CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TDT 35 3.1. Tổng quan về công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT
3.2. Hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT
3.2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ 2018 đến năm 2020
Hoạt động gia công may mặc (CMT) Là hoạt động truyền thống của Công ty từ những ngày đầu thành lập, gia công sản xuất may mặc đã dần trở thành thế mạnh sản xuất của Công ty. Các đơn hàng CMT (Cut-Make-Trim) được Công ty thực hiện với khối lượng lớn, thời gian sản xuất nhanh chóng. CMT là các đơn hàng gia công sản xuất. Quy trình sản xuất được chia thành 3 công đoạn chính:
Cut: Cắt vải từ cuộn vải theo rập thiết kế sẵn từ phía khách hàng.
Make: May, khâu, vá lại vải với nhau thành sản phẩm hoàn chỉnh
Trim: Cắt chỉ và làm sạch chỉ khỏi quần áo sau khi khâu. Dán nhãn và thực hiện kiểm tra, hoàn thiện sản phẩm, đóng gói thành phẩm theo yêu cầu.
Khi thực hiện đơn hàng này, khách hàng sẽ là bên cung cấp cho TDT toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm, TDT chỉ có trách nhiệm thực hiện việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm theo như yêu cầu thiết kế của bên khách hàng. Công nghệ được sử dụng trong hoạt động này chủ yếu là các máy cắt, máy khâu và máy may công nghiệp.
Hoạt động sản xuất thành phẩm nguyên chiếc (FOB) Được coi là bước tiến tích cực, năm 2015 Công ty đã bước đầu thực hiện các đơn hàng FOB (Free On- Board) - đơn hàng có mẫu mã do khách hàng đặt còn phần còn lại thì do TDT tự giải quyết việc sản xuất (khách hàng lên thiết kế mẫu mã, yêu cầu tính năng sản phẩm và TDT sẽ tự mua vải phụ kiện và sau đó hoàn thiện sản phẩm). Việc từng bước hoàn thiện các đơn hàng này khiến cho vị thế, sự tự chủ trong việc sản xuất của TDT được nâng lên tầm cao mới, tiến sâu hơn vào công đoạn sản xuất may
41
mặc, tiệm cận tới việc tự chủ trong thiết kế - sản xuất đến việc có thương hiệu riêng, trở thành doanh nghiệp tự chủ hoàn toàn trong chuỗi giá trị may mặc.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong các đơn hàng này, TDT cần sử dụng các máy móc công nghệ cao, hoạt động hiệu quả với năng lực sản xuất lớn. Một số máy móc công nghệ được sử dụng có thể kể đến như: Máy lập trình, máy trần đè, máy cắt, máy 1 hoặc 2 kim tự động với tính linh hoạt cao .... Do chủ động được nguồn nguyên phụ liệu sản xuất, giá trị các đơn hàng FOB thường cao hơn CMT.
Đồng thời các nhà cung cấp, đối tác của TDT có thể phát huy được hết tiềm năng của mình do đã có kinh nghiệm đối tác với TDT, tạo tiền đề cho việc linh hoạt trong sản xuất, nâng cao lợi nhuận. Hiện nay các sản phẩm do TDT sản xuất là sản phẩm may mặc đa dạng, chủ yếu hướng tới đối tượng nam, nữ và thời trang trẻ em, với mẫu mã cơ bản và thiên về dùng cho mùa lạnh.
Dựa trên số liệu tài chính của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT, có thể thấy được sự biến động lớn về doanh thu và lợi nhuận qua các năm từ 2018 đến 2020. Năm 2019 các chỉ tiêu tài chính đều ghi nhận tăng so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó một số chỉ tiêu đáng chú ý là: Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 26 tỷ đồng, bằng 126,76% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt gần 31 tỷ đồng, bằng 139,86% so với cùng kỳ năm 2018. Lợi nhuận khác đạt gần 0,8 tỷ đồng, bằng 155,87% so với cùng kỳ năm 2018. Nhìn chung, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là nguồn thu chính, chiếm gần như toàn bộ lợi nhuận của công ty. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng kinh doanh là tập trung toàn bộ nguồn lực để phát triển ngành nghề kinh doanh chính, sản xuất và kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu.
