Giới thiệu về Công ty TNHH SX và XNK Thanh Tú

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu băng dính từ thị trường trung quốc của công ty tnhh sx và xnk thanh tú (Trang 27 - 36)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG

3.1. Giới thiệu về Công ty TNHH SX và XNK Thanh Tú

3.1.1.1. Sơ lược về công ty

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THANH TÚ

Tên quốc tế: THANH TU MANUFACTURE AND EXPORT IMPORT COMPANY LIMITED

Tên viết tắt: THANH TU MIE CO.,LTD Mã số thuế: 0105216133

Địa chỉ: Số 670 Ngô Gia Tự, Phường Đức Giang, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Người đại diện: NGÔ THỊ PHÁI Điện thoại: 04.38251733

Ngày hoạt động: 2011-03-28

Quản lý bởi: Chi cục thuế Quận Long Biên

Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài Nhà nước

Vốn điềulệ: 20.000.000.000 VNĐ(Bằng chữ: Hai mươi tỷ đồng) 3.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Sản xuất và XNK Thanh Tú được thành lập vào năm 2011 với chỉ 5 thành viên, là doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất các loại băng dính, giấy nhăn, bìa nhăn, sản xuất bột giấy, giấy và bìa cũng như bao bì từ giấy và bìa,...

Công ty hiện có nhà máy sản xuất tại số 670 Ngô Gia Tự, Phường Đức Giang, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. Nhà máy sản xuất băng dính của công ty được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ cuối năm 2011 với tổng vốn đầu tư 20 tỷ đồng và tổng diện tích nhà máy gần 500 m2. Hiện nay, nhà máy hoạt động sản xuất với 20 nhân công.

Mục tiêu chiến lược của Công ty TNHH Sản xuất và XNK Thanh Tú là chuyên sâu vào lĩnh vực sản xuất băng dính, trở thành nhà cung cấp và phân phối băng dính số 1 tại thị trường Việt Nam và tương lai vươn tầm quốc tế, đó cũng là mục tiêu lâu dài và định hướng phát triển của công ty. Vì thế, ngay từ khi thành lập, công ty đã đầu tư dây chuyền, máy móc đáp ứng yêu cầu sản xuất các mặt hàng trong lĩnh vực này. Đồng thời, tập trung phát triển nguồn nhân lực, đào tạo tay nghề cho công nhân. Điều đó đã giúp công ty sớm đi vào hoạt động ổn định và trở thành nhà cung ứng hàng đầu trên thị trường với hơn 10 năm kinh nghiệm.

3.1.2. Lĩnh vựa hoạt động

Công ty TNHH Sản xuất và XNK Thanh Tú là doanh nghiệp đa ngành nghề.

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty TNHH Sản xuất và XNK Thanh Tú là sản xuất và buôn bán băng dính. Sản phẩm băng dính của công ty rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã, bao gồm: băng dính trong, băng dính đục, băng dính màu, băng dính in logo, băng dính mút xốp, băng dính nano,... Công ty nhập khẩu nguyên vật liệu từ các đối tác Trung Quốc, sau đó tiến hành sản xuất băng dính tại nhà máy sản xuất ở số 670 Ngô Gia Tự, Phường Đức Giang, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, rồi bán các thành phẩm cuối cung cho các khách hàng ở thị trường Việt Nam.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Thanh Tú

Nguồn: Phòng Nhân sự của công ty Thanh Tú

- Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty:

+Giám Đốc: là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty; người lãnh đạo cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và toàn thể lao động về việc điều hành và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Phòng Kinh doanh: thực hiện chiến lược marketing, lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện, thiết lập và giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối.

+ Phòng Nhân sự: có chức năng tiếp nhận thông tin, có nhiệm vụ tuyển chọn cán bộ công nhân viên, sắp xếp nhân sự và sắp xếp công việc của

các phòng ban trong doanh nghiệp.

+ Phòng Kế toán:thực hiện các công việc kế toán tài chính của công ty, làm báo cáo kế toán định kỳ và cuối năm, kiểm tra, kiểm soát việc thu – chi, theo dõi tình hình công nợ của công ty.

