Hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng đá thạch anh nhân tạo của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng đá thạch anh nhân tạo sang thị trường mỹ của công ty cổ phần vicostone (Trang 50 - 62)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐÁ THẠCH ANH NHÂN TẠO SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CP

3.3. Thực trạng hiệu quả xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty CP Vicostone

3.3.2. Hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng đá thạch anh nhân tạo của Công ty

3.3.2.1 Thực trạng hiệu quả xuất khẩu của công ty thông qua nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp

A, Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu

Lợi nhuận là chỉ tiêu rất quan trọng, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là nền tảng cho hoạt động tái sản xuất mở rộng kinh doanh và là động lực thúc đẩy người lao động ngày càng nâng cao hiệu quả làm việc của mình.

Lợi nhuận cao hay thấp là thước đo sức sống của doanh nghiệp, đồng thời nó phản ánh doanh nghiệp đã kết hợp nguồn lực của mình hợp lý hay chưa. Tình hình lợi nhuận chung của Vicostoneđược thể hiện qua bảng số liệu sau:

Biểu đồ 3.5: Tổng doanh thu và lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2019-2021 Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2019, 2020, 2021

5.562,76 5.659,59

7.070,13

1.652,66 1.667,96 2.097,40

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tổng doanh thu Lợi nhuận

43

Qua biểu đồ trên, ta thấy lợi nhuận của Công ty qua các năm tăng đều. Năm 2019, lợi nhuận mà Công ty thu về là 1.652,66 tỷ đồng và sang đến năm 2020 là 1.667,96 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 0,93% so với năm 2019. Tuy nhiên, bước sang năm 2021, lợi nhuận của Công ty đã tăng lên đến một con số ấn tượng là 2.097,40 tỷ đồng, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2020 và là mức cao nhất trong 3 năm gần đây. Lợi nhuận năm 2021 tăng mạnh là nhờ một phần vào việc đầu tư thêm 1 dây chuyên sản xuất làm cho năng suất của Công ty tăng một cách đáng kể. Kết quả này cho ta thấy rõ được sự cố gắng nỗ lực và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Với sự quyết liệt trong chỉ đạo và điều hành của Ban Lãnh đạo Công ty, khả năng quản trị rủi ro, chủ động trước những thay đổi và sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ CBCNV, mặc dù tình hình kinh tế toàn cầu năm 2019, 2020 có nhiều biến động bất ổn, Vicostone đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, đưa công ty tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.

Tuy nhiên lợi nhuận xuất khẩu vẫn chưa phản ánh đầy đủ hiệu quả xuất khẩu của công ty. Do đó, ta cần xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ tương quan với doanh thu và chi phí bỏ ra. Bảng số liệu kết hợp với biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện chi tiết nhất về nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp để thấy rõ hơn về hiệu quả xuất khẩu của Công ty CP Vicostone.

Bảng 3.5: Hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2019-2021 qua nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp

Đơn vị: Tỷ đồng và % Chỉ tiêu Năm

2019

Năm 2020

Năm 2021

2020/2019 (%)

2021/2020 (%) Tổng doanh thu

(tỷ đồng) 5.562,76 5.659,59 7.070,13 1,74 24,92 Tổng chi phí kinh

doanh (tỷ đồng) 3.910,10 3.991,63 4.972,73 2,09 24,58 Lợi nhuận sau thuế

(tỷ đồng) 1.410,12 1.428,42 1.772,06 1,30 24,06

44

Tỷ suất doanh thu trên chi phí kinh

doanh (%)

142,27 141,79 142,18 - -

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh

doanh (%)

36,06 35,79 35,64 - -

Tỷ suất lợi nhuận

trên doanh thu (%) 25,35 25,24 25,06 - -

Nguồn: Số liệu Công ty và tính toán của tác giả B, Tỷ suất doanh thu trên chi phí kinh doanh (CPKD)

Từ bảng trên ta thấy trong những năm qua, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của Công ty tương đối cao. Năm 2019, cứ 100 đồng chi phí sản xuất bỏ ra, Công ty đã tạo ra được 142,27 đồng doanh thu, đây cũng là năm mà Vicostone đạt tỷ suất doanh thu cao nhất trong 3 năm qua. Năm 2019 tuy là năm đầu của đại dịch Covid- 19 nhưng Công ty vẫn giữ vững phong độ, các hoạt động sản xuất, xuất khẩu vẫn diễn ra khá suôn sẻ. Sang năm 2020, con số này giảm nhẹ so với năm trước, đạt 141,79 đồng doanh thu trên 100 đồng chi phí bỏ ra, đây cũng là năm đỉnh điểm của đại dịch Covid-19. Việc bùng phát của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó đặc biệt là lĩnh vực xây dựng.

