CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐÁ THẠCH ANH NHÂN TẠO SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CP
3.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả xuất khẩu mặt hàng đá thạch anh nhân tạo sang thị trường Mỹ của Công ty
3.4.1. Thành tựu đạt được
Với 20 năm hoạt động tại thị trường trong nước và quốc tế, Vicostone, dưới sự hậu thuẫn của công ty mẹ là Tập đoàn Phenikaa, đã không ngừng nỗ lực để phát triển, mở rộng và ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực sản xuất đá thạch anh. Công ty đã đạt được khá nhiều thành công trong hoạt động xuất khẩu và đặc biệt là tại thị trường Mỹ. Dưới đây là một số những thành tựu đáng ghi nhận của Công ty:
Trong giai đoạn 3 năm trở lại đây 2019 – 2021, tình hình kinh doanh xuất khẩu của Công ty được đánh giá là tương đối ổn định, tăng trưởng tốt cả về doanh thu lẫn lợi nhuận trong giai đoạn đại dịch Covid-19 tác động. Công ty đã có những chiến lược kinh doanh cũng những quyết sách phù hợp, linh hoạt và từng bước khẳng định vị thế hàng đầu của mình trên thị trường.
Sau hơn 10 năm thâm nhập và phát triển thị trường tại Mỹ, Vicostone đã chiếm khoảng 7,5% thị phần (tính theo số liệu xuất khẩu của Vicostone và số liệu nhu cầu thị trường của tổ chức Freedonia). Điều này góp phần đưa Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu quan trọng sản phẩm Quartz Surfaces vào Mỹ.
Công ty đã đào tạo và huấn luyện được đội ngũ cán bộ, nhân viên năng lực cao, năng động, sáng tạo. Đặc biệt là trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu, đội ngũ nhân viên đều là những người có kinh nghiệm lành nghề trong lĩnh vực này. Nhờ đó mà các hợp đồng và các thủ tục hải quan đều được thực hiện một cách chính xác, đúng thời hạn.
Công ty đã chú trọng đầu tư máy móc thiết bị, tiếp cận và áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất. Vì vậy, đã nâng cao được năng suất lao động, cải thiện về chất lượng sản phẩm, tăng sự tín nhiệm trong mắt các bạn hàng nước ngoài. Đồng thời, Công ty đã sử dụng lao động một cách có hiệu quả, đã góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu đá thạch anh nhân tạo của Công ty.
Các chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu cho thấy, nhìn chung hoạt động xuất khẩu đá thạch anh nhân tạo ngày càng có hiệu quả hơn.
55
3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù hoạt động xuất khẩu đá thạch anh đã mang lại rất nhiều lợi nhuận cho Vicostone trong những năm vừa qua, hiệu quả xuất khẩu cũng đã được cải thiện và nâng lên qua từng năm, nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả xuất khẩu:
❖ Thứ nhất, Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng trưởng chưa ổn định
Theo như phân tích (mục 3.3.2.1), lợi nhuận của Công ty tương đối cao so với doanh thu, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận chậm hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu nên tỷ suất doanh thu và tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2019-2021 có biến động đi xuống.
- Nguyên nhân khách quan
Giai đoạn này thị trường thế giới có nhiều biến động do các cuộc khủng hoảng về chính trị ở Trung Đông, ảnh hưởng của dịch bệnh,..ít nhiều tác động đến tình hình sản xuất và sức mua đối với hàng xuất nhập khẩu. Lạm phát tăng nhanh, giá thành nguyên vậy liệu cũng leo thang, dẫn tới công ty cũng mất tự chủ trong việc kiểm soát các chi phí xuất khẩu.
Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ngày càng khốc liệt, nguồn cung của đá thạch anh ngày càng phong phú, đa dạng của nhiều nước trên thế giới.
Sức cạnh tranh về giá cũng như chất lượng của các nước lại rất cao. Do đó công ty sẽ càng khó khăn để giữ vững và cải thiện vị thế trên thị trường.
- Nguyên nhân chủ quan
Một số công tác quản lý và điều động sản xuất chưa sát xao, chưa tiết kiệm được nhiều chi phí dẫn tới doanh thu cao nhưng lợi nhuận vẫn chưa cao.
❖ Thứ hai, Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chưa thực sự tốt
Trong giai đoạn 2019 – 2021, Công ty chưa thực sự quyết liệt trong việc giải quyết các vấn đề về vốn, khiến việc sự dụng vốn chưa mang lại hiệu quả cao. Công ty chưa tận dụng triệt để được hiệu quả nguồn lực kinh doanh, việc kiểm soát chi phí
56
và công tác quản lý vốn lưu động, hàng tồn kho chưa hiệu quả dẫn đến chi phí tăng cao.
- Nguyên nhân khách quan
Nguồn vốn đầu vào của công ty còn phụ thuộc khá nhiều vào vốn vay, do đó chính sách tiền tệ của nhà nước, lãi suất ngân hàng cũng tác động khá lớn đến kênh huy động vốn hay điều kiện vay vốn,..
Đại dịch Covid – 19 những năm gần đây cũng tác động tiêu cực vào hoạt động sản xuất chính của công ty, do đó khả năng trả nợ vốn vay của công ty cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Tỷ giá hối đoái lên xuống thất thường, giá xăng dầu thế giới luôn biến động bất ổn, kéo theo sự tăng giá của mọi thứ như chi phí vận chuyển, khiến giá sản phẩm cũng phải tăng lên.
- Nguyên nhân chủ quan
Nguồn vốn của Công ty còn phụ thuộc khá nhiều vào vốn vay, do đó công ty khó chủ động được trong kinh doanh. Nguồn vốn đầu tư cho kinh doanh có thể nói là đang trong tình trạng thiếu hụt. Hơn nữa, dưới tác động của đại dịch Covid-19, khả năng trả nợ vốn vay của Công ty cũng ảnh hưởng ít nhiều.
Công ty phân bổ nguồn vốn chưa hợp lý, khiến tài sản cố định và vốn lưu động chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Công tác quản lý hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả.
Các công tác quản lý khoản phải thu của Công ty còn chưa sát sao, còn nhiều hạn chế khiến mất kiểm soát trong việc thu nợ khách hàng, dẫn đến đến nguồn vốn bị chiếm dụng lâu ngày.
❖ Thứ ba, Chưa khai thác triệt để hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực trong lĩnh vực xuất khẩu của công ty, năng suất lao động có tốc độ tăng trưởng còn chậm và không đều, năm 2020 và 2021 có dấu hiệu chững lại.
57
- Nguyên nhân khách quan
Nền tảng sử dụng máy móc, khoa học công nghệ ở nước ta chưa thực sự là điểm mạnh của các đơn vị sản xuất. Hơn nữa, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đá nhân tạo ở trong nước và khu vực ngày càng diễn ra gay gắt.
Bùng phát của dịch Covid – 19, Nhà nước thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch như giãn cách, hạn chế đi lại,…
- Nguyên nhân chủ quan
Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực, đặc biệt là trình độ quản lý và trình độ văn hoá của một số cán bộ trong Công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc điều phối kế hoạch của Công ty chưa nhịp nhàng và việc phân bổ nhân sự chưa thực sự hợp lý.
Chất lượng nguồn lao động chưa đồng đều, trong bộ máy chuyên môn của công ty vẫn còn những lao động có trình độ chưa cao như mặt bằng chung, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cả chuỗi quy trình làm việc của cả công ty.
Ngoài ra, đội ngũ quản trị nhân sự của Công ty cũng chưa thực sự sát sao trong việc giám sát và xây dựng các định mức công việc một cách khoa học, vì vậy, lợi nhuận bình quân tính cho mỗi lao động có sự suy giảm rõ rệt qua từng năm.
58