáp ứng những yêu cầu trên thì quyền chọn dựa trên cổ phiếu đó không được phép phát hành tiếp. Những quyền chọn hiện
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
hành phát hành dựa trên cổ phiếu đó vẫn được thực hiện nếu có yêu cầu trong khoảng thời gian đáo hạn.
Một quyền chọn bị huỷ niêm yết khi cổ phiếu cơ sở rơi vào các trường hợp sau:
+ Có ít hơn 6.300.000 cổ phiếu đang lưu hành.
+ Có ít hơn 1.600.000 người đang nắm giữ cổ phiếu đó.
+ Khối lượng giao dịch trên toàn thị trường trong 1 tháng gần nhất thấp hơn 1.800.000 cổ phiếu.
+ Giá cổ phiếu lúc đóng cửa thấp hơn $5 trong vòng 6 tháng gần nhất.
3.1.1.3. Cách thức giao dịch quyền chọn cổ phiếu:
Một NĐT muốn mở tài khoản giao dịch quyền chọn thì người đó sẽ được nhà môi giới cung cấp tối thiểu 3 tài liệu sau:
+ Đặc điểm và rủi ro của hợp đồng quyền chọn chuẩn hoá ( Characteristics and Risks of standardized Option ). Tài liệu này cung cấp cho NĐT những kiến thức cơ bản về quyền chọn như: lợi ích, rủi ro, thuế…và nó phải được gửi đến NĐT trước hoặc ngay khi anh ta chấp nhận giao dịch quyền chọn.
+ Thoả thuận quyền chọn chuẩn (Standard Option Agreement) nhằm đảm bảo NĐT sẽ thực hiện theo những quy định về giao dịch quyền chọn.
+ Thoả thuận về tài khoản quyền chọn của khách hàng (Options Customer Account Agreement).
Khi NĐT muốn giao dịch quyền chọn, người đó sẽ gửi phiếu lệnh quyền chọn ( Option Order Form ) đến nhà môi giới, sau đó lệnh này sẽ được gửi đến OCC thông qua thành viên của OCC. Trên phiếu lệnh bao gồm các yếu tố như:
số tài khoản khách hàng, số đăng ký của người đại diện, loại lệnh, hành động mua bán, cổ phiếu cơ sở … Căn cứ vào lệnh OCC sẽ chọn ngẫu nhiên thành viên giao dịch có vị thế thích hợp để thực hiện lệnh cho khách hàng. Trong vòng 24 giờ kể từ khi giao dịch được thực hiện, người mua quyền chọn sẽ phải thanh toán tiền phí hợp đồng cho người bán cũng thông qua OCC.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Vào ngày đáo hạn, các hợp đồng có giá trị thực từ 25 cent trở lên sẽ được OCC tự động thực hiện nếu không có yêu cầu nào từ NĐT. Ngày thanh toán của hợp đồng là T+3. Định kỳ NĐT sẽ nhận được một bản sao kê về tài khoản giao dịch (Statement of Accounts), bao gồm thông tin về:
- Thị giá của từng quyền chọn và của từng cổ phiếu cơ sở trong tài khoản.
- Tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu cơ sở có trong tài khoản.
- Số tiền ký quỹ…
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Qua việc nghiên cứu thị trường quyền chọn cổ phiếu tại Mỹ, các ưu điểm và nhược điểm của CBOE mà Việt Nam cần tìm hiểu và áp dụng chọn lọc để xây dựng mô hình cho thị trường quyền chọn cổ phiếu như sau:
- Xét về lịch sử hình thành và phát triển của CBOE, thì kinh nghiệm mà Việt Nam cần tham khảo là TTCK Mỹ tuy phát triển khá hoàn thiện về mọi mặt, nhưng khi thành lập sàn giao dịch quyền chọn thì quyền chọn cổ phiếu thương mại riêng lẻ là đối tượng được áp dụng trong suốt thời gian thành lập ban đầu từ 1973 đến 1983. Đồng thời, trong thời gian đầu để hạn chế các rủi ro trong thanh toán và phù hợp với khả năng kiểm soát thanh toán bù trừ ban đầu của các tổ chức quản lý thì chỉ cho áp dụng quyền chọn mua và sau 4 năm hoạt động chính thức mới áp dụng quyền chọn bán. Và 10 năm sau mới bắt đầu chính thức triển khai áp dụng giao dịch quyền chọn chỉ số.
- Trong cơ chế giao dịch, vận hành thị trường thì mọi giao dịch bù trừ, thanh toán đều được tập trung ở Trung tâm Thanh toán bù trừ (OCC) nhằm giúp cho việc kiểm soát thanh toán thuận lợi và dễ dàng. Do đó, cơ chế giám sát và mô hình quản lý của CBOE rất tự do, linh động, quy chế thành viên được hình thành theo hình thức đăng ký dân chủ. Tuy nhiên, để triển khai mô hình này cần một hạ tầng cơ sở kỹ thuật hiện đại và một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, điều này đang là yếu điểm lớn nhất mà Việt Nam cần xây dựng và tốn rất nhiều thời gian để đạt được.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
- Vai trò của nhà tạo lập thị trường được xem là thành viên chính thức và hợp pháp trong sàn giao dịch CBOE. Nhà tạo lập thị trường thường là các TCTC lớn, có thể là các tổ chức môi giới để giúp cho thị trường luôn đạt trạng thái cân bằng và ổn định và chịu sự giám sát chặt chẽ theo các quy định thành viên của Ủy Ban Chứng khoán và Cục dự trữ liên bang. Trong khi ở Việt Nam, nhà tạo lập thị trường chưa được công nhận vai trò của mình và thường là các cá nhân, tổ chức hoạt động tự phát nên dễ gây ra các hiện tượng tiêu cực, lũng đoạn thị trường.
- Những quy định của thị trường quyền chọn cổ phiếu Mỹ về quy mô hợp đồng, giới hạn vị thế, giới hạn thực hiện, tiêu chuẩn của cổ phiếu cơ sở để quyền chọn được niêm yết và bị huỷ niêm yết cũng là những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam để học tập. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải áp dụng một cách linh hoạt trong điều kiện TTCK của Việt Nam chứ không thể áp dụng một cách máy móc rập khuôn. Giá thực hiện trên cơ sở thị giá cổ phiếu, biên độ dao động giá, đơn vị giao dịch, các loại lệnh giao dịch cũng phải được qui định sao cho phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam. Hơn nữa, những qui định về vị thế và số lượng hợp đồng được phát hành tối đa cho cả hai đối tượng là NĐT trong nước và cả NĐT nước ngoài sẽ làm cho thị trường giao dịch bình ổn; đề phòng được các mục đích đầu cơ, lũng đoạn và phá hoại làm suy sụp thị trường.
- Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải cung cấp đầy đủ những tài liệu về quyền chọn cổ phiếu tới các NĐT khi họ muốn mở tài khoản giao dịch quyền chọn bởi vì trên thực tế ở Việt Nam hiện nay sự hiểu biết về quyền chọn nói chung và quyền chọn cổ phiếu nói riêng còn rất hạn chế nếu không muốn nói là hầu như không biết đến.