CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC (ACFTA)
2.2. Tổng quan về Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)
2.2.3. Nội dung cam kết của Hiệp định
Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc là hiệp định đầu tiên được ký kết giữa ASEAN và đối tác quốc tế, cũng là hiệp định đa phương đầu tiên mà Việt Nam tham gia. ACFTA phù hợp với các quy tắc của WTO, mang tính toàn diện, mức độ cam kết cao,lộ trình giảm thuế rõ ràng và bảo đảm cân bằng lợi ích đôi bên, có sự cân nhắc phù hợp đến những lĩnh vực nhạy cảm của mỗi nước và sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai quốc gia. Hiệp định ACFTA - Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc gồm 3 chương, 16 điều khoản, 4 phụ lục và 3 nghị định thư sửa đổi. Nội dung cam kết của Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc dựa trên khuôn khổ chung là Hiệp định khung với các nội dung chính gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), cơ chế giải quyết tranh chấp, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa hải quan, phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại điện tử, cạnh tranh, hợp tác kinh tế, thể chế và pháp lý.
2.2.3.1. Thương mại hàng hóa
Nội dung cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) đƣợc điều chỉnh bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc đƣợc các nhà lãnh đạo thƣợng đỉnh ASEAN và Trung Quốc ký ngày 04 tháng 11 năm 2002 tại Campuchia (gọi tắt là Hiệp định khung), Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc được ký kết ngày 29 tháng 11
25
năm 2004 tại Lào và Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam - Trung Quốc ký ngày 18 tháng 07 năm 2005 tại Trung Quốc (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006).
Những quy định về thương mại hàng hóa trong Hiệp định khung đưa ra các cam kết về chương trình thu hoạch sớm và xây dựng cơ bản các cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hóa. Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định khung còn đƣa ra những điều khoản bổ sung cho Hiệp định khung nhƣ: Cắt giảm và xóa bỏ thuế quan, quy tắc xuất xứ, các hạn chế định lƣợng và hàng rào phi thuế quan, các biện pháp tự vệ,...
Cam kết giữa ASEAN và Trung Quốc
Theo nội dung của Hiệp định ACFTA, ASEAN cam kết sẽ cắt giảm và loại bỏ thuế quan cũng như hàng rào phi thuế với hầu hết các thương mại hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này và Hiệp định khung phù hợp với điều III của Hiệp định GATT 1994; lộ trình tự do hóa thuế quan của các nước ASEAN - Trung Quốc được chia thành ba nhóm: Chương trình thu hoạch sớm (EHP), danh mục hàng hóa thông thường (NT), danh mục hàng hóa nhạy cảm (SEL) và lộ trình sẽ được thực hiện trong khung thời gian khác nhau cho hai khối nước ASEAN, khối thứ nhất sẽ thực hiện tự do hóa nhanh hơn bao gồm ASEAN 6 và Trung Quốc, trong khi khối thứ 2 bao gồm ASEAN 4 sẽ tiến hành tự do hóa với thời gian chậm hơn.
Chương trình thu hoạch sớm (EHP): gồm hầu hết các mặt hàng nông sản và thuỷ sản từ Chương 1-8 của biểu thuế nhập khẩu. Các mặt hàng hiện đã được thực hiện giảm thuế từ năm 2004 và xoá bỏ thuế vào 2008 theo lộ trình sau:
Bảng 2.1. Lộ trình giảm thuế của danh mục EHP
Đơn vị: %
X = Thuế suất MFN áp dụng Mức thuế EHP qua các năm
2004 2005 2006 2007 2008
X ≥ 30% 20 15 10 5 0
