CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
2.3. Cơ sở lý thuyết về quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu của doanh nghiệp
2.3.1. Cơ sở pháp lý, nguyên tắc của quy trình thủ tục hải quan
21
Việc thực hiện thủ tục hải quan được dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định.
Cơ sở pháp lý đó gồm cơ sở pháp lý quốc gia, cơ sở pháp lý quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế về hải quan.
Với cơ sở pháp lý quốc gia: hay còn được gọi là Luật pháp quốc gia, là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành theo trình tự thủ tục do luật quy định.
Cơ sở pháp lý quốc gia gồm các văn bản pháp luật về hải quan và các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động hải quan. Các văn bản pháp luật về hải quan gồm:
Luật Hải quan năm 2014, quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan;
Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP;
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Nghị định 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, Quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư 39/2018/TT-BTC với nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều trong Thông tư 38/2015/TT-BTC;
Thông tư 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính quy định về chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ để thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa theo quy định tại Nghị định 46/2020/NĐ-CP về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối
22
với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan;…..
Ngoài ra, các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động hải quan cũng là cơ sở pháp lý của thủ tục hải quan như Luật Thương mại năm 2005, Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015, Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2015,….
Với cơ sở pháp lý quốc tế: đây là các văn bản do các quốc gia thỏa thuận xây dựng và thường được gọi và điều ước quốc tế, gồm các điều ước quốc tế về hải quan và các Điều ước quốc tế liên quan đến hải quan, điển hình là:
Công ước về thành lập Hội đồng hợp tác hải quan (Customs Cooperation Council), nay là Tổ chức Hải quan thế giới (World Customs Organization – WCO)
Công ước Kyoto 1973 và Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 về đơn giản hóa, hài hòa thủ tục hải quan
Hiệp định về Hải quan năm 1988, Công ước HS về phân loại hàng hóa năm 1988, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu, Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT),…
2.3.1.2. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hải quan
Khi thực hiện thủ tục hải quan cả người khai hải quan và công chức hải quan phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Tất cả các hàng hóa, phương tiện vận tải đều phải làm thủ tục hải quan. Điều này có nghĩa là không phân biệt hàng hóa, phương tiện vận tải đó của ai, mang quốc tịch gì, thuộc loại hình xuất khẩu, nhập khẩu nào, khi tham gia vào các quan hệ thương mại quốc tế hoặc có sự di chuyển từ khu vực pháp lý này sang khu vực pháp lý khác đều phải làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan. Quản lý rủi ro là việc áp dụng có hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ và thông lệ nhằm giúp cơ quan hải quan bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để tập trung quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, đối tượng được xác định là rủi ro.
23
Đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Việc thực hiện thủ tục hải quan phải hướng tới hai mục tiêu cơ bản, một là đảm bảo sự quản lý chặt chẽ và có hiệu quả của Nhà nước trong lĩnh vực hải quan, hai là tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp.
Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan. Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác. Vì vậy về nguyên tắc hàng hóa, phương tiện vận tải sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan thì được thông quan, ngoại trừ những trường hợp khác theo quy định của pháp luật, chẳng hạn tạm dừng thông quan khi có yêu cầu của chủ sở hữu quyền nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc thực hiện biện pháp cưỡng chế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện nghĩa vụ thuế.
Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật. Nguyên tắc này xuất phát từ các tính chất cơ bản của thủ tục hải quan, xuất phát từ các đặc trưng của hoạt động thương mại quốc tế cũng như yêu cầu của quản lý nhà nước về hải quan.
Thủ tục hải quan phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Nguyên tắc này được thể hiện ở việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc, đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc của cơ quan hải quan cũng như doanh nghiệp phải phù hợp với quy định của pháp luật hải quan và phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế.