CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐÁ THẠCH ANH NHÂN TẠO
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty
4.2.1. Giải pháp nâng cao lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận a, Cơ sở đề xuất giải pháp
Với mục đích giải quyết hạn chế về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tăng trưởng chưa ổn định, kèm theo đó là mục tiêu gia tăng lợi nhuận kinh doanh trong thời gian tới, Công ty cần có những phương án cụ thể nhằm giảm các chi phí sản xuất, từ đó nâng cao tỷ suất và tối đa hoá lợi nhuận.
62
b) Nội dung giải pháp
Tiết kiệm chi phí và sử dụng hiệu quả chi phí kinh doanh
- Giảm chi phí nguyên liệu đầu vào: Lập kế hoạch nguyên vật liệu và đảm bảo tình trạng cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ cho sản xuất. Tìm kiếm thêm các nhà cung cấp để đảm bảo khả năng cung cấp và đa dạng các nhà cung cấp. Đồng thời sử dụng tối ưu sự giúp đỡ của Công ty mẹ - Tập đoàn Phenikaa, đặc biệt về tài chính, nhằm giảm được những khoản chi phí từ các đơn đặt hàng mua nguyên vật liệu mà Công ty chưa có tiền trả ngay. Giảm bớt phế liệu, phế phẩm và các hao tổn do quá trình chế biến gây ra, vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa giúp công ty tiết kiệm được phần nào chi phí. Ngoài ra, Tăng cường sử dụng nguyên vật liệu trong nước thay thế nguyên vật liệu nhập khẩu nhằm giảm thiểu chi phí, giảm giá thành, tăng cường khả năng cạnh tranh của Công ty. Đặc biệt, tiếp tục nghiên cứu sử dụng cát Silic là nguồn nguyên liệu sẵn có tại Việt Nam để sản xuất sản phẩm mới với nhiều đặc tính không thua kém 3 dòng sản phẩm hiện tại của Công ty.
- Giảm chi phí do hàng hoá tồn kho: Công ty nên sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng nhằm đảm bảo hàng khi thành phẩm sẽ tiêu thụ hết và làm giảm lượng hàng hoá phải lưu kho. Lên kế hoạch vận chuyển hợp lý để giảm chi phí vận chuyển và các khoản chi phí khác có liên quan, giảm chi phí gián tiếp như chi phí vận chuyển, kho tàng bến bãi...
- Giảm chi phí nhân công: Công ty nên bố trí công việc sao cho đúng người đúng việc, có khả năng hoàn thành công việc tốt. Tăng năng suất lao động bằng các biện pháp như: cải tiến máy móc kỹ thuật; tuyển dụng, đào tạo và phát triển người lao động để thích ứng với công việc nhằm nâng cao hiệu quả làm việc.
Tăng cường hoạt động xúc tiến
Hoạt động xúc tiến là một trong những hoạt động nhằm giữ vững thị trường hiện tại và thu hút thị trường mới. Một số giải pháp cho Công ty :
- Hoàn thiện Website của Công ty, cung cấp thêm nhiều thông tin trên Web giúp khách hàng hiểu rõ hơn về đặc tính, công dụng, giá cả của các sản phẩm của Công ty, minh bạch trong giá cả sản phẩm nhằm giúp khách hàng có một sự lựa chọn đúng đắn nhất. Hơn nữa, thông qua Web Công ty có thể truyền bá, quảng cáo được sản phẩm của mình trên toàn thế giới.
63
- Đẩy mạnh các chương trình tiếp thị, quảng bá, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước đối với cả 3 loại sản phẩm của Công ty là đá Bretonstone, đá Terastone và đá Hi-tech Stone. Đối với đặc tính sản phẩm đá ốp lát của Công ty, Công ty sẽ tăng cường sử dụng hai hình thức sau: Tham gia hội trợ triển lãm thế giới và Quảng cáo sản phẩm trên các Webside.
