Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng đá thạch anh nhân tạo sang thị trường mỹ của công ty cổ phần vicostone (Trang 24 - 30)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU

2.2. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả xuất khẩu

2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu

Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là nguồn gốc của việc tái sản xuất mở rộng kinh doanh và là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động kinh doanh thì mục tiêu hàng đầu và mang tính sống còn của doanh nghiệp đó là tối đa hóa lợi nhuận.

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và chi phí mà doanh nghiệp đó đầu tư vào hoạt động sản xuất để đạt được mức doanh thu ấy.

Công thức: Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

Chỉ tiêu này được coi là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động

17

của các doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ thể hiện được con số tuyệt đối mà chưa thể đánh giá được mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh.

b, Tỷ suất doanh thu trên chi phí kinh doanh ( CPKD ) Công thức:

Tỷ suất doanh thu

trên chi phí kinh doanh = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐂𝐏𝐊𝐃 x 100%

Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng chi phí SXKD trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho đơn vị xuất khẩu. Chỉ tiêu này càng lớn, nghĩa là trình độ sử dụng các nguồn lực tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh càng tốt và ngược lại, chỉ tiêu này càng nhỏ thì trình độ sử dụng các yếu tố chi phí càng kém hiệu quả.

c, Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh Công thức:

Tỷ suất lợi nhuận trên

chi phí kinh doanh = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐥ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐂𝐏𝐊𝐃 x 100%

Chỉ tiêu này thể hiện 100 đồng chi phí kinh doanh tham gia hoạt động sản xuất trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này đánh giá sâu hơn hiệu quả hoạt động xuất khẩu vì lợi nhuận mới là cái doanh nghiệp được giữ lại, là nguồn để trả lương cho nhân viên, đầu tư cải tiến máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng và lập nên các quỹ cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao.

d, Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Công thức:

Tỷ suất lợi nhuận

trên doanh thu = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐥ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 x 100%

Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng doanh thu đạt được trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc tốc độ gia tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ gia tăng chi phí.

2.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

18

Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, hiệu quả sử dụng tài sản, cơ cấu vốn, vòng quay hàng tồn kho,... phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, thông qua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mối quan hệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kết quả thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Do đó doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng và tối đa hoá giá trị doanh nghiệp cần phải đặt vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lên hàng đầu.

a, Tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh (VKD) Công thức:

Tỷ suất doanh thu

trên vốn kinh doanh = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐕𝐊𝐃 x 100%

Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng vốn kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp xuất khẩu.

b, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh (VKD) Công thức:

Tỷ suất lợi nhuận

trên vốn kinh doanh = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒍ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐕𝐊𝐃 x 100%

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, thể hiện 100 đồng VKD mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.

c, Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định - Sức sản xuất vốn cố định (VCĐ):

Sức sản xuất

vốn cố định = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐕𝐂Đ x 100%

Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp.

- Sức sinh lợi vốn cố định (VCĐ):

19

Sức sinh lợi

vốn cố định = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐕𝐂Đ x 100%

Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.

d, Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ) - Sức sản xuất vốn lưu động

Sức sản xuất

vốn lưu động = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐕𝐋Đ x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp.

- Sức sinh lợi vốn lưu động:

Sức sinh lợi

vốn lưu động = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐥ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐕𝐋Đ x 100%

Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.

- Số vòng quay vốn lưu động:

Số vòng quay

vốn lưu động = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐕𝐋Đ x 100%

Chỉ tiêu này cho biết trong một khoảng thời gian nhất định vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng.

- Số ngày luân chuyển bình quân 1 vòng quay Số ngày luân chuyển

bình quân 1 vòng quay = 𝐓𝐡ờ𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐥ị𝐜𝐡 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤ỳ (𝟑𝟔𝟎 𝐧𝐠à𝐲) 𝑺ố 𝒗ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝒄ủ𝒂 𝒗ố𝒏 𝒍ư𝒖 độ𝒏𝒈 Chỉ tiêu này cho biết để quay được một vòng vốn lưu động cần bao nhiêu ngày.

- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Hệ số đảm nhiệm

vốn lưu động = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐕𝐋Đ

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 x 100%

20

Chỉ số này cho biết để có được 100 đồng doanh thu tiêu thụ trong kỳ cần bao nhiêu đồng vốn lưu động.