Nhiều dự án xây dựng đã bị hủy hoặc hoãn kế hoạch, điều đó ảnh hưởng không tốt đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng, nhất là đối với các doanh nghiệp có doanh thu chủ yếu đến từ xuất khẩu như Vicostone. Với định hướng thích ứng nhanh, chuyển đổi kịp thời, Vicostone đã chủ động nắm bắt tình hình thị trường để đưa ra các giải pháp kịp thời và linh hoạt, phù hợp với từng thời điểm và từng thị trường để ổn định sản xuất kinh doanh. Kết quả, năm 2021, Công ty đã lấy lại được phong độ của mình, tỷ suất doanh thu trên chi phí kinh doanh đã có nhiều khởi sắc, đạt 142,18 đồng doanh thu trên 100 đồng chi phí, cao xấp xỉ so với năm 2019. Điều này cho thấy rằng hoạt động xuất khẩu của công ty trong 3 năm qua nhìn chung đã có những chuyển biến tích cực, có những bước tiến hiệu quả góp phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh của Dông ty.

C, Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh (CPKD)

45

Từ bảng số liệu đã tổng hợp ở trên, ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh ở mức khá và có xu hướng giảm qua từng năm. Năm 2019 nếu cứ bỏ ra 100 đồng chi phí cho sản xuất sẽ thu được 36,06 đồng lợi nhuận thì đến năm 2020, 100 đồng chi phí chỉ thu về 35,79 đồng, con số này tiếp tục giảm đến năm 2021 với chỉ 35,65 đồng lợi nhuận. Lý giải cho sự giảm sút này là do việc kiểm soát chi phí của công ty trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao, Công ty vẫn chưa có biện pháp hợp lý tiết kiệm chi phí dẫn đến tỷ trọng chi phí chiếm quá lớn làm giảm lợi nhuận ảnh hưởng đến hiệu quả của công ty. Thêm vào đó, thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt và giá cước tăng cao nên chi phí xuất khẩu tăng cao. Mặc dù tỷ suất này của Công ty chỉ đạt mức khá, nhưng với tình hình dịch bệnh căng thẳng trong ba năm trở lại đây thì có thể coi đây là con số đáng mơ ước của nhiều đơn vị sản xuất.

D, Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Là tỷ số tương đối giữa lợi nhuận và tổng doanh thu, nếu con số này lớn hơn 1 tức hoạt động xuất khẩu của công ty có hiệu quả và ngược lại bé hơn 1 đồng nghĩa với doanh nghiệp không đạt được hiệu quả xuất khẩu.

Như đã phân tích ở trên, doanh thu và lợi nhuận mà Công ty đạt được trong ba năm qua là khá lớn và liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu biến động không ổn định, giảm trong 3 năm gần đây. Cụ thể, nếu cứ 100 đồng doanh thu năm 2019 tạo ra được 25,35 đồng lợi nhuận sau thuế thì con số này vào năm 2020 giảm xuống còn 25,24 đồng lợi nhuận, chứng tỏ một điều rằng sự tàn phá của Covid-19 là quá khủng khiếp vào cuối, nhưng công ty đã có những phản ứng thích nghi kịp thời để giữ được mức tỷ suất lợi nhuận tương đối cao. Năm 2021, còn số này vẫn giảm nhưng không nhiều với 100 đồng doanh thu có thể tạo ra được 25,06 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân của tình trạng này cũng là do dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, Nhà nước thực hiện các phương án giãn cách nên Công ty phải thực hiện các phương án phòng chống dịch nghiêm ngặt, dẫn đến thiếu hụt nguồn lao động, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất,… thêm vào đó là sự biến động không đều của chi phí xuất khẩu như giá cước vận chuyển, chi phí kho bãi,… Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty vẫn được duy trì ở mức tương đối cao, cho thấy hiệu quả xuất khẩu là khá tốt.