+ Phòng Xuất Nhập Khẩu: tìm kiếm, đàm phán và ký hợp đồng với các đối tác nước ngoài; tổ chức thực hiện thủ tục nhập khẩu và giao nhận hàng hóa, thống kê, báo cáo số liệu nhập khẩu từng mặt hàng (trị giá, số lượng) theo quy định.

+ Xưởng sản xuất: phụ trách sản xuất các sản phẩm băng dính của công ty 3.1.4. Nhân lực

Bảng 3.1: Cơ cấu nhân lực của Công ty Thanh Tú năm 2022 STT Bộ phận Tổng số

lao động

Số lao động chia theo giới tính

Số lao động chia theo trình độ học vấn

1 Giám đốc 1 người Nữ: 100% ĐH: 100%

2 Phòng Kinh doanh

3 người Nam: 33%

Nữ: 67%

ĐH: 67%

CĐ: 33%

3 Phòng Nhân sự 2 người Nữ: 100% ĐH: 100%

4 Phòng Kế toán 3 người Nam: 33%

Nữ: 67%

ĐH: 67%

CĐ: 33%

5 Phòng XNK 2 người Nữ: 100% ĐH: 100%

6 Xưởng sản xuất 20 người Nam: 75%

Nữ: 25%

CĐ: 10%

THPT: 90%

Nguồn: Phòng Nhân sự công ty Thanh Tú

Công ty TNHH SX và XNK Thanh Tú năm 2022 có tổng cộng 30 nhân viên chính thức không bao gồm Giám đốc điều hành, 100% số đó đang trong độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi. Số lượng lao động bố trí ở các bộ phận của công ty không đều nhau, có phòng có nhiều nhân viên và có phòng có ít nhân viên. Điều này là do mỗi phòng ban có nhiệm vụ khác nhau.

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy, ở xưởng sản xuất, số lao động nam là nhiều hơn cả (chiếm 75%) do đặc thu công việc cần nhiều sức khỏe và sức bền, phu hợp với nam giới. Ngược lại ở các phòng ban khác, lao động nữ chiếm ưu thế do bộ phận này đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng và tỉ mỉ. Về trình độ học vấn, ngoại trừ xưởng sản xuất, các phòng ban còn lại công ty Thanh Tú chỉ tuyển nhân sự trình độ Cao Đẳng và Đại học (80% đại học và 20% cao đẳng), các nhân viên đều tốt nghiệp từ các Trường Đại học hàng đầu về kinh tế ở Việt Nam như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại,... cho thấy chất lượng của lao động ở công ty là khá cao. Tuy nhiên ở xưởng sản xuất, phần lớn công nhân là lao động phổ thông (80%) do tính chất công việc cần hoạt động tay chân nhiều hơn là trí óc.

Như vậy có thể thấy công ty sở hữu nguồn nhân lực đủ về số lượng và tốt về chất lượng, lao động phu hợp với từng vị trí, đáp ứng các kỹ năng chuyên môn cần thiết phục vụ cho nhu cầu của công ty.

3.1.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Bảng 3.2: Các loại máy móc tại xưởng của Công ty Thanh Tú năm 2022

STT Tên mô tả máy Số lượng

1 Máy tráng keo 3

2 Máy phân cuộn băng dính 2

3 Máy đóng và rút lõi 1

4 Máy cắt lõi 1

5 Máy co màng 2

6 Máy sửa cuộn 1

7 Xe chở hàng 3

8 Xe nâng hàng 2

9 Máy in 2

Nguồn: Hồ sơ nhà máy công ty Thanh Tú

Không chỉ ở nhà máy, trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật của văn phòng công ty có mức cải thiện đáng kể. Công ty hiện sở hữu đầy đủ các thiết bị hỗ trợ tại văn phòng như máy tính, máy in, máy photocopy,... Hệ thống các máy vi tính đều được phủ sóng internet, cài đặt đầy đủ các phần mềm phục vụ cho công việc. Văn phòng làm việc có đầy đủ bàn ghế, giá sách, điều hòa hai chiều,... đảm bảo nhân viên được làm việc trong môi trường thoải mái nhất.

