CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ GIAO HÀNG XUẤT KHẨU ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN INTERCARGO
3.4. Đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ giao hàng xuất khẩu đường biển của Công ty Cổ phần Tiếp vận Intercargo
3.4.1. Một số kết quả đạt được
Trải qua gần 15 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Tiếp vận Intercargo không chỉ đứng vững trên thị trường mà còn ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn trước. Không thể phủ nhận được những nỗ lực mà công ty đã đạt được trong việc nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ giao hàng xuất khẩu đường biển như sau:
Thứ nhất, Doanh thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ giao hàng xuất khẩu liên tục tăng qua các năm. Trong những năm qua, hoạt động giao hàng xuất khẩu nói chung và giao hàng xuất khẩu đường biển nói riêng bị tác động nhiều bởi dịch bệnh COVID-19
50
cùng những chính sách đóng cửa của bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, bằng việc nắm bắt thông tin và tận dụng cơ hội từ các chính sách thúc đẩy vận tải biển, khôi phục nền kinh tế của Nhà nước; Công ty Cổ phần Tiếp vận Intercargo đã thành công trong việc nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ xuất khẩu đặc biệt là vận tải biển. Công ty đã phát huy những thế mạnh vốn có để mang đến chất lượng dịch vụ vượt trội tạo được lợi thế cạnh tranh và thu hút được tập khách hàng tiềm năm. Với doanh thu đạt hợn 5,5 tỷ/ năm, dịch vụ giao hàng xuất khẩu đường biển đang được đánh giá là một trong những điểm sáng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ giao hàng đường biển của doanh nghiệp.
Thứ 2, Chất lượng dịch vụ giao hàng xuất khẩu đường biển của doanh nghiệp được đánh giá cao. Nhận thấy được những tiềm năng từ dịch vụ giao hàng xuất khẩu đường biển, trong những năm qua INTERCARGO đã và đang không ngừng đầu tư và phát triển loại hình dịch vụ này nhằm mục đích mang đến sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Nhờ vậy, dịch vụ giao hàng xuất khẩu đường biển của công ty luôn đảm bảo được yếu tố nhanh chóng kịp thời về mặt thời gian với độ tinh cậy cao và đảm bảo tối đa an toàn cho hàng hóa. Thời gian qua, bằng năng lực chuyên môn cao cùng những am hiểu về giao hàng xuất khẩu đường biển, công ty đã đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng cao được năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, công ty cũng nỗ lực trong việc tạo dựng mối quan hệ với các hãng tàu lớn như CMA-CGM, SITC,NYK,...cũng như các công ty vận tải lớn như bolloré logistics, DHL,..Từ đó, tạo dựng uy tính cũng như hình ảnh thương hiệu trong mặt khách hàng, khiến họ tin tưởng và lựa chọn dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc tích cực áp dụng các chính sách chăm sóc khách hàng trước, trong và sau bán đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo được lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ giao hàng xuất khẩu đường biển của doanh nghiệp.
Thứ 3, Xây dựng được một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, am hiểu về giao hàng xuất khẩu đường biển. Để tạo ra được sản phẩm dịch chất lượng như hiện nay, đội ngũ nhân viên trong công ty có đóng góp vô cùng quan trọng. Hiểu được mức độ ảnh hưởng của yếu tố con người trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, công ty đã chú trọng đẩy mạnh chính sách đạo tạo nhân lực. Những khóa đào tạo nâng cao và tập
51
huấn nghiệp vụ về vận tải biển được tổ chức định kỳ để giúp nhân viên nâng cao kĩ năng, trình độ. Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, nhân viên còn được đào tạo về giao tiếp và cách giải quyết vấn đề khéo léo, giúp khách hàng giải đáp thỏa đáng những thắc mắc và khiếu nại trong quá trình làm hàng. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh dịch vụ, đội ngũ nhân sự còn là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, công ty luôn cố gắng xây dựng môi trường làm thoải mái cùng những chính sách đãi ngộ nhân sự để nhân viên trong công ty có thể tự do phát triển và sáng tạo. Theo đó, chất lượng dịch vụ cùng năng lực cung ứng dịch vụ giao hàng xuất khẩu đường biển cũng được nâng cao.
3.3.2. Một số tồn tại
Bên cạnh những thành công đã đạt được, công ty vẫn tồn tại nhiều hạn chế làm ảnh hưởng tới năng lực cung ứng dịch vụ giao hàng xuất khẩu đường biển tại doanh nghiệp:
Thứ nhất, chi phí dịch vụ giao hàng xuất khẩu đường biển của doanh nghiệp bị đánh giá còn khá là cao so với thị trường, khó tạo được lợi thế cạnh tranh về giá.
