CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG
3.3. Phân tích thực trạng ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến hoạt động nhập khẩu băng dính từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH SX và
3.3.3. Môi trường kinh tế
Nền kinh tế của Trung Quốc là một nền kinh tế đang phát triển định hướng thị trường. Doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 60% giá trị vốn hóa thị trường của Trung Quốc vào năm 2019, đóng góp tới 40% GDP của Trung Quốc tương đương
15 nghìn tỷ USD vào năm 2021, trong đó các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài đóng góp 60% còn lại(nguồn: insight.factset.com)
Quý IV/2022, GDP Trung Quốc tăng 2,9% so với cung kỳ năm 2021. Cả năm 2022, GDP tăng 3%, đạt hơn 121.020 tỷ Nhân dân tệ (17.950 tỷ USD). Nếu không tính năm 2020 (năm Trung Quốc và toàn thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19), 2022 là năm có tốc độ tăng trưởng chậm nhất của Trung Quốc kể từ mức 1,6% vào năm 1976 - năm Chủ tịch Mao Trạch Đông qua đời. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5,5% cho năm 2022, nhưng không đạt được do các biện pháp kiểm soát COVID-19 đã kìm hãm hoạt động sản xuất và tiêu dung.
Biểu đồ 3.1: Mục tiêu tăng trưởng GDP và mức thực hiện thực tế của Trung Quốc giai đoạn 1994 - 2023
(Nguồn: Financial Times) Xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong tháng 12-2022 kể từ khi bắt đầu đại dịch và giảm 9,9% so với cung kỳ năm ngoái, trong khi tiêu dung chìm trong sắc đỏ vào tháng 11 cung năm và đầu tư cũng chậm lại. Xuất khẩu băng dính vì vậy mà cũng giảm phần nào. Tuy nhiên, với năng lực và trình độ của bản thân, Công ty Thanh Tú đã cố gắng duy trì ổn định nguồn cung băng dính nhập khẩu để duy trì ổn định tình hình sản xuất kinh doanh.
Theo Bộ Công Thương, Trung Quốc là thị trường có vai trò quan trọng đối với cả hoạt động KDQT nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng của Việt Nam.
Số liệu thống kê năm 2022 cho thấy, đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất của ta với kim ngạch 9 tháng đầu năm 2022 ghi nhận ở mức 91,16 tỷ USD.
Biểu đồ 3.2: Kim ngạch thương mại song phương Việt - Trung giai đoạn 2010-2022 (Nguồn: Báo Thanh niên) Khác với xu hướng chung của các quốc gia, du đã triển khai tiêm vắc-xin mở rộng, Trung Quốc vẫn thực hiện các biện pháp chống dịch theo chính sách “Zero Covid”cho đến hết năm 2022. Trung Quốc là nguồn cung lớn đối với nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất của Việt Nam đặc biệt đối với nhóm linh kiện điện tử, phụ tung máy móc, vải và hóa chất. Việc giao nhận hàng hóa bị chậm đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu của cộng đồng doanh nghiệp khiến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp bị gián đoạn.
=> Nhìn chung thì Trung Quốc là một nền kinh tế cực kỳ lớn, với tiềm năng kinh tế khổng lồ. Kinh tế Trung Quốc có mức tăng trưởng tương đối cao và ổn định, kiểm soát lạm phát tốt. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho Công ty TNHH SX và XNK Thanh Tú tiến hành nhập khẩu sản phẩm băng dính từ đây. Tuy nhiên, với sự kiên trì thực hiện chiến dịch “Zero Covid”, Trung Quốc đã thắt chặt hoạt động xuất nhập khẩu của mình, giám sát chặt chẽ ở các cửa khẩu khiến cho nguồn nguyên liệu nhập khẩu bị đứt quãng, việc giao nhận hàng hóa bị chậm hơn. Thêm vào đó là sự gia tăng của giá nguyên vật liệu nhập khẩu, cụ thể ở đây là sản phẩm băng dính, cũng như giá vận chuyển hàng hóa đã khiến Công ty Thanh Tú gặp rất nhiều khó khăn, tốn rất nhiều thời gian và chi phí để có thể nhập khẩu mặt hàng băng dính từ Trung Quốc về Việt Nam
- Việt Nam
Trong suốt quá trình chuyển mình từ một nền kinh tế lạc hậu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể
GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý 1 tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%), tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022 do nền kinh tế khôi phục trở lại. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động mạnh và khó đoán định, tăng trưởng ở hầu hết các quốc gia và khu vực cho thấy nhiều bất ổn và thách thức, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được đánh giá cao bởi kết quả thực tế ở các giai đoạn 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2022 đều nằm trong và vượt dự báo tăng trưởng theo kịch bản đưa ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.
Lạm phát cơ bản bình quân cả năm 2022 tăng 2,59%, thấp hơn mức lạm phát tổng thể. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,4%. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2022 ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4%. Trong đó, giá nhập khẩu tăng tới 8,56%, còn lượng hàng nhập khẩu giảm 0,15%.
=> Nhìn chung nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế ổn định và có tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là những năm gần đây mặc cho sự tàn phá của đại dịch Covid - 19 là rất khủng khiếp. Hoạt động xuất nhập khẩu cũng luôn được đẩy mạnh, là một điều kiện rất thuận lợi cho Công ty Thanh Tú tiến hành sản xuất kinh doanh, nhập khẩu băng dính về Việt Nam.