Ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc tới hoạt động nhập khẩu vật tư, thiết bị hầm lò than từ thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hiệp định acfta đến nhập khẩu vật tư thiết bị từ trung quốc của công ty tnhh thiết bị khai thác hầm mỏ (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC (ACFTA)

2.3. Ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc tới hoạt động nhập khẩu vật tư, thiết bị hầm lò than từ thị trường Trung Quốc

Trong những năm qua, Trung Quốc luôn là thị trường quan trọng đối với mặt hàng vật tư, thiết bị hầm lò than nhập khẩu của Việt Nam. Do vậy, Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) được ký kết và thực thi đã ảnh hưởng vô cùng lớn tới hoạt động nhập khẩu mặt hàng này. Hiệp định đã mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho hoạt động nhập khẩu vật tƣ, thiết bị hầm lò than của Việt Nam nói riêng nhƣ sau:

2.3.1. Tận dụng ưu đãi thuế quan đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu

Đối với mặt hàng vật tƣ, thiết bị hầm lò than, không chỉ các dòng sản phẩm trong bảng 2.6. mà còn các chi tiết lắp ráp máy móc hầm lò khác khi nhập khẩu vào Việt Nam đều phải chịu mức thuế dao động trong khoảng từ 5-30% trước khi ACFTA có hiệu lực.

Khi Hiệp định ACFTA có hiệu lực, mức thuế nhập khẩu của mặt hàng này từ thị trường Trung Quốc giảm xuống còn 0%, thấp hơn rất nhiều so với trước khi ký kết Hiệp định.

Sau 12 năm ký kết, các doanh nghiệp của Việt Nam đã tận dụng khá tốt những cam kết trong Hiệp định ACFTA để nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Sự tăng trưởng trị giá nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc của Việt Nam đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.7. Trị giá nhập khẩu hàng hóa của một số nước vào Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021 Đơn vị: tỷ USD Khối nước và vùng

lãnh thổ Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Trung Quốc 75,5 84,2 109,9

EU 14,9 14,65 16,89

Hoa Kỳ 14,37 13,7 15,3

Hàn Quốc 46,9 46,9 56,2

Nhật Bản 19,5 20,3 22,6

Tổng số 171,17 179,75 220,89

Nguồn: Tổng cục Thống kê Theo bảng số liệu trên, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch nhập khẩu lên tới 109,9 tỷ USD vào năm 2021, chiếm 33,1% trong tổng nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới. Từ năm 2019 - 2021, Trung Quốc luôn đứng đầu thế giới về lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước ta, vượt qua các thị trường lớn như EU,

34

Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Hiệp định ACFTA đã mở cửa rộng hơn cho các sản phẩm vật tƣ, thiết bị hầm lò than từ Trung Quốc nhờ cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam. Mặc dù nước ta đang siết chặt hơn nữa những hàng rào kỹ thuật và các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, cấp chứng thƣ nhập khẩu, đẩy mạnh chính ngạch, thanh, kiểm tra chất lượng hàng hóa tại nước nhập khẩu để nước ta không trở thành thành bãi rác công nghiệp, tuy nhiên, hoạt động nhập khẩu vật tƣ, thiết bị hầm lò than của Việt Nam từ Trung Quốc trong những năm gần đây vẫn có xu hướng tăng cả về số lượng lẫn cơ cấu. Đối với sản phẩm vật tƣ, thiết bị hầm lò than, trị giá nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc cũng tăng dần qua các năm:

Bảng 2.8. Trị giá nhập khẩu vật tƣ, thiết bị hầm lò than giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị: Tỷ USD Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Vật tƣ, thiết bị hầm lò than 4,049 5,812 7,947

Tổng kim ngạch nhập khẩu 75,586 84,198 109,851

Cơ cấu 5,36% 6,9% 7,23%

Nguồn: Trademap.org Cụ thể, theo số liệu của trang Trademap.org cung cấp, lƣợng nhập khẩu vật tƣ, thiết bị hầm lò than của nước ta từ thị trường Trung Quốc tăng dần qua các năm. Cụ thể, trong năm 2019, trị giá nhập khẩu đạt 4,049 tỷ USD, chiếm 5,36% tổng kim ngạch nhập khẩu. Sang đến năm 2020, con số này đã tăng lên 5,812 tỷ USD và chiếm 6,90%