Thứ hai, vào những mua cao điểm, vấn đề thiếu hụt nhân sự khiến công ty gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì được chất lượng dịch vụ giao hàng xuất khẩu đường biển. Đôi khi, vấn đề quá tải công việc khiến quá trình làm hàng gặp phải rủi ro. Bên cạnh đó, công ty cũng gặp phải những khó khăn trong chính sách đãi ngộ nhân tài.
Thứ ba, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình giao hàng xuất khẩu đương biển còn thiếu thốn trầm trọng, khiến doanh nghiệp phải phụ thuộc vào việc thuê ngoài làm phát sinh chi phí trong quá trình làm hàng.
Thứ tư, các chính sách làm marketing và chăm sóc khách hàng của công ty còn gặp nhiều hạn chế, chưa thể phát huy được tối ưu hiệu quả mà nó mang lại. Do đó, chưa thể mang tính bao phủ và thu hút được khách hàng.
Thứ năm, rủi ro trong quá trình giao hàng xuất khẩu đường biển như thiên tai, cháy nổ, cướp biển,... vẫn là mối lo ngại lớn cho doanh nghiệp lẫn khách hàng.
3.3.3. Nguyên nhân của tồn tại a. Nguyên nhân khách quan
52
Do suy thoái kinh tế, đói nghèo cùng với sự xuất hiển trở lại của dịch COVID-19 đã khiến rủi ro trong vận tải biển tăng cao. Theo thống kê, số các vụ cướp biển và cướp có vũ trang ở các vùng biển châu Á đã tăng 17% , nhiều nhất là ở Eo biển Singapore.
Điều này đe dọa rất lớn đến an toàn hàng hóa của doanh nghiệp khi thị trường hoạt động của doanh nghiệp tại Châu Á chiếm đến 57%.
Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine khiến cho biến động về giá năng lượng và nguyên liệu đầu vào tăng cao, đặt ra bài toán lớn cho các doanh nghiệp ngành logistics về việc điều chỉnh giá. Doanh nghiệp khó có thể áp dụng các chính sách về giá để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, các DN logistics Việt Nam tiếp tục phải đối mặt việc cạnh tranh gay gắt với các DN logistics nước ngoài cùng với việc bán phá giá của một số công ty đối thủ khiến doanh nghiệp không thể tận dụng lợi thế cạnh tranh vốn có.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội doanh nghiệp logistics, hiện ngành logistics còn thiếu khoảng 2 triệu nhân lực. Sự khó khăn về nguồn nhân lực của ngành logistics sẽ càng tăng khi Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là trong khu vực Cộng đồng Kinh tế ASEAN và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề khó có thể giải quyết bởi nguyên nhân chủ yếu đến từ các trường dạy nghề. Họ gặp phải nhiều thách thức trong việc đáp ứng trình độ kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp so với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, dẫn tới tình trạng thiếu hụt kỹ năng trong thị trường lao động. Do đó, sinh viên tốt nghiệp được sắp xếp vào những vị trí tay nghề thấp với mức lương khiêm tốn, trong khi các nhà tuyển dụng lại phải đầu tư đào tạo lại nhân viên.
Cơ sở vật chất hạ tầng ở Việt Nam còn chậm phát triển cũng là một hạn chế lớn đối với sự phát triển của logistics.
b. Nguyên nhân chủ quan
Các chiến lược phát triển của công ty chủ yếu là các chiến lược ngắn hạn, chỉ tập trung vào mục tiêu lợi nhuận, quan tâm nhiều đến doanh số chứ không có sự phát triển mang tính lâu dài.
Công ty chưa có chiến lược để thu hút và tuyển dụng nhân sự. Những chính sách đào tạo đội ngũ nhân viên mới còn hời hợt. Bên cạnh đó, những chính sách công ty đưa
53
ra chưa đủ hấp dẫn và giữ chân đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm vốn có. Dẫn đến trường hợp, cách một khỏang thời gian sẽ có những nhân sự rời công ty đến đầu quân cho một công ty khác. Do đó, số lượng nhân viên gắn bó lâu năm với công ty là rất ít.
Là công ty cổ phần ngoài nhà nước, nhưng công ty lại chưa đưa ra được những chính sách để kêu gọi vốn, khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng hay chính sách lương thưởng hậu hĩnh cho nhân viên.
Công ty chưa chú trọng vào hoạt động làm marketing trong kinh doanh hay có làm nhưng không mang lại hiệu quả. Những hoạt động marketing đưa ra không có chiến lược và mục đích cụ thể nên chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu chung chưa hấp dẫn được khách hàng và chưa đánh được vào tâm lý mua của người tiêu dùng.
54