42
Bảng 3.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT giai đoạn 2018-2020 (Đơn vị: VNĐ)
STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Quý III/2021 1 Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
286.193.247.01 1
366.129.767.13 2
272.099.168.51 4
299.563.278.47 7
2
Doanh thu thuần về hàng bán và cung cấp dịch vụ
285.538.258.08 2
365.002.949.84 1
270.828.568.11 5
299.538.264.93 4
3 Giá vốn hàng bán 224.812.097.36 1
284.521.797.37 8
195.020.501.40 3
234.948.868.78 2
4
Lợi nhuận gộp về hàng bán và cung cấp dịch vụ
60.726.160.721 80.481.152.463 75.808.066.712 64.589.396.152
5 Doanh thu hoạt động
tài chính 1.349.393.124 512.709.771 1.141.041.772 1.979.769.770 6 Chi phí hoạt động tài
chính 7.040.258.639 6.145.549.035 6.627.104.096 7.246.877.902 7 Chi phí quản lý doanh
nghiệp 24.851.984.330 35.111.191.783 43.699.473.690 37.054.677.903 8 Lợi nhuận thuần từ
HĐKD 22.058.664.426 30.770.305.995 16.926.214.453 15.534.062.099 9 Thu nhập khác 546.940.384 1.014.292.120 1.352.109.854 1.307.914.007 10 Chi phí khác 52.568.429 244.056.188 222.439 199.249.582 11 Lợi nhuận khác 494.371.955 770.235.932 1.351.887.415 1.370.914.077 12 Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế 22.553.036.381 31.540.541.927 18.278.101.868 16.904.976.106 13 Chi phí thuế TNDN 1.921.292.291 5.387.932.222 2.564.909.459 1.971.454.625 14 Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp 20.631.744.090 26.152.609.705 15.713.192.409 12.248.081.819 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TDT 2018 – 2021)
43
Năm 2019 cũng được đánh giá là năm có nhiều yếu tố thuận lợi từ bên trong và bên ngoài, qua đó giúp doanh nghiệp tăng trưởng mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận. Về phía công ty, năm 2019 đã đầu tư xây dựng nhà máy TDT Đại Từ với tổng vốn đầu tư lên đến 83,5 tỷ đồng qua đó giúp nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng đáp ứng đơn hàng mới. Ngoài ra doanh nghiệp cũng đã tập trung vào công tác tìm kiếm những đơn hàng giá tốt, số lượng sản phẩm lớn, sản phẩm phù hợp với thế mạnh của TDT. Trên bình diện quốc tế, năm 2019 ngành dệt may bước đầu được hưởng một số lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, chiến tranh thương mại Mỹ Trung và nhận được sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Năm 2020 các chỉ tiêu tài chính đều ghi nhận thức sụt giảm so với năm 2019.
Trong đó một số chỉ tiêu đáng chú ý là : Lợi nhuận sau thuế đạt gần 16 tỷ đồng bằng 60% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt gần 17 tỷ đồng, bằng 55% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận khác đạt hơn 1 tỷ đồng, bằng 175% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh trong năm 2020 do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Hiện nay các sản phẩm của công ty chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường như EU, Mỹ, ...Tuy nhiên trong năm 2020 các khu vực này chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, nhiều nơi bị phong tỏa, thu nhập người dân giảm sút, các cửa hàng và trung tâm thương mại bị đóng cửa dẫn tới nhiều đối tác lớn của công ty đã hủy hoặc hoãn đơn hàng. Ngoài tác động dịch bệnh, chuỗi cung ứng bị đứt gây trong năm 2020 cũng là một nguyên nhân gây khó khăn cho Công ty cổ phần đầu tư và phát triển TDT trong việc đáp ứng đơn hàng. Các sản phẩm hiện nay của doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu qua đường biển, khiến cho chi phí vận tải tăng cao trong bối cảnh khủng hoảng chuỗi cung ứng. Không chỉ đầu ra gặp khó, nửa đầu năm 2020 khi dịch bệnh tại Trung Quốc bùng phát mạnh đã khiến việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ thị trường này gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt khi đây lại là thị trường nhập khẩu chính của công ty.
Khác với năm 2020, năm 2021 hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển TDT đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Theo số liệu mới nhất từ phía công ty, tính đến quý III/2021 hoạt động kinh doanh của công ty ghi nhận nhiều điểm tích cực khi cả lợi nhuận và doanh thu đã gần bằng hoặc vượt so
44
với năm 2020. Trong đó doanh thu của doanh nghiệp đạt gần 300 tỷ đồng lớn hơn 30 tỷ so với con số 272 tỷ đồng của năm 2020. Tuy nhiên, mặc dù doanh thu quý III đã vượt cả năm trước nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp lợi mới chỉ mức hơn 12 tỷ đồng trong khi con số này ở năm 2020 là khoảng 15,7 tỷ đồng. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do giá vốn hàng hóa và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao. Theo số liệu từ báo cáo tài chính quý III của công ty, giá vốn hàng hóa và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt là 234,9 tỷ (bằng 120% năm 2020) và 37 tỷ đồng (bằng 86% năm 2020).
Nguyên nhân giúp doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng được cho là bởi 2 nhóm yếu tố chính. Một là việc tiêm chủng vacxin mở rộng đã giúp nhiều nền kinh tế mở cửa, nhờ vậy nhu cầu về các sản phẩm thời trang đang được hồi phục. Đặc biệt tại các thị trường lớn như Mỹ và EU, việc kết hợp vacxin với nhiều gói kích thích kinh tế khiến cuộc sống bước vào trạng thái bình thường mới đi kèm với hồi phục chi tiêu của người dân. Nguyên nhân thứ hai hỗ trợ sự tăng trưởng của doanh nghiệp là sự bùng phát mạnh dịch bệnh tại các tỉnh phía Nam, làm cho khu vực này không thể sản xuất trong gần như cả quý 3 năm 2021. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu đơn hàng trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp phía nam đã chủ động chuyển các đơn hàng này cho các đơn vị phía bắc để triển khai. Điều này có thể nói đã giúp nhiều doanh nghiệp phía bắc, nơi ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh trong đó có Công ty cổ phần đầu tư và phát triển TDT hưởng lợi.
45