Thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng quyền chọn nhằm giảm thiểu rủi ro trên tttc ở việt nam (Trang 75 - 81)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN TẠI VIỆT NAM

3.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường quyền chọn cổ phiếu trên thế giới

3.1.2. Thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Hàn Quốc

Lý do tôi chọn thị trường quyền chọn cổ phiếu Hàn Quốc làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là bởi vì TTCK Hàn Quốc là một thị trường lớn thứ tư Châu Á với nghiệp vụ quyền chọn cổ phiếu mới chỉ được triển khai chưa đầy 10

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

năm trở lại đây nhưng đã có quy mô và hệ thống không thua kém gì các thị trường phát triển như Mỹ, Châu Âu…

Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) là SGDCK lớn hàng thứ tư Châu Á có mức vốn hoá khoảng 950 tỉ USD với 1896 cổ phiếu được niêm yết, bao gồm 4 thị trường tương đương 4 sàn giao dịch là: Sàn giao dịch chứng khoán chính ( Stock Market Division ), sàn giao dịch chứng khoán KOSDAQ ( KOSDAQ Market Division ), sàn giao dịch trái phiếu ( Bond Market) và sàn giao dịch tương lai ( Futures Market Division ). KRX thiết lập sàn giao dịch tương lai song song với các sàn giao dịch khác và trực tiếp có Ban chuyên vụ quản lý giao dịch các sản phẩm phái sinh. Sàn giao dịch này có nguồn gốc từ Sở giao dịch hợp đồng tương lai Hàn Quốc ( KOFEX ) thành lập năm 1999 trên cơ sở hợp nhất 2 bộ phận là sàn hợp đồng tương lai (thành lập năm 1996) và sàn giao dịch quyền chọn (thành lập năm 1997).

Sản phẩm hợp đồng quyền chọn cổ phiếu được niêm yết đầu tiên vào ngày 28/01/2002 với tài sản cơ sở là 7 cổ phiếu và cho đến 26/09/2005 đã tăng lên 30 cổ phiếu. Tất cả những cổ phiếu này đều được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán chính.

Mô hình thanh toán bù trừ:

KRX thành lập một công ty con làm Trung tâm thanh toán bù trừ Hàn Quốc (KSD). KRX có một hệ thống các công ty thành viên thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ cho khách hàng. Muốn trở thành thành viên thanh toán phải được sự chấp thuận của KRX và được KRX cấp giấy phép hoạt động thanh toán bù trừ.

Một công ty có thể vừa là thanh viên giao dịch vừa là thành viên thanh toán của KRX. Thành viên giao dịch nếu không đồng thời là thành viên thanh toán thì phải ký hợp đồng thanh toán với ít nhất một thành viên thanh toán để sử dụng dịch vụ thanh toán.

- Quy trình giao dịch:

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

+ Mở tài khoản: NĐT đến các thành viên của KRX để mở tài khoản giao dịch.

+ Đặt lệnh: Khi đặt lệnh mua bán, NĐT phải ký quỹ theo quy định. Các thành viên thực hiện kiểm tra ký quỹ và thực hiện phong toả khoản ký quỹ trước khi thực hiện lệnh cho NĐT, sau đó chuyển lệnh mua / bán vào hệ thống giao dịch tại sàn giao dịch tương lai KRX.

+ Thông báo kết quả giao dịch: Theo phương thức và thời gian giao dịch đã quy định sẵn, KRX sẽ thông báo kết quả giao dịch về từng thành viên để thông báo cho NĐT.

Bên cạnh hệ thống giao dịch, có nhiều hệ thống khác hỗ trợ và mỗi hệ thống đều có chức năng riêng đảm bảo cho quá trình giao dịch được an toàn và thông suốt. Cụ thể như:

(1) Hệ thống giám sát: giám sát giao dịch công bằng, minh bạch;

(2) Hệ thống lưu ký: đảm bảo quá trình đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ diễn ra an toàn, không gián đoạn; tính toán tỷ lệ ký quỹ và thông báo sau mỗi ngày giao dịch, đảm bảo đủ số dư tài khoản cho ngày giao dịch kế tiếp; ký quỹ và giải toả tài sản (chứng khoán) của NĐT;

(3) NH thanh toán: ký quỹ và giải toả thanh toán và dự trữ tiền;

(4) Hệ thống công bố thông tin ra thị trường (5) Hệ thống thông tin chứng khoán;

(6) Hệ thống an toàn: kiểm soát các vấn đề trong quá trình giao dịch, đảm bảo các hoạt động diễn ra an toàn.