3.1.6. Tài chính của công ty

Bảng 3.3: Báo cáo tài chính Công ty Thanh Tú giai đoạn 2020-2022

(Đơn vị: VNĐ)

Chỉ tiêu 2020 2021 2022

Tổng tài sản 43,858,868,636 59,734,860,217 26,427,009,076 Tài sản ngắn hạn 40,016,697,663 56,255,967,617 23,959,166,953 Tài sản dài hạn 3,842,170,973 3,478,892,600 2,467,842,123 Vốn chủ sở hữu 14,565,653,798 14,492,169,542 13,594,281,660

Nợ ngắn hạn 15,931,275,421 45,242,690,675 12,832,727,416

Nợ dài hạn 0 0 0

Khoản phải thu 16,946,673,778 17,360,826,605 11,027,379,425 Hệ số thanh toán ngắn hạn 2.51 1.24 1.87

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2020-2022 của Công ty Thanh Tú Thông qua bảng thống kê trên, ta có thể thấy được hoạt động tài chính tổng quát nhất của công ty trong giai đoạn 2020-2022 như sau :

Vốn chủ sở hữu giảm từ 14,5 tỷ VNĐ năm 2020 xuống 13,5 tỷ VNĐ cuối năm 2022 (giảm còn 0.93% so với năm 2020) cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn kém hiệu quả, các hoạt động kinh doanh có thể ít mang lại lợi nhuận.

Tài sản ngắn hạn năm 2021 tăng 1.4 lần so với năm 2020. Tuy nhiên, Tài sản ngắn hạn của công ty vào thời điểm năm 2022 lại giảm 2.3 lần so với năm 2021.

Điều này được lý giải do công ty tập trung sản xuất vào những quý cuối năm, lượng hàng tồn kho lớn do công ty chưa tiến hành bàn giao với khách hàng, đây cũng là thời điểm tích lũy hàng tồn kho để bán vào dịp cao điểm các tháng cuối năm, công ty tích trữ lượng hàng hóa nhiều để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Các khoản phải thu của công ty cũng giảm nhẹ từ 16,946,673,778 VNĐ năm 2020 xuống còn 11,027,379,425 VNĐ năm 2022, tương đương giảm gần 1/3 so với năm 2020 (Bảng cân đối kế toán năm 2020-2022 Công ty Thanh Tú). Điều này cho thấy, Công ty đang bán được ít hàng hóa sản phẩm hơn, sức tăng trưởng về doanh thu không mấy khả quan. Tài sản dài hạn của công ty giảm đáng kể do khấu hao tài sản cố định qua các năm của công ty.

Tiểu kết: Tình hình tài chính giai đoạn 2020- 2022 của Công ty TNHH SX và XNK Thanh Tú, với sự tiếp diễn của đại dịch Covid-19 gây rối loạn và đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn thế giới khiến công ty cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trên thị trường băng dính, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2020- 2022 được cho là vẫn tạm ổn định nhưng đang có dấu hiệu đi xuống. Tuy nhiên, hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty chung quy lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khá tốt, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

3.2. Khái quát hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH SX và XNK Thanh Tú 3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Thanh Tú (2020-2022) (Đơn vi: VNĐ)

STT Chỉ tiêu 2020 2021 2022

2 Doanh thu thuần 142,719,129,725 146,026,795,156 112,966,913,486 3 Giá vốn bán hàng 139,579,429,700 139,483,629,297 108,817,634,717 4 Chi phí quản lý 2,620,238,397 2,313,154,596 2,592,658,362 6 Lợi nhuận thuần 513,525,808 413,070,416 -13,669,133 8 Chi phí khác 2,220,252,391 7,287,043,925 1,031,286,611 11 Lợi nhuận sau thuế -1,880,727,223 -5,212,276,441 -897,887,882