46

3.3.2.2 Thực trạng hiệu quả xuất khẩu của công ty thông qua nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Mục tiêu đầu tiên và cũng là mục tiêu cuối cùng của một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm các biện pháp nhằm khai thác và sử dụng một cách triệt để những nguồn lực bên trong và ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải được doannh nghiệp đặt lên hàng đầu, đó là mục tiêu trung gian tất yếu để đạt được mục tiêu cuối cùng bởi vốn có vai trò mang tính quyết định đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Kết quả thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Vicostone:

Bảng 3.6: Hiệu quả sử dụng vốn Công ty giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị: Tỷ đồng và %

Chỉ tiêu Năm

2019

Năm 2020

Năm 2021

2020/2019 (%)

2021/2020 (%) Tổng doanh thu

(tỷ đồng) 5.562,76 5.659,59 7.070,13 1,74 24,92 Lợi nhuận sau thuế

(tỷ đồng) 1.410,12 1.428,42 1.772,06 1,30 24,06 Vốn kinh doanh

(tỷ đồng) 3.448,69 3.857,82 4.874,20 11,86 26,35 Vốn cố định

(tỷ đồng) 1.058,23 1.018,16 1.036,69 - 3,79 1,82 Vốn lưu động

(tỷ đồng) 2.390,46 2.839,66 3.837,51 18,79 35,14 Tỷ suất doanh thu trên

vốn kinh doanh (%) 161,30 146,70 145,05 - 9,05 - 1,13 Tỷ suất lợi nhuận trên

vốn kinh doanh (%) 40,89 37,03 36,36 - 9,45 - 1,81

47

Sức sản xuất vốn cố

định (%) 525,67 555,86 681,99 5,74 22,69

Sức sinh lợi vốn cố

định (%) 133,25 140,29 170,93 5,28 21,84

Sức sản xuất vốn lưu

động (%) 232,71 199,31 184,24 -14,35 - 7,56 Sức sinh lợi vốn lưu

động (%) 58,99 50,30 46,18 - 14,73 - 8,20 Số vòng quay vốn lưu

động (vòng/năm) 2,33 1,99 1,84 - 14,35 - 7,56 Số ngày luân chuyển

bình quân một vòng quay (ngày)

154,70 180,63 195,40 16,76 8,18

Hệ số đảm nhiệm vốn

lưu động (%) 42,97 50,17 54,28 16,76 8,18

Nguồn: Báo cáo tài chính 2019, 2020, 2021 và tính toán của tác giả A, Tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh (VKD)

Từ bảng số liệu trên, Tỷ suất doanh thu trên VKD khá cao, tuy nhiên lại có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây. Cụ thể, năm 2019 cứ 100 đồng VKD đưa vào kinh doanh sẽ tạo ra được 161,30 đồng doanh thu. Sang đến năm 2020, con số này có biến động đi xuống nhưng không quá nhiều, đạt 146,70 đồng với mức giảm 9.05% so với năm 2019. Năm 2021, con số này tiếp tục giảm nhưng không đáng kể với 100 đồng VKD tạo ra 145,05 đồng doanh thu, chỉ giảm 1,13% so với 2020. Đó là do trong năm này, Tập đoàn đã đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất và các máy móc thiết bị hiện đại làm tăng thêm chi phí cố định. Mặc dù giảm nhưng với sự nỗ lực của Công ty, tỷ suất vẫn ở mức đáng mong ước và thấy được sự hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn của Vicostone.

B, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh

Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sỡ hữu của công ty. Tiêu chí này được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết

48

định bỏ vốn đầu tư vào kinh doanh, chỉ tiêu này tăng giúp doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn từ các nhà đầu tư.