(7) Hệ thống sự cố: luôn luôn sẵn sàng giải quyết bất cứ sự cố nào phát sinh ra.

- Quy trình thanh toán bù trừ đối với việc thực hiện quyền chọn: Vào ngày đáo hạn hợp đồng quyền chọn, các hợp đồng không thực hiện sẽ bị huỷ bỏ còn các hợp đồng có giá trị thực được NĐT thực hiện quyền:

+ NĐT thông báo cho công ty nơi mình mở tài khoản về việc thực hiện quyền chọn của mình.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

+ Công ty này có trách nhiệm tổng hợp và gửi thông báo cho KSD. KSD chọn ngẫu nhiên thành viên có NĐT phát hành quyền chọn này để thực hiện thanh toán bù trừ theo nguyên tắc đã được quy định trước. Nếu thành viên có nhiều hơn một NĐT đủ tư cách thực hiện nghĩa vụ, người phát hành được chọn theo quy định first in – first out.

+ Người phát hành quyền chọn được chỉ định phải giao hoặc nhận cổ phiếu cơ sở hoặc tiền tuỳ vào loại hợp đồng quyền chọn được thực hiện. Trên cơ sở này, KSD và NH thanh toán sẽ chuyển giao tiền và cổ phiếu từ tài khoản thanh toán giữa các thành viên. Sau đó, thành viên có trách nhiệm chuyển giao tiền và cổ phiếu về tài khoản của NĐT.

- Hệ thống giao dịch:

+ Phương thức giao dịch: KRX tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh theo phương thức giao dịch khớp lệnh, bao gồm: khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa, khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. Phương thức này giống như phương thức giao dịch hiện đang áp dụng tại TTCK Việt Nam.

+ Ký quỹ giao dịch: Mức ký quỹ bắt buộc đối với quyền chọn chỉ số v à cổ phiếu là 15% và NĐT phải ký quỹ trước khi thực hiện giao dịch (có thể ký quỹ bằng ngoại tệ ).

+ Quy mô hợp đồng: Đối với quyền chọn cổ phiếu thì một hợp đồng tương đương 10 cổ phiếu.

+ Thời hạn hợp đồng: KRX chỉ áp dụng tháng đáo hạn theo vòng quay 1 chu kỳ là tháng đáo hạn vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12.

+ Kiểu thực hiện quyền chọn: theo kiểu Châu Âu nghĩa là quyền chọn chỉ được phép thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng.

+ Ngày giao dịch cuối cùng: Cả quyền chọn cổ phiếu và chỉ số chứng khoán được quy định là vào ngày thứ năm thứ hai của tháng đáo hạn.

+ Ngày thanh toán: T+2 kể từ ngày hợp đồng đáo hạn.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

- Giới hạn vị thế: Đối với quyền chọn cổ phiếu phụ thuộc vào khối lượng cổ phiếu cơ sở đang lưu hành KRX đưa ra các mức mở khác nhau. Mỗi loại quyền chọn chỉ số cổ phiếu có mức mở khác nhau ví dụ như KOSPI 200 có mức mở vị thế là 7.500 hợp đồng.

- Thay đổi giá thực hiện và khối lượng quyền chọn: KRX điều chỉnh giá thực hiện, khối lượng hợp đồng khi công ty niêm yết có cổ phiếu là tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu, chia tách cổ phiếu, gộp cổ phiếu…nhưng không điều chỉnh khi công ty niêm yết trả cổ tức bằng tiền mặt.