15 ≤ X < 30% 10 10 5 5 0
X < 15% 5 5 0-5 0-5 0
Nguồn: Hiệp định khung ASEAN - Trung Quốc
26
Danh mục hàng hóa thông thường (NT) (các mặt hàng phải cắt giảm và xoá bỏ thuế quan) của Việt Nam: gồm 90% số dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu, đã thực hiện giảm thuế từ năm 2006. Lộ trình giảm thuế của danh mục hàng hóa thông thường được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.2. Lộ trình giảm thuế của ASEAN 6 và Trung Quốc danh mục hàng hóa thông thường từ 2005 - 2010
Đơn vị: % X = Thuế suất
MFN áp dụng
Thuế suất ƣu đãi trong ACFTA (không muộn hơn 1 tháng 1 )
2005 2007 2009 2010
X ≥ 20% 20 12 5 0
15% ≤ X < 20% 15 8 5 0
10% ≤ X < 15% 10 8 5 0
5% < X < 10% 5 5 0 0
X ≤ 5% Giữ nguyên 0 0
Nguồn: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc Bảng 2.3. Lộ trình giảm thuế của Việt Nam danh mục hàng hóa thông thường
từ 2005 - 2015
Đơn vị: % X = Thuế suất
MFN áp dụng
Thuế suất ƣu đãi trong ACFTA (không muộn hơn 1 tháng 1) 2005 2006 2007 2008 2009 2011 2013 2015
X ≥ 60% 60 50 40 30 25 15 10 0
45% ≤ X < 60% 40 35 35 30 25 15 10 0
35% ≤ X < 45% 35 30 30 25 20 15 5 0
30% ≤ X < 35% 30 25 25 20 17 10 5 0
25% ≤ X < 30% 25 20 20 15 15 10 5 0
20% ≤ X < 25% 20 20 15 15 15 10 0-5 0
15% ≤ X < 20% 15 15 10 10 10 5 0-5 0
10% ≤ X < 15% 10 10 10 10 8 5 0-5 0
7% ≤ X < 10% 7 7 7 7 5 5 0-5 0
5% ≤ X < 7% 5 5 5 5 5 5 0-5 0
X < 5% Giữ nguyên 0
Nguồn:Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc Đối với danh mục hàng hóa nhạy cảm (SEL): Đối với Việt Nam, danh mục hàng hóa nhạy cảm của Việt Nam gồm 388 nhóm mặt hàng ở cấp độ HS 6 số (Phụ lục III của Biên bản ghi nhớ), chủ yếu là các sản phẩm như: trứng gia cầm, đường, thuốc lá, động cơ, phương tiện vận tải (ô tô, xe máy), xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử điện lạnh, giấy, dệt may. Những mặt hàng thuộc danh mục nhạy cảm không có
27
lịch trình giảm thuế cụ thể theo từng năm nhƣng bị giới hạn mức thuế suất cuối cùng và năm cuối cùng thực hiện, cụ thể mô hình giảm thuế danh mục nhạy cảm của Việt Nam nhƣ sau:
- Các mặt hàng nhạy cảm thường (SL): có thuế suất 20% vào 2015 và giảm xuống 0- 5% vào 2020.
- Các mặt hàng nhạy cảm cao (HSL): bao gồm không quá 140 nhóm mặt hàng HS 6 số và có thuế suất 50% vào 2018.
Tổng kết cam kết của Việt Nam
Việt Nam tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc từ năm 2002 và bắt đầu thực hiện các cam kết về thuế từ năm 2005. Theo đó, trong Hiệp định ACFTA, Việt Nam đã cam kết xóa bỏ thuế quan của 90% số dòng thuế trong vòng 10 năm, linh hoạt đến lộ trình cuối cùng vào năm 2018. Số dòng thuế còn lại Việt Nam cam kết cắt giảm về từ 5% đến 50% vào cuối lộ trình là năm 2020. Cụ thể, theo cam kết:
- Các mặt hàng thuộc danh mục thu hoạch sớm đƣợc cắt giảm về 0% vào năm 2008;
- Phải giảm thuế suất của ít nhất 50% các dòng thuế trong danh mục thông thường xuống 0-5% không muộn hơn ngày 01/01/2009.
- Phải xóa bỏ thuế quan của 45% dòng thuế trong danh mục thông thường không muộn hơn ngày 01/01/2013.
- Phải xoá bỏ thuế quan của ít nhất 85% số dòng thuế vào năm 2015, số còn lại 5%
số dòng thuế - nhƣng không đƣợc vƣợt quá 250 dòng thuế ở cấp độ HS 6 số sẽ đƣợc xoá bỏ thuế quan vào năm 2018.
- Danh mục nhạy cảm đƣợc chia thành:
+ Danh mục nhạy cảm thông thường (giảm thuế về 20% năm 2015 và về 5% từ 2020);
+ Danh mục nhạy cảm cao (về 50% từ 2018).