2.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực a, Năng suất lao động bình quân

Năng suất lao động

bình quân = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐬ố 𝐥𝐚𝐨 độ𝐧𝐠

Chỉ tiêu này cho biết 1 lao động trong công ty đóng góp bao nhiêu đồng doanh thu.

b, Kết quả kinh doanh trên một đồng chi phí tiền lương Công thức:

Kết quả kinh doanh trên

một đồng chi phí tiền lương = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭𝐢ề𝐧 𝐥ượ𝐧𝐠

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng lương chi trả cho công nhân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

c, Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động Công thức:

Lợi nhuận bình quân

tính cho một lao động = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐥ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐬ố 𝐥𝐚𝐨 độ𝐧𝐠

Chỉ tiêu này cho biết 1 lao động trong kỳ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho công ty.

2.2.4.4. Nhóm chỉ tiêu đặc trưng của hoạt động xuất khẩu

Trong hoạt động xuất khẩu, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu, còn chi phí thu mua xuất khẩu lại thể hiện bằng Việt Nam đồng vì vậy cần phải tính tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu. Đó là đại lượng so sánh giữa khoản thu ngoại tệ do xuất khẩu đem lại và chi phí nội tệ chi ra để có được số ngoại tệ đó:

Tỷ suất ngoại tệ

xuất khẩu = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐢 𝐩𝐡í 𝐡à𝐧𝐠 𝐱𝐮ấ𝐭 𝐤𝐡ẩ𝐮 (𝐧ộ𝐢 𝐭ệ) 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐡à𝐧𝐠 𝐱𝐮ấ𝐭 𝐤𝐡ẩ𝐮 (𝐧𝐠𝐨ạ𝐢 𝐭ệ) Chỉ tiêu này cho biết phải chi ra bao nhiều đơn vị nội tệ để thu được một đơn vị ngoại tệ.

21

Tỷ giá

nhập khẩu = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐡à𝐧𝐠 𝐧𝐡ậ𝐩 𝐤𝐡ẩ𝐮 (𝐛ả𝐧 𝐭ệ) 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐢 𝐩𝐡í 𝐡à𝐧𝐠 𝐧𝐡ậ𝐩 (𝐧𝐠𝐨ạ𝐢 𝐭ệ)

Chỉ tiêu này cho biết tổng số tiền bản tệ thu được khi phải chi tiêu một đơn vị ngoại tệ

2.2.4.5. Nhóm chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế - xã hội - Tạo việc làm cho người lao động

Để giảm tỷ lệ thất nghiệp, xét trên góc độ vĩ mô thì đòi hỏi nền kinh tế phải tạo được nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Còn xét ở góc độ mỗi doanh nghiệp, khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, số lao động mà doanh nghiệp tạo ra được bao gồm số lao động làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp và số lao động có việc làm gián tiếp do liên đới từ phía đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.

- Sự tác động đến môi trường

Các yếu tố đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên, những ảnh hưởng này có thể tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường. Với những tác động tiêu cực mà doanh nghiệp gây ra thì xã hội phải bỏ ra chi phí cho những giải pháp khắc phục hậu quả. Nếu những chi phí mà xã hội bỏ ra lớn hơn các lợi ích mà xã hội nhận được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì sự tồn tại của doanh nghiệp sẽ không được xã hội chấp nhận .

- Nâng cao đời sống người lao động

Ngoài việc tạo việc làm cho người lao động, đòi hỏi các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua các chỉ tiêu như: Gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người; Gia tăng đầu tư xã hội;

Mức tăng trưởng phúc lợi xã hội,...

- Sự tác động đến kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy phát triển năng lực của cơ sở hạ tầng, giao thông liên lạc, điện nước,....

- Đóng góp vào ngân sách nhà nước

22

Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả chính là mức nộp ngân sách cho Nhà nước, tức khoản thuế đã nộp cho Nhà nước. Đây cũng là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Mức đóng góp của các doanh nghiệp bao gồm các khoản thuế như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng vốn nhà nước, thuế tài nguyên,…Đây là nguồn thu hết sức quan trọng để nhà nước đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, chi phí cho an ninh quốc phòng, duy trì bộ máy hoạt động của nhà nước. Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phải càng có điều kiện đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng đá thạch anh nhân tạo sang thị trường mỹ của công ty cổ phần vicostone (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)