Môi trường pháp luật

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu băng dính từ thị trường trung quốc của công ty tnhh sx và xnk thanh tú (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG

3.3. Phân tích thực trạng ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu băng dính từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH SX và

3.3.2. Môi trường pháp luật

Hệ thống pháp luật Trung Quốc ngày nay trở thành thành tố của dòng họ pháp luật mới, đó là dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp luật Trung Quốc ngày nay thực chất đã có ít nhiều pha trộn với pháp luật phương Tây, pháp luật của chủ nghĩa tư bản, chứ không còn là hệ thống XHCN thuần túy. Hong Kong (1997) và Macau (1999) trở về với Trung Quốc và chính sách “một quốc gia, hai chế độ” làm cho hệ thống pháp luật Trung Quốc thêm phần phức tạp.

Về chính sách thị trường, Trung Quốc áp dụng các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào thị trường xuất khẩu bằng cách tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm và đánh giá thị trường, sử dụng công nghệ phu hợp và tư vấn về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã cho các sản phẩm nhằm nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, Trung Quốc rất quan tâm đến việc đơn giản hóa và nhanh gọn hệ thống văn bản pháp luật và thủ tục giúp hàng hóa ra nước ngoài cũng như các nhà đầu tư trên thế giới có thể dễ dàng đầu tư và kinh doanh tại thị trường Trung Quốc.

Sau khi gia nhập WTO (2002), Trung Quốc đi theo mô hình chính sách tiếp túc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu kết hợp với tự do hóa thương mại theo các quy định và điều kiện gia nhập WTO. Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, Trung Quốc đồng thời chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật để hoạt động xuất khẩu được dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn. Thay vì các biện pháp hỗ trợ trực tiếp từ chính phủ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Trung Quốc chuyển sang chính sách xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển thông qua Quỹ phát triển, hỗ trợ cho các doanh nghiệp đi đầu trong các lĩnh vực xuất khẩu, mở rộng quyền hạn cho các tổng công ty xuất khẩu trong nước, cho phép các các địa phương thành lập các công ty ngoại thương để tự chủ trong hoạt động xuất khẩu của mình. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có những biện pháp hạn chế rủi ro,như tăng cường dự trữ ngoại tệ nhằm bình ổn tỷ giá hối đoái, xúc tiến các hoạt động hỗ trợ thanh toán từ ngân hàng trung ương cũng như áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám định chặt chẽ các mặt hàng xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao chất lượng và tăng cường tính cạnh tranh trên thương trường.

Ngoài ra, có một vấn đề nổi cộm trong chính sách thương mại Quốc tế của Trung Quốc mấy năm vừa qua đó là dịch Covid - 19. Sau 3 năm kiên quyết với chủ trương Zero Covid, thắt chặt mọi hoạt động xuất nhập khẩu, thì ngày 08/01/2023, Trung Quốc đã mở cửa toàn bộ các cửa khẩu, chính thức hủy bỏ chính sách Zero Covid. Điều này giúp cho hoạt động KDQT diễn ra thuận lợi hơn.

=> Từ những điều trên có thể thấy, hệ thống pháp luật Trung Quốc vẫn có sự chồng chéo nhất định với chính sách “Một quốc gia, hai chế độ”. Tuy nhiên, Tung Quốc cũng rất tích cực tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, và mới đây nhất với việc dỡ bỏ Zero Covid, môi trường pháp luật Trung Quốc đã tạo những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động KDQT nói chung và hoạt động nhập khẩu của Công ty Thanh Tú nói riêng.

- Việt Nam:

Hệ thống pháp luật Việt Nam được xem là còn nhiều chồng chéo, thiếu tính đồng bộ.Tình trạng xung đột giữa các văn bản quy phạm pháp luật đã gây nhiều khó khăn, lúng túng trong việc áp dụng luật. Không chỉ chồng chéo, mâu thuẫn giữa các đạo luật với nhau, giữa luật chung và các luật chuyên ngành mà còn giữa văn bản

hướng dẫn luật này với văn bản hướng dẫn luật khác, khiến cho các đối tượng chịu sự tác động của các văn bản luật không biết phải thực hiện theo quy định nào. Tính riêng lĩnh vực đầu tư, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra các quy định hiện hành trong 9 luật (Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Xây dựng,...) và có sự chồng chéo với nhau. Tình trạng này đã gây ra 37 vướng mắc phổ biến đối với doanh nghiệp trong trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, và đấu thầu...

Năm 2022, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được tổ chức, trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn công phu, nhất là tổng kết quá trình thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 (Nghị quyết số 48- NQ/TW), định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số 49- NQ/TW) và các chủ trương có liên quan, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”.

So với các yêu cầu của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 27-NQ/TW không chỉ yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật

“thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch” mà còn đặt ra những yêu cầu mới, cao hơn, đó là yêu cầu bảo đảm tính “dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, kịp thời, ổn định, dễ tiếp cận” của hệ thống pháp luật.

Hiện nay pháp luật Việt Nam quy định mặt hàng băng dính nằm trong danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu và phải tuân thủ những quy định sau:

Về mã HS: Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, cấu tạo thực tế của hàng hóa nhập khẩu. Đối với mặt hàng băng dính, mã HS hiện thuộc Chương 39 – Plastic và các sản phẩm bằng Plastic. Cụ thể:

+ Mã HS 3919: Tấm, phiến, màng, lá, băng, dải và các hình dạng phẳng khác tự dính, bằng plastic, có hoặc không ở dạng cuộn.

+ Mã HS 39199099: Loại khác

Về thủ tục nhập khẩu: So với các loại hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành thì băng dính là mặt hàng có thủ tục nhập khẩu khá đơn giản. Bởi loại hàng này không có yêu cầu, chính sách đặc biệt khi nhập khẩu. Do đó, thủ tục nhập khẩu băng dính được tiến hành như bình thường. Trước tiên là cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu. Tiếp đó, doanh nghiệp tiến hành mở tài, truyền tờ khai, nhận kết quả phân luồng và hoàn tất các thủ tục thông quan cho lô hàng.

Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu hàng hóa băng dính mà Công ty Thanh Tú cần chuẩn bị theo quy định tại Khoản 5, Điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC (Sửa đổi bổ sung Điều 16, Thông tư 38/2015/TT-BTC). Bộ hồ sơ gồm có một số loại giấy tờ sau:

+ Tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu + Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) + Commercial Contract (Hợp đồng thương mại) + Bill of Lading (Vận tải đơn)

+ Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – C/O): bởi vì sản phẩm băng dính nhập khẩu của doanh nghiệp nằm trong danh mục được miễn thuế nhờ vào việc ký kết Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc

Việc lên tờ khai và tiến hành nhập khẩu hàng hóa băng dính Công ty Thanh Tú đều thuê ngoài để dễ dàng và thuận tiện hơn trong quá trình nhập khẩu. Băng dính cũng là mặt hàng thường xuyên được phân vào luồng xanh nên việc thông quan là khá dễ dàng, không bị trì hoãn gây mất thời gian và tăng chi phí thông quan.

=> Sau 37 năm đổi mới kể từ năm 1986, hệ thống pháp luật Việt Nam đã không ngừng được xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những thiếu sót, như tính thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ổn định và tính khả thi chưa cao. Mặc dù vậy, những quy định về nhập khẩu băng dính hiện tại vẫn được coi là rất thuận lơi cho công ty Thanh Tú khi tiến hành KDQT.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu băng dính từ thị trường trung quốc của công ty tnhh sx và xnk thanh tú (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)