Vai trò của hoạt động nhập khẩu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hiệp định acfta đến nhập khẩu vật tư thiết bị từ trung quốc của công ty tnhh thiết bị khai thác hầm mỏ (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC (ACFTA)

2.1. Lý luận chung về nhập khẩu

2.1.2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu

Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành ngoại thương. Có thể hiểu, đó là việc mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi. Nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc, gắn bó lẫn nhau

13

giữa nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới. Hiện nay, khi các nước đều có xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại, nền kinh tế quốc gia hòa nhập với nền kinh tế thế giới, vai trò của nhập khẩu trở nên vô cùng quan trọng.

2.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân

- Nhập khẩu góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.

Trong thực tế, không quốc gia nào là có lợi thế về tất cả các mặt hàng, các lĩnh vực, vì vậy, hoạt động nhập khẩu sẽ thúc đẩy quốc gia xuất khẩu phát triển cân đối và tận dụng đƣợc những lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó một cách tuyệt đối để sản xuất ra hàng hoá có chất lượng cao, tăng cường sức cạnh tranh với hàng ngoại. Nhập khẩu giúp bổ sung kịp thời những hàng hoá còn thiếu mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ tiêu dùng làm cân đối kinh tế, đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững, làm đa dạng hóa hàng tiêu dùng trong nước, mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức sống của người dân đồng thời xoá bỏ tình trạng độc quyền toàn khu vực và trên thế giới.

- Nhập khẩu thúc đẩy quá trình công công nghiệp hoá - hiện hiện đại hoá đất nước.

Nhập khẩu giúp tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho sản xuất và cho hàng tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đáp ứng được đủ nhu cầu. Xu thế nhập khẩu bổ sung để thoả mãn nhu cầu trong nước cũng là một điều tất yếu, thông qua đó nước ta có thể từng bước thay đổi, hoàn thiện cơ cấu tiêu dùng của nhân dân theo hướng hiện đại hoá. Hoạt động nhập khẩu còn thúc đẩy nhanh quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xoá bỏ nền kinh tế lạc hậu tự cung tự cấp, tiến tới sự hợp tác giữa các quốc gia, là cầu nối thông suốt của nền kinh tế tiên tiến trong và ngoài nước. Nhập khẩu sẽ tạo ra quá trình chuyển giao công nghệ, tạo ra sự cân bằng giữa các quốc gia về trình độ sản xuất, tiết kiệm chi phí và thời gian nghiên cứu khoa học - công nghê, sản xuất cũng nhƣ tiết kiệm chi phí tuyển nhân viên. Bởi dây chuyền máy móc công nghệ tự động hiện đại, được các nước có trình độ phát triển kém hơn kế thừa từ nước có trình độ phát triển cao, có năng suất cao hơn, sản xuất đƣợc nhiều thành phẩm với thời gian ngắn hơn so với sức lao động của con người. Do vậy, Nhà nước ta đã đề ra chính sách nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc,

14

kỹ thuật công nghệ của nước ngoài, từ đó tạo công nghệ nguồn để phát triển kỹ thuật mới ngay trong nước.

- Nhập khẩu là chiếc cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Nhập khẩu có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị cũng như chất lượng hàng hoá xuất khẩu thông qua trao đổi hàng hoá đối lưu, giúp Việt Nam nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tạo bàn đạp cho Việt Nam tham gia thêm nhiều tổ chức kinh tế. Việc tham gia các tổ chức kinh tế là cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế, bởi trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay, các nước không ngừng mở rộng, thống nhất thị trường quốc tế, sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ kinh tế quốc tế càng lớn mạnh.Việc hình thành các trung tâm thương mại, các khu vực mậu dịch tự do đã phá bỏ rào cản thương mại giữa các quốc gia, từ đó hàng hóa đƣợc tự do di chuyển trên thế giới.

2.1.2.2. Đối với doanh nghiệp

- Nhập khẩu cung cấp góp phần hoàn thiện yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.

Một doanh nghiệp, khi sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó, cần phải xem xét và nắm bắt một cách kỹ càng về mặt hàng cần nhập để tạo ra đƣợc thành phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Thực tế cho thấy, hoạt động nhập khẩu tốt có thể tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất, dẫn đến giảm đƣợc chi phí giá thành sản phẩm và làm tăng lợi nhuận.

- Nhập khẩu góp phần tăng năng suất lao động của doanh nghiệp.

Trong quá trình sản xuất, năng suất lao động của người lao động luôn được doanh nghiệp quan tâm. Các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tƣ thêm nhiều máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất để có thể nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động. Khoa học công nghệ trên thế giới phát triển nhanh, nhiều máy móc sản xuất với hiệu quả làm việc cao hơn được phát minh, các doanh nghiệp trong nước đã nhập khẩu thêm nhiều loại thiết bị hiện đại để có thể nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp mình.

- Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh.

Việc cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại tạo động lực buộc các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn lên, tạo ra sự phát triển xã hội và sự thanh lọc các

15

đơn vị sản xuất. Nhập khẩu khiến cho các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt để chiếm được thị trường, từ đó tăng sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hiệp định acfta đến nhập khẩu vật tư thiết bị từ trung quốc của công ty tnhh thiết bị khai thác hầm mỏ (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)