Nguồn: Bản cân đối kế toán năm 2020-2022 công ty Thanh Tú Dựa trên số liệu bảng 2.1, có thể thấy giai đoạn 2020-2022 Công ty TNHH SX và XNK Thanh Tú kinh doanh đều thua lỗ, lợi nhuận sau thuế 3 năm này đều âm và có sự không ổn định. Đỉnh điểm là năm 2021 công ty đã thua lỗ hơn 5 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với năm 2020 với lợi nhuận sau thuế là gần 2 tỷ đồng, sau đó

đến năm 2022 tình hình kinh doanh đã tốt hơn, tuy nhiên vẫn chưa thu được lợi nhuận dương (lợi nhuận sau thuế năm 2022 là -897,887,882 VNĐ)

Giải thích cho sự thâm hụt này trước tiên phải kể đến giá vốn bán hàng giai đoạn 2020-2022 là khá cao, trong khi doanh thu thu về lại chẳng được bao nhiêu.

Dịch bệnh gây đứt gãy chuỗi cung ứng năm 2021 nên Thanh Tú phải đối mặt với

“bài toán tăng cước giá vận chuyển”, các sản phẩm hiện nay của doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu qua đường biển, chi phí vận tải tăng cao trong bối cảnh khủng hoảng khiến lợi nhuận của công ty giảm đi khá nhiều. Ngoài ra còn do những khoản chi phí khác khổng lồ lên đến hơn 7 tỷ đồng.

3.2.2. Hoạt động nhập khẩu của công ty

Do tính chất và quy trình công nghệ sản xuất băng dính có tính đặc thu và phức tạp, công ty đã phải tiến hành nhập khẩu các loại mặt hàng băng dính này để bán và phân phối cho thị trường tiêu thụ trong nước. Công ty không nhập khẩu thành phẩm cuối cung mà nhập những cuộn jumbo lớn, sau đó đưa về nhà xưởng tiến hành sản xuất để ra được sản phẩm cuối cung là những cuộn băng dính nhỏ có thể sử dụng được ngay.

Hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện đường biển, điều kiện giao hàng theo giá CIF, phương thức thanh toán bằng L/C. Hình thức mua hàng là nhập khẩu trực tiếp từng lô hàng cụ thể được thể hiện qua các quy trình đặt hàng, quy trình nhập khẩu, quy trình thanh toán.

Bảng 3.5: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Công ty Thanh Tú (2020-2022) (Đơn vị:VNĐ) STT Tên sản phẩm Kim ngạch nhập khẩu

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 1 Băng dính 2 mặt 11,946,723,146 12,843,791,589 10,782,672,941 2 Băng dính OPP 14,953,156,956 13,553,792,823 15,751,895,262 3 Băng dính vải 9,823,913,742 10,463,163,729 9,477,313,952 4 Băng dính giấy 6,943,146,953 5,972,821,165 5,541,954,375 5 Băng dính Similli 13,932,163,949 14,862,956,146 12,845,924,753

Tổng 57,599,104,746 57,696,525,452 54,399,761,283 Nguồn: Phòng XNK công ty Thanh Tú

Giai đoạn 2020-2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của công ty có sự biến động nhẹ, nhìn chung hơi giảm từ 57.6 tỷ đồng (Năm 2020) xuống còn 54.4 tỷ đồng (Năm 2022). Nguyên nhân chính của sự giảm nhẹ của kim ngạch nhập khẩu là do dịch Covid - 19 đã tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, nợ ngắn hạn năm 2021 lên tới con số 45 tỷ VND, lại thêm sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ cạnh tranh trong nước đã buộc doanh nghiệp phải giảm bớt một chút kim ngạch nhập khẩu.

Các mặt hàng công ty tập trung nhập khẩu bao gồm băng dính 2 mặt, băng dính OPP, băng dính Similli,...chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lượng nhập khẩu hàng năm. Trong đó, với cả 3 năm, mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất là băng dính OPP (chiếm lần lượt là 26.0%, 23.5% và 29.0%) và mặt hàng nhập khẩu ít nhất trong cả 3 năm đều là băng dính giấy (chiếm lần lượt là 12.1%, 10.4% và 10.2%).

Tất cả các mặt hàng trong danh mục hàng nhập khẩu của công ty đều là hàng Nhà nước cho phép nhập khẩu không hạn chế, không có quy định nhập khẩu đặc biệt.