- Theo Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam - Trung Quốc ký ngày 18 tháng 07 năm 2005, một số mặt hàng cụ thể (thuộc cả danh mục thông thường và danh mục nhạy cảm) có lộ trình giảm thuế nhanh hơn quy định chung. Các mặt hàng thuộc danh mục nhạy cảm có mức thuế suất cam kết sớm hơn quy định chung đƣợc trình bày qua bảng số liệu sau:
28
Bảng 2.4. Mức thuế suất của một số mặt hàng thuộc danh mục nhạy cảm
Mặt hàng Mức thuế cam kết
% Năm
Ô tô tải loại tải trọng lớn 30% 2012
Ô tô tải loại tải trọng nhỏ 45% 2014
Xe máy 45% 2012
Phụ tùng xe máy 13% 2013
Sắt thép xây dựng 15% 2014
Điện tử - điện lạnh gia dụng 10-15% 2012-2013
Xăng dầu 20% 2009
Nguồn: Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Trung Quốc Các mặt hàng còn lại của biểu thuế nhập khẩu là các mặt hàng loại trừ (không phải giảm thuế) phù hợp với quy định của WTO.
Cho đến nay, Việt Nam đã thực hiện lộ trình cắt giảm thuế nhƣ sau:
- Từ 01/01/2015, Việt Nam cắt giảm thêm 3691 dòng thuế xuống 0% so với năm 2014 (nâng số dòng thuế cắt giảm về 0% là 7983 dòng, chiếm 84,11% tổng biểu), tập trung vào các nhóm mặt hàng: chất dẻo & chất dẻo nguyên liệu, đồ nội thất và các sản phẩm từ gỗ, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng, máy vi tính và các sản phẩm linh kiện điện tử, vải may mặc, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sản phẩm dệt may, và một số sản phẩm sắt thép. Thuế suất 2016, 2017 giữ nguyên so với năm 2015.
- Từ 01/01/2018, có thêm 588 dòng thuế cắt giảm xuống 0% nâng số dòng thuế cắt giảm về 0% lên 8571 dòng, chiếm 90,3% tổng biểu, gồm một số mặt hàng chế phẩm từ thịt, chế phẩm từ rau quả, ngũ cốc, động cơ điện, hàng gia dụng, hóa chất, linh kiện phụ tùng ô tô, vật liệu xây dựng, nhựa, cao su, giấy,...
- Đến năm 2020, có khoảng 475 dòng thuế nhạy cảm đƣợc cắt giảm xuống 5% gồm các sản phẩm sắt thép, cáp điện, sản phẩm điện gia dụng; các sản phẩm cao su, gốm sứ, giấy, xi măng, nhựa và các sản phẩm công nghiệp khác; các chế phẩm nông nghiệp đã qua chế biến; một số dòng xe tải và xe chuyên dụng,...
- Những dòng duy trì thuế suất cao hoặc không cam kết cắt giảm thuế quan gồm 456 dòng thuế, gồm: trứng gia cầm, đường, thuốc lá, động cơ, phương tiện vận tải (ô tô, xe máy trừ xe tải 6-10 tấn), xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, một số mặt hàng liên quan đến an ninh quốc phòng.
29 Cam kết của Trung Quốc với Việt Nam
Cũng theo Hiệp định ACFTA, Trung Quốc cam kết cắt giảm thuế quan dành cho Việt Nam. Cụ thể, Trung Quốc cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 95% số dòng thuế vào năm 2011. Số dòng thuế nhạy cảm còn lại, Trung Quốc cam kết cắt giảm về 5%
đến 50% vào cuối lộ trình là năm 2018.
Đến năm 2015, Trung Quốc có 7845 dòng thuế cắt giảm về 0%, chiếm tỷ lệ 95,35%
tổng số dòng thuế và chiếm 91,59% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam. Thuế suất trung bình của biểu thuế Trung Quốc dành cho ASEAN giai đoạn 2015 - 2017 là 0,73%/năm và năm 2018 là 0,56%/năm.
Một số mặt hàng Trung Quốc còn duy trì thuế suất gồm ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc; cà phê, chè, gia vị; xăng dầu; phân bón các loại; nhựa nguyên liệu; vải may mặc; nguyên liệu dệt may, da giày; động cơ, máy móc thiết bị; ô tô, động cơ, bộ phận phụ tùng của ô tô; đồ nội thất,...
Gần đây, Chính phủ Trung Quốc mới thông báo cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các máy móc xây dựng và một số hàng hóa khác.
Việc cắt giảm thuế có hiệu lực từ ngày 01/11/2018 và đƣợc áp dụng cho hơn 1585 loại hàng hóa, bao gồm nhiều thiết bị, máy móc công nghiệp và xây dựng. sản phẩm giấy và vật liệu xây dựng.
Khi các chính sách trên có hiệu lực, mức thuế quan đối với thiết bị điện tử và các sản phẩm công nghiệp khác sẽ giảm từ 12,2% xuống 8,8%, hàng dệt may và vật liệu xây dựng sẽ giảm từ 11,5% xuống còn 8,4%. Còn các sản phẩm giấy và làm từ các tài nguyên khác sẽ giảm từ mức 6,6% xuống 5,4%.
