CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC (ACFTA)
2.1. Lý luận chung về nhập khẩu
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu vật tư thiết bị hầm lò than
Nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh hết sức phức tạp và nhạy cảm với môi trường kinh doanh. Việc nhập khẩu vật tƣ, thiết bị hầm lò than chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố, ta có thể chia thành hai nhóm chính là nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
18 2.1.4.1. Nhân tố khách quan
Môi trường văn hóa xã hội
Là một doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và nhập khẩu vật tƣ, thiết bị hầm lò than nói riêng luôn luôn phải để tâm đến yếu tố văn hóa xã hội của nước nhập, bởi nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách. Điển hình với thị trường Việt Nam, văn hóa tiêu dùng sản phẩm hàng hóa Trung Quốc đã và đang diễn ra rất sôi nổi. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991 cho đến nay, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng trở nên khăng khít hơn, chủ yếu thông qua sự giao thương kinh tế giữa hai nước. Trong nhiều năm trở lại đây, sự bao phủ thị trường của hàng hóa Trung Quốc tại nước ta ngày càng rõ rệt. Cụ thể, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, Trung Quốc luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta trong những năm gần đây, chiếm 109,9 tỷ USD tương đương 33,1% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2021 và đến năm 2022, thị phần nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia này chiếm phần lớn nhất với 117,95 tỷ USD tương đương 32,9% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác nhập khẩu trong năm 2021 có xuất xứ từ Trung Quốc đạt 24,9 tỷ USD, tăng 46,4% so với năm 2020. Điều này đƣợc cấu thành bởi rất nhiều nguyên do, trong đó không thể không đề cập đến mẫu mã hàng hóa của thị trường này rất đa dạng, mà giá thành lại phải chăng.
Môi trường kinh tế
Từ sau năm 1986 đến nay, Việt Nam đã mở cửa hội nhập và tham gia vào nhiều tổ chức thương mại lớn trên thế giới, việc ký kết FTA đã giúp cho các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan. Mặt hàng vật tư, thiết bị hầm lò than là một trong những mặt hàng được hưởng nhiều ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu, bởi nước ta, với trình độ khoa học công nghệ còn hạn chế, cần đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ thông qua nhập khẩu, nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong thời gian sớm nhất. Theo lộ trình cắt giảm thuế quan đến năm 2015 của Hiệp định ACFTA, hầu hết mức thuế quan của mặt hàng vật tƣ, thiết bị hầm lò than đều giảm từ 5-15% về mức 0% và sẽ tiếp tục duy trì mức thuế suất 0%
19
trong giai đoạn tiếp theo, khiến cho các sản phẩm vật tƣ, thiết bị hầm lò than từ Trung Quốc trở nên cạnh tranh hơn về giá so với các sản phẩm tương tự từ thị trường khác, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu vật tƣ, thiết bị hầm lò than từ Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc.
Môi trường chính trị, pháp luật
Hiện nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, nghị định, quyết định, quy định có liên quan đến hoạt động nhập khẩu nói chung và nhập khẩu mặt hàng vật tƣ, thiết bị hầm lò than nói riêng nhƣ:
- Quyết định số 04/2002/QĐ-BTC ngày 17 tháng 01 năm 2002 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ƣu đãi đối với một số máy móc, thiết bị phòng nổ chuyên dùng cho khai thác than trong hầm lò và một số vật tƣ, thiết bị để sản xuất, lắp ráp các máy móc, thiết bị phòng nổ chuyên dùng cho khai thác than trong hầm lò.
- Công văn số 4737/BTC-CST ngày 13 tháng 04 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn phân loại, áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ƣu đãi áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu chuyên dùng cho khai thác than trong hầm lò.
- Chương 98 nằm trong Mục 2, Phụ lục II, Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ, đây là Nghị định sửa đổi, bổ sung của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan (văn bản hiện hành là Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ).
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và Điều ƣớc quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên,...
20
- Mục 2 thuộc Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa. Mục 2 về quản lý chất lƣợng hàng hóa nhập khẩu gồm Điều 7 “Điều kiện đảm bảo chất lượng hàng hóa nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường” và Điều 8 “Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và xử lý vi phạm”.
- Thông tƣ số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 của Bộ Tài chính, Thông tƣ này sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tƣ số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan;
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Từ khi các văn bản trên được thực thi, nguồn hàng nhập khẩu chính ngạch vào nước ta luôn đƣợc đảm bảo về chất lƣợng, có xuất xứ rõ ràng, hạn chế đƣợc tình trạng nhập khẩu ồ ạt mặt hàng vật tƣ, thiết bị hầm lò than không rõ nguồn gốc và chất lƣợng không đƣợc đảm bảo.
Đối thủ cạnh tranh
Hoạt động nhập khẩu vật tƣ, thiết bị hầm lò than của một doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng bởi đối thủ cạnh tranh của họ. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh, đối thủ cạnh tranh bao gồm cả đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng. Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng bao gồm các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu khác, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hóa nội địa có tính chất tương tự hoặc thay thế. Điều này đòi hỏi công ty phải nghiên cứu kĩ về đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng nhƣ tiềm năng để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của công ty so với đối thủ và từ đó tìm cho mình một hướng đi phù hợp. Đặc biệt, doanh nghiệp không chỉ chú ý đến chất lƣợng và giá cả hàng hóa mà còn phải chú ý đến dịch vụ, chăm sóc khách hàng,... Điều đó đòi hỏi hoạt động mua hàng phải phối hợp với các phòng ban liên quan khác để đƣa ra những chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả nhằm làm cho doanh nghiệp khác biệt không nhầm lẫn với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào khác.