tổng kim ngạch nhập khẩu. So với cùng kỳ năm 2021, dấu hiệu tăng lên của trị giá hàng nhập khẩu vẫn chƣa dừng lại. Một trong những nguyên nhân chính của sức tăng này là do từ năm 2019 đến năm 2021, sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi không nhỏ nền sản xuất trong nước. Dưới sự điều chỉnh lại chính sách nhằm đối phó với dịch bệnh của các cơ quan trực thuộc Chính phủ, theo đó, vƣợt khó tập trung sản xuất đạt đủ chỉ tiêu, đảm bảo đủ nguồn cung than cho các nhà máy điện và cho người dân, các tập đoàn than đón đầu được những chính sách này đã mạnh tay đầu tư thu mua máy móc thiết bị để kịp đáp ứng sản xuất và đáp ứng nguồn cung.

35

2.3.2. Hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao chất lượng sản phẩm

Các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa và quy định về kiểm tra hàng hóa trước và sau khi xuất khẩu từ Trung Quốc theo Hiệp định ACFTA đã vô hình chung nâng cao chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp khi nhập khẩu vật tƣ, thiết bị hầm lò than từ thị trường Trung Quốc. Trước khi xuất khẩu, nhà xuất khẩu hàng hóa đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan có thể đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O kiểm tra, xác minh xuất xứ trước khi xuất khẩu. Kết quả kiểm tra, xác minh định kỳ hoặc khi cần thiết, đƣợc chấp nhận nhƣ chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sau này. Sau khi xuất khẩu, cơ quan hải quan nước nhập khẩu có thể đề nghị kiểm tra ngẫu nhiên hoặc khi có lý do nghi ngờ tính xác thực của chứng từ hay tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ của hàng hóa. Trường hợp cơ quan hải quan nước nhập khẩu không đồng ý với kết quả kiểm tra, nước nhập khẩu có thể đề nghị kiểm tra thực tế tại nước xuất khẩu.

Các cơ quan ban ngành của Việt Nam cũng từng bước tăng cường kiểm tra, quản lý, giám sát vật tƣ, thiết bị hầm lò than nhập khẩu, đƣa ra các quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn về danh mục sản phẩm, chất lƣợng, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của mặt hàng này theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho môi trường. Quy định cụ thể của Chính phủ được nêu rõ trong luật số 05/2007/QH12

“Luật chất lƣợng, sản phẩm hàng hóa” và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa. Cụ thể đối với vật tư, thiết bị hầm lò than, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 38/2019/TT-BCT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với trạm biến áp phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò và Thông tƣ số 38/2020/TT-BCT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với máy phát điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò. Chiếu theo những thông tƣ trên, vật tƣ, thiết bị hầm lò than chỉ đƣợc phép nhập khẩu vào Việt Nam nếu đảm bảo đạt các quy chuẩn kỹ thuật nêu trong thông tƣ nhƣ các tiêu chuẩn phòng nổ TCVN và tiêu chuẩn thế giới IEC. Nhờ đó, xuất xứ của sản phẩm đƣợc đảm bảo và chất lƣợng đƣợc nâng cao, không chỉ ngăn chặn hàng giả, hàng nhái xâm nhập

36

vào Việt Nam mà còn đảm bảo tất cả hàng hóa lưu thông trên thị trường đều được cập nhật công nghệ tiên tiến và hiện đại.

Bên cạnh đó, việc nhập khẩu vật tư, thiết bị hầm lò than từ thị trường Trung Quốc dưới tác động của Hiệp định ACFTA đã giúp Việt Nam ta hoàn thiện các thể chế chính sách nhập khẩu. Về thuế suất nhập khẩu, có thể kể đến Nghị định số 153/2017/NĐ-CP ban hành biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2018 - 2022, hay các quy định về quy tắc xuất xứ, truy xuất nguồn gốc có thể kể đến Thông tƣ số 12/2019/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Ngoài ra, về một số chính sách liên quan đến việc nhập khẩu vật tƣ, thiết bị hầm lò than, Bộ Công thương còn ban hành Quyết định số 04/2002/QĐ-BTC quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ƣu đãi đối với một số máy móc, thiết bị phòng nổ chuyên dùng cho khai thác than trong hầm lò và một số vật tƣ, thiết bị để sản xuất, lắp ráp các máy móc, thiết bị phòng nổ chuyên dùng cho khai thác than trong hầm lò, Bộ Tài chính ban hành công văn số 4737/BTC-CST hướng dẫn phân loại, áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ƣu đãi áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu chuyên dùng cho khai thác than trong hầm lò. Thông qua việc ban hành các quyết định, nghị định và thông tƣ có thể thấy, hệ thống chính sách về nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc của Việt Nam ngày càng đƣợc hoàn thiện.

