Một số kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty tnhh vận tải việt nhật (Trang 44 - 49)

1. Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH vận tải Việt Nhật

3.3 Một số kiến nghị với nhà nước

Phân phối giống như mạch máu của nền kinh tế. Nắm được hệ thống phân phối chính là nắm được phần thắng trong tay. Và Logistics là một mắt xích quan trọng trong hệ thống phân phối ấy. Chính vì vậy ngành Logistics cần được quan tâm một cách thích đáng bởi quá trình mở cửa ngành Logistics trong lộ trình gia nhập WTO đã hoàn thành, và thua ngay trên sân nhà sẽ không chỉ dừng lại ở nguy cơ nữa mà có thể sẽ trở thành sự thật.

Tiềm năng rất lớn nhưng năng lực còn hạn chế, chính vì vậy, để nắm bắt cơ hội ngay từ thời điểm này thì nhà nước cần đầu tư hợp lý theo một kế hoạch tổng thể, để phát triển các cảng biển, sân bay, cảng thông quan nội địa, đường bộ, đường sắt, đường sông, kho bãi, trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm,…có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại một cách có hiệu quả, chú trọng đầu tư, xây dựng các cảng nước sâu trung chuyển khu vực. Chuẩn hóa các quy trình dịch vụ logistics, thống kê Logistics, xây dựng khung pháp lý mở, đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực logistics, đẩy mạnh công tác đào tạo Logistics tại các trường cao đẳng, đại học, sau đại học trên cả nước.

Hiệp hội giao nhận kho vận cần năng động hơn trong việc quản lý và bảo vệ quyền lợi hội viên, đặc biệt là trong việc đào tạo gắn kết, thông tin, điều phối, hướng dẫn các thành vien tiếp cận và xâm nhập các thị trường nước ngoài. Cải tiến quy trình thủ tục hải quan, đại lý hải quan, chứng từ xuất nhập khẩu phải đơn giản, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tiểu luận môn học Triết mác

Thực hiện việc sáp nhập để thành lập các doanh nghiệp đủ lớn và chuyên nghiệp để đủ sức đương đầu với các công ty đa quốc gia. Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam cũng đưa ra kiến nghị, Chính phủ cần có chính sách và biện pháp hướng dẫn, thúc đẩy sự liên kết các doanh nghiệp giao nhận kho vận với nhau để có những doanh nghiệp có đủ quy mô, đủ điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại trong khu vực và trên thế giới. Muốn kinh tế hội nhập, muốn tạo ra một khu vực tự do dịch vụ thì bản thân các doanh nghiệp của Việt Nam phải có đủ năng lực để cung ứng dịch vụ trong nước trước khi các Doanh nghiệp nước ngoài “nhảy”

vào để “xí” phần.

Ngoài ra, Logistics là loại hình dịch vụ tổng hợp, quá trình hoạt động có liên quan đến sự quản lý của nhiều bộ, ngành như: giao thông vận tải, thương mại, hải quan, đo lường và kiểm định,… Việc mỗi bộ ban hành một quy định riêng nhưng không đồng bộ, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau, cộng với việc cấm xe tải ở các thành phố lớn đã gây ra những trở ngại không nhỏ cho nhành Logistics.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2015-2020, Cục Hàng hải Việt Nam sẽ được Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải giao cho làm chủ đầu tư một số dự án trọng điểm và xây dựng đề án phát triển cảng biển hướng tới phát triển toàn diện trên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics hàng hải. Vì thế, trước mắt công ty cần tập trung vào hai giải pháp chính: Nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng và mở rộng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ vận tải giao nhận để dần hướng tới phát triển toàn diện mô hình logistics. Luật Thương mại Việt Nam quy định hoạt động logistics là hành vi thương mại, công việc chính là cung cấp các dịch vụ phục vụ vận tải hàng hóa, tổ chức vận chuyển nhưng khi đảm nhận việc vận chuyển thì cần phải tuân theo pháp luật về vận chuyển. Tuy nhiên, hiện nay luật cũng chưa cụ thể hóa quy chế của người chuyên chở mà không sở hữu tàu (NVOCC – Non-verssel operating of common carrier) trong pháp luật về Logistics. Việc cấp phép hoạt động cho các công ty tư nhân của chính quyền địa phương lại được thực hiện đại trà mà không xem xét khả năng tài chính, cơ sở vật chất của đơn vị xin phép hoạt động.

Các quy định về dịch vụ chuyển phát nhanh hiện nnay còn coi là dịch vụ bưu điện

Tiểu luận môn học Triết mác

chứ chưa được coi là một loại hình dịch vụ Logistics và còn chịu sự điều tiết của các nghị định, thông tư về bưu chính viễn thông. Đây là điều rất bất hợp lý cần được thay đổi.

Chuẩn hóa các quy trình dịch vụ Logistics – thống kê Logistics và xây dựng hành lang, khung pháp lý mở và chọn lọc, đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực chuyên ngành về Logistics tại các trường đại học và cao đẳng… là những vấn đề cần được chú trọng để ngành này phát triển.