Thông tin cơ bản về một hợp đồng quyền chọn: Bao gồm:

Tên tài sản cơ sở Ví dụ Samsung Electronics

Loại quyền chọn Mua / bán

Mã quyền chọn

Quy mô hợp đồng 10 cổ phiếu

Thời gian giao dịch Đơn vị yết giá

Biên độ dao động giá Ngày giao dịch cuối cùng Ngày thanh toán cuối cùng

Phương thức thanh toán Cổ phiếu

Kiểu thực hiện quyền Châu Âu

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Thị trường quyền chọn là một thị trường cao cấp và nó được triển khai giao dịch trên TTCK một khi TTCK đã phát triển và ổn định nền nếp. Mục đích trình bày sự tham khảo hình thức giao dịch quyền chọn trên ba thị trường Hàn Quốc là tạo cơ sở để học tập kinh nghiệm, cách thức thực hiện; từ đó thiết lập các tiêu chí cần thiết cho mô hình giao dịch khi TTCK Việt Nam phát triển, đưa giao dịch quyền chọn cổ phiếu vào thị trường sau này. Bốn tiêu chí học tập và xây dựng bao gồm:

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

- Những quy định về cổ phiếu cơ sở niêm yết trên thị trường quyền chọn.

Chúng ta cần phải đưa ra danh mục hàng hoá cổ phiếu cơ sở được phép giao dịch, cách ký hiệu mã cổ phiếu giao dịch quyền chọn khi được yết giá trên sàn đồng thời chuẩn hoá hợp đồng giao dịch về số lượng cổ phiếu cơ sở trên mỗi hợp đồng (với thực tế Việt Nam xin đề xuất 1 lô là 10 cổ phiếu / hợp đồng), ngày tháng đáo hạn trong đó có ngày giờ giao dịch cuối cùng và giá thực hiện.

Giao dịch hợp đồng theo kiểu Mỹ hay Châu Âu để quy định cho ngày thực hiện quyền phù hợp với thực tế thị trường Việt Nam còn non trẻ, không gây ra hiệu ứng phụ làm rối loạn thị trường trong từng giai đoạn phát triển.

- Xây dựng hệ thống niêm yết:

Hợp đồng quyền chọn được niêm yết với các tiêu chuẩn sau đối với tài sản cơ sở:

(i) Tài sản cơ sở là cổ phiếu niêm yết trên SGDCK;

(ii) Thời gian niêm yết trên SGDCK ít nhất là 6 tháng;

(iii) Số lượng cổ đông, số cổ phiếu lưu hành, khối lượng giao dịch được quy định và thay đổi theo từng thời kỳ; cho phép NĐT cập nhật được những biến động trên thị trường mà định hướng tốt cho hoạt động đầu tư của mình.

- Xây dựng hệ thống công bố thông tin:

Gồm kênh công bố thông tin và nội dung công bố thông tin nhằm cung cấp cho NĐT những thông tin trung thực, có chất lượng đáng tin cậy một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

- Xây dựng hệ thống giám sát:

Hoạt động giám sát được thực hiện theo mô hình 2 cấp, bao gồm cấp giám sát do UBCKNN thực hiện và cấp giám sát do các tổ chức tự quản thực hiện như: SGDCK TP.HCM, TTLKCK (TTLKCK) …

Cơ quan giám sát chính gồm có UBCKNN, SGDCK TP.HCM,TTLKCK.

Nội dung giám sát gồm: Giám sát tuân thủ bao gồm chế độ công bố thông tin, giao dịch cổ đông nội bộ, cổ đông lớn, ng ười có liên quan, giám sát tuân thủ các quy định giao dịch và các quy định ký quỹ; Giám sát thị trường bao gồm: giám sát

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

thông tin, tin đồn trên thị trường; giám sát giao dịch mua bán thao túng, lũng đoạn trên thị trường; giám sát các giao dịch bất thường. Hệ thống giám sát phải đảm bảo được tính khách quan và minh bạch của thị trường, có những quy định chế tài thích đáng nhằm giúp thị trường vận hành một cách chặt chẽ và an ninh.

Một phần của tài liệu Phát triển hợp đồng quyền chọn nhằm giảm thiểu rủi ro trên tttc ở việt nam (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)