Qua số liệu tính toán ở bảng trên, giai đoạn 2019-2020 thì tỷ suất lợi nhuận trên VKD của Công ty giảm đều. Năm 2019, cứ 100 đồng VKD cho sản xuất sẽ tạo ra được 40,89 đồng lợi nhuận sau thuế, đây cũng là con số lớn nhất trong 3 năm gần đây. Tuy nhiên, năm 2020 gần đây, con số này chỉ đạt 37,03 đồng lợi nhuận, giảm mạnh nhất với mức giảm 9,45% so với 2019. Tỷ suất lợi nhuận trên VKD tiếp tục giảm nhẹ với 36,36 đồng lợi nhuận sau thuế khi bỏ ra 100 đồng VKD năm 2021.

Nguyên nhân là do vốn kinh doanh của công ty còn phụ thuộc khá nhiều vào vốn vay, vì vậy việc trả lãi vay lớn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận thu về của công ty.

Mặc dù, ảnh hưởng chung của đại dịch tác động rất lớn vào hoạt động sản xuất của Công ty, khiến tỷ suất lợi nhuận giảm rõ rệt qua các năm, nhưng không thể phủ nhận rằng Công ty đã rất nỗ lực để nhanh chóng lấy lại phong độ vào năm 2021 này.

C, Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Sức sản xuất vốn cố định (VCĐ)

Sức sản xuất VCĐ trong 3 năm qua tăng đều với những con số rất ấn tượng.

Cụ thể, năm 2019 khi đưa 100 đồng VCĐ vào kinh doanh tạo ra được 525,67 đồng doanh thu. Sang năm 2020, con số này tăng nhanh lên 555,86 đồng và lên tới 681,99 đồng, tăng 29,74 % so với năm 2019, quả là một kết quả đáng mong đợi. Điều này cho thấy công tác quản lý, sử dụng tài sản cố định của Công ty rất tốt, công ty đã quan tâm việc mua sắm trang thiết bị mới đồng thời bào trì các thiết bị cũ và đầu tư thêm 1 dây chuyền sản xuất làm tăng năng suất của nhà máy sản xuất. Như vậy, có thể thấy sự cố gắng, quyết tâm của tập thể Công ty trong việc sử dụng hiệu quả vốn cố định phục vụ hoạt động sản xuất, xuất khẩu.

Sức sinh lợi vốn cố định

Tương tự sức sản xuất VCĐ, sức sinh lợi vốn cố định của Công ty cũng ở một mức khá tốt và tăng đều qua các năm. Năm 2019, cứ 100 đồng VCĐ khi đưa vào sử dụng có thể tạo ra 133,25 đồng lợi nhuận sau thuế. Thì đến 2020, sức sinh lợi VCĐ tăng nhẹ với 100 đồng VCĐ vào sản xuất thì tạo ra 140,29 đồng lợi nhuận sau thuế.

Và đến 2021 mới đây, con số này tăng mạnh và đạt 170,93 đồng lợi nhuận sau thuế,

49

tăng 21,84% so với năm 2020. Điều này cho thấy Vicostone đã sử dụng hiệu quả vốn cố định trong hoạt động xuất khẩu đá ốp lát nhân tạo của mình, đồng thời cho thấy thành quả cố gắng của tập thể Công ty qua các năm.

D, Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Sức sản xuất vốn lưu động

Vốn lưu động là số vốn cần thiết đảm bảo cho doanh nghiệp dự trữ các loại tài sản lưu động nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động là một yêu tố quan trọng, luôn được các nhà quản trị quan tâm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu vốn lưu động sao cho phù hợp với tính chất và quy mô sản xuất kinh doanh để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Từ năm 2019 đến năm 2021, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Vicostone có những biến động bất thường.