Thị trường mà công ty lựa chọn nhập khẩu 100% là Trung Quốc do hàng hóa của Trung Quốc chất lượng ngày một tăng lên mà giá cả lại phải chăng, phu hợp với thị trường trong nước. Hơn nữa, điều kiện vận chuyển từ Trung Quốc tới các cảng của Việt Nam khá thuận tiện do khoảng cách địa lý ngắn hơn so với các nước khác.

3.2.3. Quy trình nhập khẩu hàng hóa của công ty

Hoạt động xuất khẩu của công ty được thực hiện chủ yếu bằng đường biển, quá trình giao nhận được thuê ngoài bởi các công ty dịch vụ. Quá trình kinh doanh của công ty bao gồm các bước cơ bản sau:Hiện tại Công ty TNHH SX và XNK Thanh Tú đang thực hiện quy trình nhập khẩu như sau:

Sơ đồ 3.2: Quy trình nhập khẩu của Công ty Thanh Tú

Nguồn: Phòng XNK công ty Thanh Tú

Điều tra, nghiên cứu thị

trường

Xây dựng phương án nhập khẩu

Đàm phán, ký

kết hợp đồng Thực hiện hợp đồng

Bước 1: Điều tra, nghiên cứu thị trường

Việc điều tra, nghiên cứu thị trường sẽ do phòng XNK thực hiện. Bộ phận này sẽ thu thập thông tin thị trường trong nước (nhu cầu của khách hàng) và ngoài nước (thông tin hàng hóa như: giá cả, chất lượng, mẫu mã,...) để đưa ra được danh mục hàng hóa cần nhập khẩu cũng như chọn được nhà cung cấp uy tín phu hợp với tiêu chí công ty đề ra.

Bước 2: Xây dựng phương án nhập khẩu

Sau khi lập được bảng danh mục hàng hóa cần nhập khẩu và tìm được nhà cung cấp phu hợp, các nhân viên của phòng XNK sẽ đưa ra kế hoạch nhập khẩu cụ thể. Trong kế hoạch thì sẽ bao gồm thông tin về: Chi phí nhập khẩu hàng hóa,thông tin cơ bản về hàng hóa, kim ngạch dự kiến, định hướng của công ty và đánh giá sơ bộ hoạt động kinh doanh dự kiến. Sau đó bản kế hoạch sẽ được đưa lên cho Giám đốc xét duyệt, nếu được thông qua thì sẽ đến bước 3, đàm phán, ký kết hợp đồng.

Bước 3: Đàm phán ký kết hợp đồng

Đối với các khách hàng thân quen, công ty sẽ thỏa thuận hợp đồng thông qua email, điện thoại để đảm bảo tính linh hoạt và thuận tiện cho cả hai bên. Đối với các khách hàng mới, công ty có thể sẽ tổ chức cuộc gặp mặt trực tiếp để trao đổi. Sau khi hai bên thống nhất về những điều khoản trên hợp đồng như: Giá cả, số lượng, chất lượng sản phẩm, hình thức thanh toán, thủ tục hải quan, vận chuyển,... thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Hợp đồng sẽ được ký qua Fax hoặc ký trực tiếp nếu hai bên có điều kiện gặp mặt.

Bước 4: Thực hiện hợp đồng

Sau khi hợp đồng được ký két, bên mua và bên bán có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện theo đúng yêu cầu của hợp đồng. Công ty sẽ yêu cầu bên ủy thác nhập khẩu sẽ chuyển tiền đặt cọc vào tài khoản của công ty tại ngân hàng BIDV để tiến hành thủ tục ký quỹ, ký cược mở L/C. Khi đặt cọc xong, đối tác bên bán sẽ liên hệ với bên vận chuyển và gửi hàng. Và bên phía công ty Thanh Tú sẽ làm thủ tục hải quan, nhận hàng. Sau khi kiểm tra đủ chất lượng, số lượng của hàng hóa, bên mua sẽ trả nốt phần tiền còn lại cho bên mua.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu băng dính từ thị trường trung quốc của công ty tnhh sx và xnk thanh tú (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)