Cũng theo thông báo của Chính phủ Trung Quốc, thuế nhập khẩu nói chung của nước này đã được cắt giảm từ mức trung bình 9,8% xuống 7,5%.
Mặt hàng vật tư, thiết bị hầm lò than
HS Code của các sản phẩm vật tư, thiết bị hầm lò than thuộc chương 84, 85 và 98 của biểu thuế xuất nhập khẩu.
Mặt hàng vật tư, thiết bị hầm lò than đa phần là những mặt hàng thông thường hầu hết mức thuế đều giảm từ 5-30% về mức 0% theo lộ trình từ 5 đến 7 năm tùy theo từng
30
dòng hàng và đặc điểm sản phẩm khi nhập khẩu vật tƣ, thiết bị hầm lò than từ Trung Quốc vào Việt Nam. Cụ thể:
Bảng 2.5. Lộ trình giảm thuế vật tư, thiết bị hầm lò than của Việt Nam từ 2005 - 2015 Đơn vị: % X = Thuế suất
MFN áp dụng
Thuế suất ƣu đãi trong ACFTA (không muộn hơn 1 tháng 1) 2005 2006 2007 2008 2009 2011 2013 2015
30% ≤ X < 35% 30 25 25 20 17 10 5 0
25% ≤ X < 30% 25 20 20 15 15 10 5 0
20% ≤ X < 25% 20 20 15 15 15 10 0-5 0
15% ≤ X < 20% 15 15 10 10 10 5 0-5 0
10% ≤ X < 15% 10 10 10 10 8 5 0-5 0
7% ≤ X < 10% 7 7 7 7 5 5 0-5 0
5% ≤ X < 7% 5 5 5 5 5 5 0-5 0
X < 5% Giữ nguyên 0
Nguồn: Trung tâm WTO Bảng 2.6. Lộ trình giảm thuế một số vật tư, thiết bị hầm lò than của Việt Nam từ 2019 - 2022
Đơn vị: %
Mã HS Mô tả hàng hóa Thuế suất
2019 2020 2021 2022
84138110 Máy bơm phòng nổ trong hầm lò 0 0 0 0
84145900 Quạt gió cục bộ và quạt gió chính
phòng nổ trong hầm lò 0 0 0 0
84672100 Khoan các loại 0 0 0 0
85015210
Động cơ xoay chiều 3 pha phòng nổ trong hầm lò có công suất trên 750W nhƣng không quá 37,5KW
0 0 0 0
85043211 Biến áp thích ứng 0 0 0 0
85043290 Máy biến thế phòng nổ chiếu sáng
trong hầm lò 0 0 0 0
85043290 Máy biến thế khô phòng nổ trong
hầm lò, công suất đến 16 KVA 0 0 0 0
85043390
Máy biến thế khô phòng nổ trong hầm lò, công suất trên 16 KVA đến 500 KVA
0 0 0 0
85043390
Trạm biến áp khô trọn bộ, di động, phòng nổ trong hầm lò, công suất trên 16KVA đến 500 KVA
0 0 0 0
85043412 Máy biến áp loại khô phòng nổ 0 0 0 0
85073090 Ắc quy kiềm khô phòng nổ, loại Cd- Ni, điện áp 1,2V, dung lƣợng 10-
0 0 0 0
31
12AH, dùng để sản xuất Đèn thợ mỏ phòng nổ
85081000 Búa khoan điện cầm tay phòng nổ dùng trong hầm lò
0 0 0 0
85362000 Khởi động từ phòng nổ trong hầm lò 0 0 0 0
853630 Thiết bị bảo vệ mạch điện khác 0 0 0 0
85392930
Bóng đèn phòng nổ hai sợi đốt 3,6V- 0,5/1A, công suất 3,6W, dùng để sản xuất Đèn thợ mỏ phòng nổ
0 0 0 0
Nguồn: Tổng cục Hải quan Có thể thấy mặt hàng vật tƣ, thiết bị hầm lò than không đƣợc liệt kê cụ thể các mặt hàng trong biểu thuế mà đƣợc phân theo đặc điểm, công dụng, tính chất của từng loại sản phẩm khác nhau. Các mặt hàng này đƣợc thực hiện cam kết giảm thuế theo đúng nhƣ lộ trình ban đầu đề ra và sẽ tiếp tục duy trì mức thuế suất 0% trong giai đoạn tới đây.