Từ bảng trên, có thể thấy được sức sản xuất vốn lưu động của Công ty tương đối cao, tuy nhiên lại có xu hương giảm đều qua các năm. Nếu cứ 100 đồng VLĐ mang lại 232,71 đồng doanh thu vào năm 2019, thì mới đây năm 2020, con số này chỉ đạt 199,31 đồng, giảm 14,35% so với năm trước. Bước sang 2021, sức sản xuất VLĐ của Công ty tiếp tục giảm chỉ còn 184,24 đồng doanh thu cho 100 đồng VLĐ bỏ ra, nguyên do là công tác quản lý, sử dụng tài sản lưu động chưa được tốt lắm, khiến cho vốn lưu động hằng năm tăng đều nhưng doanh thu từ vốn lưu động lại giảm. Các yêu cầu về vốn lưu động của công ty bị tác động bởi một số yếu tố, trong đó chủ yếu là về nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào, máy móc thiết bị cho sản xuất, dịch vụ vận chuyển, hàng hóa,… Mà trong 3 năm gần đây, hầu hết đều chịu ảnh hưởng của dịch Covid nên giá cả leo thang, khiến cho chi phí tăng nhanh. Hơn nữa, Công ty chưa sát sao trong việc kiểm soát nợ phải thu từ khách hàng, dẫn đến nguồn vốn lưu động bị chiếm dụng lâu ngày.

Sức sinh lợi vốn lưu động

Cũng giống như sức sản xuất vốn lưu động, sức sinh lợi vốn lưu động của Công ty cũng giảm đều trong 3 năm qua. Cụ thể, năm 2019, cứ 100 đồng VLĐ khi đưa vào sử dụng thì có thể tạo ra 58,99 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2020, sức sinh lợi VLĐ giảm xuống 50,30 đồng lợi nhuận cho mỗi 100 đồng VLĐ bỏ ra. Và

50

năm 2021, con số này bị giảm xuống 8,20% so với năm ngoái, chỉ tạo ra được 46,18 đồng lợi nhuận sau thuế. Sự lên xuống thất thường của tỷ giá hối đoái cũng một phần gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sự dụng vốn này. Đồng thời, giá cước quốc tế tăng đột biến, có những lô hàng cước phí vận chuyển tăng gấp 2 đến 3 lần, gây khó khăn không nhỏ cho công ty làm suy giảm về hiệu quả kinh doanh. Sức sinh lời của vốn lưu động tiếp tục giảm xuống, tuy nhiên, điều này không nói lên rằng, Vicostone đã sử dụng vốn lưu động không hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu đá thạch anh.

Công ty đã giữ sức sinh lời VLĐ của mình luôn ở mức khá tốt và tương đối ổn định, đây cũng là thành quả cố gắng của tất cả cán bộ nhân viên trong công ty.

Số quay vòng vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển VLĐ có nhiều biến động đi xuống trong thời gian gần đây.

Nếu năm 2019, số vòng quay VLĐ đạt 2,33 vòng/năm thì năm 2020 con số này giảm xuống 1,99 vòng/năm. Và năm 2021, số vòng quay VLĐ lại giảm chỉ còn 1,84 vòng/năm, giảm 7,56% so với năm 2020. Con số này giảm một phần là công tác quản lý hàng tồn kho vẫn chưa được tốt, tình trạng hàng tồn kho khá lớn dẫn đến quá trình thu hồi vốn chậm, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và việc quản lý vốn lưu động.

Số ngày luân chuyển bình quân 1 vòng quay

Nhìn vào bảng ta thấy số ngày luân chuyển dao động ở khoảng 154-195 ngày, là khoảng thời gian không quá dài, tuy nhiên có xu hướng tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động của công ty đang chưa được hiệu quả lắm. Cụ thể, nhìn vào số liệu năm 2019, thì chỉ cần 154,70 ngày cho một vòng quay VLĐ thì đến 2020 số ngày lên tới 180,63 ngày. Và đỉnh điểm là năm 2021 với 195,40 ngày, tăng 8,18% so với năm 2020. Con số này tăng do chính sách duy trì lượng hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu giao hàng nhanh của khách hàng.

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Có thể thấy, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động biến động có xu hướng tăng trong 3 năm gần đây. Cụ thể, năm 2019 hệ số đảm nhiệm VLĐ đạt 42,97% thì sang 2020 con số này tăng nhẹ với 50,17%, tức là để có 100 đồng doanh thu Công ty cần bỏ ra 50,17 đồng VLĐ. Tính đến năm 2021, hệ số này tiếp tục tăng và cần tới 54,28 đồng VLĐ để thu về 100 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này tăng rõ rệt qua các năm, chứng tỏ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng đá thạch anh nhân tạo sang thị trường mỹ của công ty cổ phần vicostone (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)