Hoạt động nghiên cứu thị trường
Hiện nay, sản phẩm vật liệu xây dựng nói chung và sản phẩm gạch đá ốp lát cao cấp nói riêng đang trên đà phát triển, sẽ có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng sẵn sàng ra nhập thị trường. Do đó, việc nghiên cứu thị trường về sự biến động nhu cầu và hành động của các đối thủ tiềm ẩn là quan trọng hàng đầu. Công ty phải nghiên cứu thị trường để luôn luôn đi đầu trong thiết kế sản phẩm mới, đáp ứng tối ưu nhu cầu thị trường. Cụ thể:
- Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chhuyên môn sâu, chuyên phụ trách về mảng nghiên cứu, phân tích thị trường.
- Tận dụng triệt để hình thức nghiên cứu thị trường nước ngoài thông qua tham tán thương mại của Việt Nam tại nước ngoài và tham tán thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
- Tận dụng sự hỗ trợ của Công ty mẹ, cử cán bộ sang thị trường nước ngoài nhằm tiếp cận một cách trực tiếp với thị trường mà Công ty có ý định xuất khẩu sản phẩm của mình, nghiên cứu kỹ lưỡng về những rào cản như: luật pháp, chính trị, chính sách xuất nhập khẩu,… để đảm bảo tiến trình xuất khẩu không gặp phải vướng mắc không đáng có, đảm bảo đạt hiệu quả xuất khẩu cao nhất.
4.2.2. Giải pháp về vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn a, Cơ sở đề xuất giải pháp
Nhằm giải quyết hạn chế trong việc nguồn vốn được sử dụng chưa thực sự hiệu quả, cùng mục đích quản lý hoạt động xuất khẩu trong công ty có hiệu quả, thì vấn đề huy động và sử dụng vốn là một trong những hoạt động quan trọng, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của công ty.
b) Nội dung giải pháp
64
Chủ động trong công tác huy động vốn.
Chủ động đa dạng hóa hình thức huy động vốn từ các nguồn khác nhau và xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh vì hằng năm Công ty thường phải dự trữ một lượng nguyên vật liệu khá lớn, đặc biệt là nhu cầu thu mua nguyên vật liệu, nhu cầu vốn cần thiết phục vụ cho tái đầu tư trong các lĩnh vực đổi mới trang thiết bị, đào tạo CBCNV. Hơn nữa, tìm cách huy động tối đa nội lực từ bên trong công ty, tăng cường huy động các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn trước mắt, tận dụng các khoản nợ ngắn hạn chưa đến thời hạn thanh toán như các khoản phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước nhưng chưa đến kỳ nộp,…
Kiểm soát tốt hơn các khoản phải thu, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá lâu.
Tích cực theo dõi, kiểm tra và đôn đốc về việc thu hồi nợ để tránh bị tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc nợ lâu ngày; Nhắc nhở, thúc giục những khách hàng chậm kỳ hạn về việc thanh toán.
Thiết lập bộ phận chuyên môn quản lý chặt chẽ công nợ, soạn thảo một chính sách chi trả rõ ràng. Mục đích hạn chế tối đa những vấn đề phát sinh ngoài tầm kiểm soát, yêu cầu khách hàng ký thỏa thuận, yêu cầu về việc thanh toán. Cam kết phải thực hiện theo đúng thời hạn, quy định trong hợp đồng.
Thiết lập một quy trình quản lý công nợ phải thu chuẩn của công ty. Bám sát các mục tiêu: Xác định rõ cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm làm việc với các khách hàng; Quy định rõ thời gian nhắc nhở khách hàng, cách thức có thể là gửi thư Email, gọi điện trực tiếp. Các cá nhân cần phải có ý thức trách nhiệm với việc quản lý thu hồi công nợ.
Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho
Xác định lượng tồn kho tối ưu theo hướng tối thiểu hóa chi phí tồn trữ, chi phí dự trữ an toàn và chi phí mua hàng.
Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường, từ đó có thể dự báo nhu cầu tiêu thụ và nguyên vật liệu để chủ động trong kế hoạch sản xuất giảm thiểu sự thiếu hụt cũng như dư thừa nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho.
Kiểm kê thường xuyên chất lượng, số lượng hàng hoá lưu kho, đồng thời bảo quản tốt hàng tồn kho trong khi tìm các biện pháp xử lý nhằm mục đích thu hồi vốn.
65
Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tăng cường kiểm soát để phát hiện kịp thời và giải quyết những vật tư, hàng hoá ứ đọng trong quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời có biện pháp nhanh để giải quyết tránh ứ đọng vốn, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn.
Áp dụng những công nghệ hiện đại để rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất, để hạ giá thành sản phẩm.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường quan hệ hợp tác, làm tốt công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng để tăng doanh thu tiêu thụ. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán nhằm rút ngắn số ngày xuất vận và thanh toán để thu tiền hàng kịp thời, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở khâu này.
4.2.3. Giải pháp về quản trị nguồn nhân lực a, Cơ sở đề xuất giải pháp
Với mục đích giải quyểt hạn chế về việc khai thác nguồn nhân lực, năng suất lao động tăng trước còn chậm, không đều. Công ty cần đưa ra một số giải pháp cụ thể sau :
b) Nội dung giải pháp
Về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Chú trọng xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo liên tục cả về chuyên môn, tay nghề và quản lý thông qua đào tạo liên nghề, kỹ năng, đào tạo luân chuyển (cả về chuyên môn và quản lý), ngoại ngữ và đặc biệt là kỹ năng bán hàng cho đội ngũ kinh doanh một cách chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu kinh doanh quốc tế, góp phần đưa thương hiệu Vicostone trở thành thương hiệu uy tín trên thế giới và đảm bảo cho Vicostone tiếp tục phát triển bền vững.
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu cho cán bộ và nhân viên. Mỗi năm, Công ty trích một khoản ngân sách cho cán bộ ra nước ngoài học tập và nghiên cứu sâu về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nhằm năng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty, năng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
Về chính sách đãi ngộ nhân sự
66
Công ty xây dựng và hoàn thiện những chính sách nhân sự cụ thể như chế độ khoán tiền lương, khoán sản phẩm cho từng bộ phận; xây dựng chế độ thưởng, phạt với mức cao trong các công đoạn sản xuất để giảm sản phẩm kém chất lượng, từ đó đã nâng cao trách nhiệm của công nhân với công việc và khuyến khích người lao động tích cực làm việc. Đồng thời, động viên, khen ngợi, tạo bầu không khí thân thiện giữa cá nhân với nhau, giữa các bộ phận với nhau. Sự gắn bó đoàn kết trong Công ty sẽ đem lại sức mạnh trong hoạt động kinh doanh, thúc đẩy quá trình kinh doanh đã đặt ra.
Hoàn thiện bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý là huyết mạch của Công ty, bất kỳ một công ty nào muốn kinh doanh thành công cũng phải có một bộ máy quản lý hợp lý và hoàn thiện. Sau đây là một số giải pháp cho Vicostone:
- Cần phối hợp tốt hơn nữa với các bộ phận khác trong công ty trong công tác triển khai thực hiện công việc. Công tác làm phiếu nhập xuất, bàn giao hàng hóa còn chậm so với yêu cầu công việc.
- Tiếp tục và hoàn thiện quản lý tài chính; thực hiện tốt công tác quản lý chi phí, tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
- Hoàn thiện chính sách nhằm thu hút thêm lao động có năng lực, cải tiến chính sách lương thưởng theo hướng tạo động lực thúc đẩy sự sáng tạo của người lao động.
Tăng cường công tác tổ chức đào tạo lại và đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ sư, cử nhân, công nhân kỹ thuật.