2.2.3.2. Quy tắc và thủ tục xuất xứ hàng hóa
Quy tắc xuất xứ của hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan trong Hiệp định ACFTA được quy định tại Phụ lục 3 của Hiệp định về thương mại hàng hóa. Quy chế xuất xứ trong bối cảnh ACFTA đảm bảo rằng chỉ những hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn của điều khoản quy chế xuất xứ của ACFTA mới đủ điều kiện được hưởng thuế quan ưu đãi, cụ thể như sau:
Quy tắc xuất xứ hàng hóa: Hàng hóa đƣợc coi là có xuất xứ ACFTA nếu hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu vực ACFTA. Trường hợp hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ tại một nước thành viên, có xuất xứ không thuần túy nhƣng có hàm lƣợng giá trị khu vực (RVC) không thấp hơn 40% trị giá FOB và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một nước thành viên, hàng hóa đó vẫn đƣợc xem là có xuất xứ. Ngoài tiêu chí RVC, quy tắc chung áp dụng thêm tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số (CTH), quy định về De Minimis (quy tắc không đáng kể) và nguyên liệu giống nhau, có thể thay thế đƣợc cho nhau. Mặt hàng vật tƣ, thiết bị hầm lò than trong ACFTA phải đảm bảo quy tắc xuất xứ RVC40 hoặc CTSH/CTH.
Hàng hóa có quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng (PSR): Một số hàng hóa không áp dụng tiêu chí xuất xứ chung mà có quy tắc cụ thể áp dụng cho hàng hóa đó đƣợc quy định trong danh mục quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng, PSR đƣợc xây dựng trên phiên
32
bản HS năm 2017, bổ sung tiêu chí xuất xứ hàng hóa đối với nhiều dòng hàng. Mặt hàng vật tƣ, thiết bị hầm lò than cần quan tâm cụ thể sản phẩm nhập là sản phẩm đã qua sử dụng hay còn mới để áp dụng mức thuế và quy trình thủ tục cho đúng. Hồ sơ hải quan nhập khẩu sản phẩm cũ phải có bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp và bản chính giấy xác nhận của nhà sản xuất máy móc, thiết bị về năm sản xuất, còn hồ sơ hải quan nhập khẩu sản phẩm mới thì không cần. Trường hợp không có QCVN thì hồ sơ phải có giấy xác nhận năm sản xuất nhà máy tại nước xuất và có xác nhận của lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó.
Ngoài ra, đối với quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa: Về thời hạn trả lời, kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan hoặc cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu phản hồi ngay về việc nhận được đề nghị kiểm tra và có ý kiến trả lời không muộn hơn 90 ngày sau ngày nhận được đề nghị kiểm tra. Trường hợp không trả lời đƣợc trong thời hạn này, cơ quan hải quan hoặc cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu có thể đề nghị bằng văn bản về việc gia hạn thêm 90 ngày nữa với điều kiện việc đề nghị gia hạn đƣợc thực hiện trong thời hạn 90 ngày đầu tiên.
Về thủ tục xin cấp C/O, Hiệp định quy định C/O phải đƣợc các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ của nước xuất khẩu cấp. Mẫu C/O được quy định trọng Hiệp định này là mẫu E. Về số lƣợng các bản sao của C/O mẫu E, theo quy định mới, C/O mẫu E chỉ bao gồm một bản gốc và hai bản sao các-bon, so với quy định trước đây là một bản gốc và ba bản sao các-bon. Quan trọng hơn cả là các quy định về C/O mẫu E giáp lƣng.
Trước đây, Hiệp định ACFTA không có quy định về C/O giáp lưng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của nhiều loại hình thương mại quốc tế, hai bên đã đàm phán và chấp nhận việc dùng C/O mẫu E giáp lƣng trong xuất khẩu hàng hóa.
Kết luận: Mặt hàng vật tư, thiết bị hầm lò than nhập khẩu từ Trung Quốc chịu sự tác động về cả các cam kết thuế quan và phi thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định ACFTA. Cụ thể, sản phẩm vật tư, thiết bị hầm lò than nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam hầu hết sẽ giảm thuế nhập khẩu từ 5-30% về mức 0% theo lộ trình cụ thể từ 5 đến 7 năm tùy theo từng sản phẩm được quy định rõ trong Hiệp định; các quy tắc và thủ tục xuất xứ hàng hóa cũng được áp dụng nghiêm ngặt với mặt hàng này.