CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG
3.4. Đánh giá hoạt động nhập khẩu băng dính từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH SX và XNK Thanh Tú dưới sự ảnh hưởng của môi trường kinh
3.4.1. Thành công và hạn chế 3.4.1.1. Thành công
Thứ nhất, trải quan gần 12 năm hình thành và phát triển, Thanh Tú, với việc luôn chú trọng tìm hiểu, phân tích, đánh giá kỹ các môi trường KDQT, để từ đó đưa ra những đường lối phát triển thích hợp, đã đạt được những thành công nhất định trong ngành sản xuất băng dính. Đó là trở thành một trong những nhà phân phối băng dính lớn nhất miền Bắc và cũng có tên tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh, trở thành đối tác kinh doanh của những thương hiệu lớn như Vinamilk hay Nhà sách Trí Tuệ. Du phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung với sự biến động không ngừng của thị trường, Thanh Tú vẫn luôn nỗ lực và phát triển không ngừng, khẳng định được vị thế trên thị trường Việt Nam.
Thứ hai, công ty có sự nhìn nhận tình hình tổng quan các môi trường kinh doanh quốc tế tác động đến hoạt động kinh doanh công ty, có đưa ra sự lựa chọn, phương hướng kinh doanh nhằm tận dụng tối ưu thuận lợi mà môi trường kinh doanh mang lại. Nhờ vậy mà du giai đoạn 2020-2022, Trung Quốc áp dụng chính sách Zero Covid gây đứt quãng chuỗi cung ứng thì nguồn cung nguyên liệu của Thanh Tú vẫn luôn ổn định đảm bao được nhu cầu sử dụng trong nước.
Thứ ba, bộ máy nhân viên có kiến thức chuyên môn xuất nhập khẩu tốt, có khả năng xử lý vấn đề phát sinh cụ thể thuộc nghiệp vụ của mình. Đồng thời công ty cũng tạo công ăn việc làm ổn định trong đợt dịch cho nhiều lao động THPT trẻ trung năng động làm việc tại xưởng sản xuất.
3.4.1.2. Hạn chế
Thứ nhất, chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường, nhân viên không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, chưa phân tích sâu vào yếu tố từ môi trường KDQT nên không nhận thấy những mối nguy hiểm tiềm tàng từ môi trường kinh doanh quốc tế mang lại.
Thứ hai, về doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2020-2022, doanh thu công ty Thanh Tú đang có dấu hiệu sụt giảm còn lợi nhuận âm liên tiếp trong 3 năm gần
nhất một phần là do các loại chi phí như chi phí quản lý, chi phí bán hàng và các chi phí khác là quá lớn. Điều này thể hiện công tác sử dụng nguồn nhân lực của công ty chưa thật sự hiệu quả.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng mặc du đã được cải thiện nhưng vẫn còn khá yếu với mục tiêu mở rộng kinh doanh, hệ thống kho hàng chưa hiện đại do nguồn vốn chưa đủ lớn và tập trung nhiều vào đầu tư kinh doanh. Điều này cũng khiến cho doanh nghiệp lãng phí nhiều nguồn lực tài chính khiến hiệu quả kinh doanh liên tục đi xuống trong ba năm gần nhất.
Thứ tư, về thị trường nhập khẩu, thị trường nhập khẩu của Thanh Tú hiện tại 100% là Trung Quốc, điều này chứng tỏ công ty đang bị phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường này.
3.4.2. Nguyên nhân
Một số nguyên nhân chính có thể lí giải cho những vấn đề, hạn chế còn tồn tại của công ty Thanh Tú như sau :
Thứ nhất, công ty Thanh Tú chưa có sự đánh giá và đầu tư thật sự hợp lý vào nhân lực, chưa nhận ra được sự cần thiết của bộ phận nghiên cứu thị trường, dẫn đến việc thiếu sót bộ phận này trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.
Thứ hai, sự bung phát đại dịch Covid-19 trên toàn cầu khiến việc lưu thông hàng hóa gặp khó khăn, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu khiến giá cước vận chuyển tăng cao,... Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh khác từ chính Việt Nam dẫn đến lượng khách hàng giảm, giá bán thành phẩm cũng phải điều chỉnh xuống thấp để có thể cạnh tranh.
Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc sụt giảm trong lợi nhuận và hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là ở năm 2021.
Thứ ba, khả năng sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
Doanh nghiệp vì để đảm bảo cung ứng băng dính ổn định trong ba năm Covid-19, mà đã sử dụng quá nhiều vốn vào hoạt động nhập khẩu, thiếu sự đầu tư vào nguồn nhân lực cũng như cơ sở hạ tầng, hệ thống kho hàng, gây lãng phí rất nhiều nguồn lực tài chính.
Thứ tư, thị trường hàng nhập khẩu còn chưa phong phủ. Công ty TNHH Thanh Tú nhập khẩu hàng hóa băng dính hoàn toàn từ thị trường Trung Quốc nên
còn phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp khiến cho chi phí nhập khẩu có thể tăng cao và dễ bị đứt chuỗi cung ứng.
3.4.3. Cơ hội và thách thức 3.4.3.1. Cơ hội
Về chính trị: môi trường chính trị ổn định với chính sách phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nền tảng bền vững thuận lợi cho công ty phát triển lâu dài, cung với môi trường kinh doanh Việt Nam tiếp tục cải thiện, giúp nâng cao lực cạnh tranh quốc gia. Đặc biệt, với việc tăng 3,5 điểm 10 bậc theo đánh giá Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam trở thành quán quân trong cuộc đua cải thiện thứ hạng Bảng xếp hạng “Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019”.
Về pháp luật: cho đến đầu năm 2023, Trung Quốc chính thức hủy bỏ chính sách Zero Covid, nới lỏng mọi sự giãn cách và các quy định ngặt nghèo trước đó, thúc đẩy xuất khẩu là cơ hội rất lớn với công ty Thanh Tú.
Về kinh tế: việc ký kết hiệp định thương mại từ ACETA, với mức thuế suất 0% mặt hàng băng dính giúp công ty giảm bớt thuế, tiết kiệm chi phí nhập khẩu.
Về văn hóa:Trung Quốc - Việt Nam, hai nước láng giềng có lịch sử văn hóa tương đồng với mối quan hệ làm ăn lâu dài, truyền thống giúp đôi bên am hiểu nhau hơn, ít gặp khó khăn qua trình đàm phán. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, dân số đông, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào giúp cho sản phẩm băng dính có giá thành rẻ, mà chất lượng cũng tương đối tốt.
3.4.3.2. Thách thức
Thứ nhất, giá mặt hàng nhập khẩu tăng 10% đến 15% so với trước khi có chính sách điều chỉnh giảm chi tiêu mua sắm nhập khẩu, tập trung tiêu dung hàng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu khiến cho đầu vào doanh nghiệp tăng cao.
Thứ hai, bất đồng trình độ văn hóa, quá trình phát triển, đường lối chính sách hai nước là rào cản hai bên giao dịch với nhau.
Thứ ba, với công nghệ ngày càng phát triển, nhiều sản phẩm ra đời với nhiều tính năng hơn yêu cầu nhân sự cần phải cập nhật kiến thức kịp thời.