2.3.3. Tạo cơ hội mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh

Việc xóa bỏ phần lớn các hàng rào thuế quan sẽ thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, tạo cơ hội mở rộng thị trường, từ đó nâng cao năng lực cạnh của ngành hàng và doanh nghiệp. Bởi Trung Quốc đang là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tính theo GDP. Nền công nghiệp sản xuất của Trung Quốc hiện đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, mặc dù phải chịu tác động nhất định từ đại dịch Covid-19 nhưng đây vẫn là thị trường tiềm năng để nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp nói chung và sản phẩm vật tƣ, thiết bị hầm lò than nói riêng.

37

Có thể thấy, các FTA cũng nhƣ Hiệp định ACFTA đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vươn ra thị trường quốc tế rộng lớn, giúp các doanh nghiệp thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó đƣa ra kế hoạch nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định ACFTA, theo lộ trình giảm thuế quan đến năm 2015, đa phần mức thuế nhập khẩu của mặt hàng vật tƣ, thiết bị hầm lò than từ thị trường Trung Quốc giảm xuống còn 0%, tạo ra năng lực cạnh tranh về giá cho các doanh nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc so với các doanh nghiệp nhập khẩu từ những thị trường khác phải chịu mức thuế cao hơn. Giá cả tạo nên sức cạnh tranh vô cùng lớn đối với một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ nói chung và sản phẩm vật tƣ, thiết bị hầm lò than nói riêng. Nó là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tìm hiểu, xem xét và đưa ra quyết định mua sản phẩm của khách hàng.

Bên cạnh năng lực cạnh tranh về giá, Hiệp định ACFTA còn giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lƣợng sản phẩm. Nhờ có các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa, quy định về kiểm tra hàng hóa trước và sau khi xuất khẩu từ Trung Quốc theo Hiệp định ACFTA nhƣ đã trình bày ở mục 2.3.2, chất lƣợng vật tƣ, thiết bị hầm lò than nhập khẩu từ Trung Quốc đƣợc đảm bảo. Điều đó không những ngăn chặn hàng giả, hàng nhái xâm nhập vào thị trường Việt Nam mà còn bảo đảm cho các công ty nhập khẩu đƣợc thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại, từ đó giúp các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lƣợng sản phẩm.

Ngoài ra, nhờ tận dụng hệ thống văn bản pháp luật tương đối hoàn thiện của Việt Nam về nhập khẩu vật tƣ, thiết bị hầm lò than nhƣ các thông tƣ, quyết định, nghị định đƣợc nêu ở mục 2.3.2, các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Nhờ có hệ thống văn bản pháp luật đó, các công ty hiểu rõ về danh mục sản phẩm, mức thuế suất nhập khẩu, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của mặt hàng này theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế nhƣ thế nào thì đƣợc phép nhập khẩu vào Việt Nam, từ đó giúp các công ty nhập khẩu hàng hóa thuận lợi và nhanh chóng hơn, không gặp phải khó khăn khi chuẩn bị giấy tờ thông quan nhập khẩu. Việc nhập khẩu hàng hóa nhanh đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng giúp các doanh nghiệp nhận

38

được cảm tình từ khách hàng và nâng cao uy tín của mình trên thị trường Việt Nam.

Cũng vì vậy, những công ty kinh doanh nhập khẩu tiết kiệm đƣợc nguồn lực về tài chính, nhân lực để lên kế hoạch và thực hiện các chiến lƣợc marketing cũng nhƣ tiết kiệm đƣợc thời gian thực hiện dịch vụ sau bán hàng nhƣ thu hồi sản phẩm lỗi, liên hệ với nhà xuất khẩu để bàn giải pháp xử lý kịp thời,... Việc nâng cao uy tín doanh nghiệp và tiết kiệm các nguồn lực giúp doanh thu của các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam có cơ hội gia tăng, góp phần ổn định và mở rộng nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hiệp định acfta đến nhập khẩu vật tư thiết bị từ trung quốc của công ty tnhh thiết bị khai thác hầm mỏ (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)