Hoạt động trong môi trường cạnh tranh quyết liệt, không có sự bảo hộ của Nhà nước, muốn đứng vững không có giải pháp hữu hiệu nào hơn là các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Tiếp đó, doanh nghiệp cần hoàn thiện các loại hình dịch vụ đang cung cấp cho khách hàng, mà phổ biến hơn cả là dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Tiếp đó, doanh nghiệp cần hoàn thiện các loại hình dịch vụ đang cung cấp cho khách hàng, mà phổ biến hơn cả là dịch vụ vận tải giao nhận hàng hóa bằng container. Cụ thể, nhanh chóng cải tao và nâng cấp theo hướng hiện đại hóa hệ thống kho bãi hiện có, phát triển kho bãi mới ở vị trí thuận lợi đảm bảo cho được triển khai nghiệp vụ gom hàng, bảo quản, đóng gói, giao nhận và vận chuyển.

Hơn nữa tất cả các nguồn tài nguyên phải được sắp xếp một cách hợp lý trong một bản đồ quy hoạch liên hoàn, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả. Cần đầu tư và nâng cấp hạ tầng giao thông vận tải, khuyến khích vận tải container đường sắt, chú trọng đầu tư xây dựng cảng nước sâu trung chuyển trong khu vực.

Phát triển toàn diện mô hình Logistics là giải pháp hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận của Việt Nam hiện nay. Xu hướng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận cần tập trung vào 3 khâu chính là: Đảm nhận việc đóng gói, phân loại hàng hóa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đồng thời cung cấp

Tiểu luận môn học Triết mác

dịch vụ kiểm kê, phân phối hàng hóa đến đúng địa chỉ tiếp nhận; cuối cùng, đầu tư, xây dựng hợp lý, có hiệu quả hệ thống kho bãi của doanh nghiệp…

Nhằm hỗ trợ nâng cao tính cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ Logistics nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển nói riêng, Nhà nước cần có những chính sách đồng bộ phù hợp với điều kiện phát triển trong nước cũng như tập quán thương mại thế giới để thực thi hóa Logistics bền vững, hành lang pháp lý cần phải được điều chỉnh để tránh tình trạng chồng chéo, gây ra những ách tắc không đáng có cho hoạt động của doanh nghiệp, trước thực trạng về kết cấu hạ tầng Logistics còn yếu kém, phương thức tổ chức quản lý kém hiệu quả, quy mô hoạt động nhỏ, chịu sức ép cạnh tranh lớn của các công ty nước ngoài khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ Logistics nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ Logistics trong lĩnh vực hàng hải nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Thực trạng này đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu cấp thiết phải có chiến lược đầu tư dài hạn, cải tiến nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và đạt được hiệu quả cao trong việc cung cấp các dịch vụ Logistics. Ngoài ra, hệ thống kết cấu hạ tầng cần phải được đầu tư, nâng cấp cải tạo hoàn chỉnh để quá trình lưu thông hàng hóa được thông suốt tạo điều kiện thông thoáng và hợp lý cho những nhà đầu tư có uy tín và năng lực trong lĩnh vực Logistics. Cải cách nhanh chóng và toàn diện nguồn tài nguyên cho ngành: cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa, đường bộ, đường sắt, kho bãi, trang thiết bị và các định chế có liên quan như thuế, bảo hiểm, ngân hàng, môi trường,… sẽ tạo thành tiền đề phát triển cho dịch vụ Logistics.

Tiểu luận môn học Triết mác

KẾT LUẬN

Theo dự báo của nhiều chuyên gia, trong tương lai không xa, dịch vụ giao nhận kho vận (Logistics) sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở Việt Nam, đóng góp tới 15% GDP cả nước. Đặc biệt, trong 10 năm tới, khi kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể đạt mực 750 tỷ USD/năm thì nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics lại càng lớn hơn. Thế nhưng khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển loại hình dịch vụ này của các doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế, mặc dù thời gian mở cửa thị trường đã khá gần. Điều này lý giải tại sao nhiều công ty nước ngoài như Công ty TNHH vận tải Việt Nhật đang đầu tư sôi động tại thị trường Việt Nam

Có thể nhận thấy, Công ty TNHH vận tải Việt Nhật đã và đang có những bước phát triển nhanh chóng tại thị trường Việt Nam. Công ty TNHH vận tải Việt Nhật đã tận dụng mọi điều kiện thuận lợi của mình như vốn, quy mô, công nghệ và những cơ hội mà thị trường Việt Nam đem lại để mở rộng quy mô hoạt động, tăng thị phần và khẳng định được uy tín cũng như thương hiệu của mình.

Trong thời gian tới, thị trường Logistics Việt Nam sẽ còn mở cửa hơn nữa và sẽ còn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa. Điều này đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ Logistics Việt Nam phải có phương án chuẩn bị để có thể cạnh tranh và phát triển. Việc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ các công ty Logistics nước ngoài như Công ty TNHH vận tải Việt Nhật cũng là một yếu tố quan trọng để các công ty trong nước có thể nâng cao chất lượng dịch vụ của mình và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Em xin chân thành cảm ơn cô đã có những góp ý giúp cho đề tài của em được hoàn thiện.

Tiểu luận môn học Triết mác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty tnhh vận tải việt nhật (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)