Khoa học công nghệ
Với sự phát triển của khoa học công nghệ nhƣ hiện nay, các tập đoàn than đã đẩy mạnh đầu tƣ, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất than, coi đây là chiến lƣợc phát triển bền vững để tăng năng suất, sản lƣợng khai thác và nhất là tiết
21
kiệm tài nguyên khoáng sản cho đất nước. Tại các mỏ hầm lò, tập đoàn than áp dụng hệ thống cơ giới hóa, tự động hóa đồng bộ trong khai thác than, cải thiện điều kiện làm việc cho thợ lò, hạn chế tác động đến môi trường và hướng tới mục tiêu xây dựng thành công mô hình mỏ xanh, sạch, hiện đại, ít người. Các công nghệ cơ giới hóa đào lò than bằng máy combai, xe khoan ZCY-60 2 choòng, sử dụng khí nén vào đào lò,... là những công nghệ, thiết bị mới nhất đƣợc tập đoàn than đƣa vào nhằm nâng cao hiệu quả khai thác than. Tuy không phải công nghệ mới nhất, hiện đại nhất, nhƣng công nghệ chống giữ lò chợ bằng giá thủy lực di động dạng khung ZH vẫn đang đƣợc nghiên cứu nhân rộng tại nhiều hầm lò của tập đoàn than do có nhiều ƣu điểm về kết cấu, vận hành, độ an toàn và đặc biệt là phù hợp với điều kiện địa chất phức tạp ở nhiều mỏ. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu thu mua thiết bị của khách hàng, các doanh nghiệp kinh doanh vật tư, thiết bị khai thác hầm lò than đã và đang tăng cường nhập khẩu những sản phẩm đƣợc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại nhất.
2.1.4.2. Nhân tố chủ quan
Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Yếu tố năng lực tài chính của doanh nghiệp phản ánh sức mạnh của công ty thông qua khối lƣợng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối có hiệu quả các nguồn vốn và khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn mà doanh nghiệp có đƣợc còn là cơ sở để đảm bảo khả năng thanh toán đối với lƣợng hàng hóa nhập khẩu, là yếu tố quyết định việc nhập khẩu diễn ra nhƣ thế nào, thuận lợi hay không thuận lợi. Chính vì vậy muốn hoạt động nhập khẩu diễn ra một cách hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần có một nguồn vốn lớn và có khả năng đảm bảo một khoản ngân sách cho hoạt động nhập khẩu phù hợp. Hơn nữa, vật tƣ, thiết bị khai thác hầm lò than là mặt hàng có giá trị lớn, đòi hỏi một lƣợng vốn không nhỏ đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại.
Chất lượng nguồn nhân lực
Một doanh nghiệp có chất lƣợng nguồn lao động cao sẽ tự chủ đƣợc trong chiến lƣợc kinh doanh. Tài năng của Ban lãnh đạo, sự nhạy bén của đội ngũ cán bộ nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp có những mục tiêu rõ ràng khi nhập
22
khẩu hàng hóa, bởi họ là những người trực tiếp tham gia vào quá trình định hướng, hoạch định, xây dựng chiến lƣợc và dẫn dắt toàn bộ doanh nghiệp. Đặc biệt, khả năng nhận biết sự biến động nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ làm công tác nhập khẩu sản phẩm sẽ rất có ích đối với việc xác định mục tiêu nhập khẩu của công ty. Đối với hoạt động nhập khẩu vật tƣ, thiết bị hầm lò than từ thị trường Trung Quốc, yêu cầu nhân viên về việc nắm rõ thuế suất nhập khẩu của Việt Nam, quy tắc xuất xứ hàng hóa thống nhất giữa 2 quốc gia, chất lƣợng sản phẩm đƣợc phép nhập khẩu từ Trung Quốc và thành thạo các thủ tục hải quan khi nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam để thông quan hàng hóa một cách nhanh chóng là tất yếu. Nhƣ vậy, nguồn nhân lực với trình độ cao có thể làm tiết kiệm thời gian giao dịch, tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu một cách thuận tiện nhất, tiêu thụ nhanh hàng nhập khẩu để tránh tồn đọng vốn,... Mọi nhân viên trong một doanh nghiệp đều có tác phong làm việc nghiêm túc sẽ đem lại hiệu quả rất lớn.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường là yếu tố mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới trong hoạt động kinh doanh của mình. Bởi nó là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng đối tác và số lượng hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, một hình ảnh “tốt” về doanh nghiệp liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, chất lƣợng sản phẩm, thái độ đối với khách hàng, giá cả,... là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường trong nước. Sự tin cậy đối với doanh nghiệp có thể giúp đỡ nhiều cho việc ra quyết định có tính “ƣu tiên” khi mua hàng của khách hàng. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu vật tƣ, thiết bị hầm lò than từ Trung Quốc, sản phẩm chất lƣợng tốt, mẫu mã đa dạng mà giá thành lại phải chăng chính là ƣu thế nổi trội nhất so với những doanh nghiệp nhập khẩu từ các nước khác với giá cả cao nhưng chất lượng tương đương.