PHẦN 2: MÔ TẢ, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC NGHIỆP VỤ ĐÃ ĐƯỢC THỰC TẬP TẠI CÁC BỘ PHẬN NGHIỆP VỤ TRONG KHÁCH SẠN
2.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá về phân công, bố trí nhân viên trong bộ phận, quy trình phục vụ và các kỹ năng phục vụ tại bộ phận phục vụ buồng
2.2.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá về phân công, bố trí nhân viên trong bộ phận buồng
Tại khách sạn Mường Thanh Hà Nội, bộ phận buồng được chia ra làm ba khu vực:
khu vực văn phòng, khu vực giặt là và khu vực công cộng nằm tại tầng G ngay cạnh bếp và canteen cho tất cả nhân viên khách sạn. Hiện nay bộ phận buồng có tất cả 26 nhân viên và 1 trưởng bộ phận.
Bộ phận giặt là:
Lịch làm việc nhân viên giặt là:
Ca sáng: 6:00 am – 14:00 pm
Thời gian Công việc Ghi chú
6h – 7h Giặt khăn spa Giặt đồng phục spa
7h – 7h30 Phân loại và giặt đồng phục nhân viên 7h30 – 8h Sấy đồ đã giặt
Là vỏ gối
8h – 11h30 Là và gấp chăn ga 11h30 – 12h Ăn trưa
12h – 14h Treo đồng phục và là chăn ga Bàn giao cho ca hành chính
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Ca hành chính : 08:00 – 17:00
Thời gian Công việc Ghi chú
8h – 11h30 Trả đồ sạch và thu đồ bẩn để giặt Là chăn ga và đồ nhà hàng Sấy đồ đã giặt
Gấp đồ 11h30 –12h30 Ăn trưa
12h30 –16h30 Giặt, là, sấy đồ
16h30 – 17h Dọn dẹp và bàn giao cho ca chiều
Ca chiều: 14:00 – 22:00
Thời gian Công việc Ghi chú
14h – 17h Trả đồ sạch và thu đồ bẩn để giặt Giặt, là đồ
17h – 17h30 Ăn tối
17h30 - 21h30 Sấy đồ đã giặt Gấp khăn Giặt đồ bẩn 21h30 – 22h Vệ sinh máy móc
Dọn dẹp
Bàn giao cho ca đêm
(Nguồn: tài liệu do Khách sạn Mường Thanh Hà Nội cung cấp) Bộ phận giặt là bao gồm: 4 nhân viên và 1 giám sát. Có ba ca làm việc trong ngày:
ca sáng từ 6h đến 14h, ca chiều từ 14h đến 22h và ca hành chính từ 8h đến 17h. Mỗi ca có một nhân viên chịu trách nhiệm chính. Tuy nhiên hiện nay số lượng nhân viên giặt là
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
giảm xuống còn 3 người do một nhân viên nghỉ thai sản. Khách sạn đã tuyển thêm 2 nhân viên nam vào bộ phận giặt là thử việc.
Dù vậy mỗi ca làm việc đều chỉ có 4 nhân viên bao gồm 3 nhân viên phụ trách giặt là, 1 giám sát phụ trách lên các tầng thu gom đồ bẩn và phân phát đồ sạch lên các tầng cho nhân viên dọn phòng.
Nhận xét:
Sự sắp xếp các ca trong ngày hợp lý, đảm bảo cho nhân viên có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Khối lượng công việc khá lớn khiến cho nhân viên giặt là khá vất vả để hoàn thành công việc, dẫn đến sự thiếu hụt đồ vải và gây mất thời gian cho việc set up đồ vải
Bộ phận công cộng:
Bộ phận công cộng có 1 giám sát, 1 trưởng ca và 5 nhân viên. Cũng chia làm ba ca: ca sáng từ 6h đến 14h, ca chiều từ 14h đến 22h và ca đêm từ 22h đến 6h sáng hôm sau. Mỗi ca có một nhân viên công cộng để dọn dẹp và lau chùi, riêng ca sáng có hai nhân viên: một nhân viên dọn dẹp khu công cộng và một nhân viên chăm sóc cây cảnh.
Theo định kỳ 2 tháng 1 lần, nhân viên khu vực công cộng sẽ phải giặt thảm hành lang các tầng từ 8-19 và đồng thời có nhiệm vụ thu và treo rèm cửa sổ, rèm phòng tắm để nhân viên giặt là giặt. Khu vực thang máy cũng là nơi nhân viên vệ sinh công cộng chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt các tấm kính hay có vết bẩn hay dấu vân tay khách.
Nhận xét:
Việc sắp xếp và phân bố các ca làm việc là hợp lý, đảm bảo cho nhân viên có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất, theo đúng thời gian quy định.
Bộ phận buồng:
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Bộ phần buồng gồm có 1 giám sát, 1 trưởng ca và 11 nhân viên làm buồng. Bộ phận buồng chỉ có một ca hành chính: từ 8h đến 17h00. Trung bình một ca, một nhân viên phải làm từ 15 đến 18 phòng tùy vào số lượng phòng sử dụng.
Việc sắp xếp và phân bố các ca làm việc linh hoạt, phù hợp với kế hoạch của khách sạn cũng như nhân viên. Hơn nữa, lượng khách đến của khách sạn phần lớn là khách đoàn nên số lượng phòng dự kiến trong tuần (trong ngày) chỉ thay đổi nhẹ. Nhân viên trong bộ phận và nhân viên văn phòng phụ trách xếp lịch từ đó có thể dự liệu trước số phòng mình cần phải làm và cũng có thể sắp xếp ngày nghỉ trong tuần sao cho hợp lý.
Tuy nhiên, số lượng nhân viên làm buồng còn chưa đáp ứng được yêu cầu.Với định mức 16 phòng/ nhân viên và với số lượng nhân viên hiện tại thì nhân viên buồng luôn phải làm vượt quá định mức (cao nhất là 20 - 27 phòng). Phụ thuộc vào số lượng khách, lượng nhân viên sẽ được thay đổi sao cho phù hợp nhất.
Thực tế, một vấn đề gây sự mâu thuẫn giữa các nhân viên là định mức các phòng phải hoàn thành giữa các nhân viên có sự chênh lệch (số phòng phải làm của các nhân viên chênh lệch nhau khá lớn), mặc dù sự chênh lệch giữa những nhân viên mới và nhân viên cũ đã có kinh nghiệm là khá hợp lý và mức chấm công cũng dựa theo định mức phòng nhưng vẫn làm nảy sinh những vấn đề tâm lý cho nhân viên như: đố kị, gây bất mãn cho nhân viên
Số lượng đồ vải cũng như năng suất lao động của nhân viên giặt là không đáp ứng đủ đồ vải sạch cho nhân viên buồng dùng để set up dẫn đến việc nhân viên phải làm thêm giờ hoặc mất nhiều thời gian cho việc di chuyển từ tầng khách đến khu vực giặt là lấy đồ vải
Ngoài ra khách sạn không có nhiều chương trình tạo động lực cho nhân viên buồng như: các giải thưởng nhân viên của tháng, nhân viên của quý mà chỉ có giải thưởng nhân viên của năm nhưng không mấy hấp dẫn. Các nhân viên không quan tâm đến giải thưởng này và cũng không quan tâm những hoạt động thi đua nói chung, khiến cho tinh thần làm việc mệt mỏi căng thẳng dẫn đến hiệu quả làm việc không cao.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp