Thực trạng nâng cao khả năng cạnh tranh dựa trên chủ động nguyên phụ liệu của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần đầu tư và phát triển tdt (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TDT 35 3.1. Tổng quan về công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT

3.4. Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT sang thị trường EU

3.4.4. Thực trạng nâng cao khả năng cạnh tranh dựa trên chủ động nguyên phụ liệu của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT

Do đặc thu là doanh nghiệp may mặc, lại bao gồm cả các đơn hàng xuất khẩu trực tiếp hoặc gia công nên nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu là rất lớn. Hiện nay công ty đang nhập khẩu nhiều loại nguyên phụ liệu sản xuất đầu vào khác nhau như vải, nhãn mác, khóa...từ rất nhiều quốc gia trên thế giới. Những thị trường nhập khẩu chính của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT là Trung Quốc, Hàn Quốc, Hong Kong, ngoài ra còn có một số thị trường khác với quy mô nhỏ hơn như Ấn độ, Đài loan, Malaysia…Dựa trên số liệu nhập khẩu của doanh nghiệp trong 4 năm từ 2018 đến 2021 có thể thấy rõ xu hướng biến động tương đồng với tình hình xuất khẩu, khi tăng mạnh vào năm 2019 với gần 7 triệu USD và quay đầu giảm vào năm 2020.

63

Bảng 3.8. Các thị trường nhập khẩu chính của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT giai đoạn 2018 – 2020 (Đơn vị: USD)

Năm 2018 2019 2020 2021

Tổng kim ngạch nhập khẩu

9.683.280,31 16.715.303,55 13.694.289,97 15.393.537,86

Các thị trường

chủ yếu: Giá trị NK Giá trị NK Giá trị NK Giá trị NK China 7.393.300,04 13,311,463 9,914,600.48 10.467.605,74 Korea 831.941,34 1.023.102 747.295,01 1.077.547,65 Hong Kong 538.369,39 563.120 543.851,89 769.676,89

Malaysia 0 102,160 125,000.00 153.935,38

Ấn Độ 51.926,14 34.485 0 0

Đài Loan 338.066,98 56.732 $76.055,47 153.935,38 Việt Nam

(Nội Địa) 499.559,37 931.727,92 2.164.590,25 2.616.901,44 Thị trường

khác 30.117,05 692.513,63 122.896,87 153.935,38

Nguồn: (Bộ phận xuất nhập khẩu – phòng Xuất nhập khẩu) Trong số các thị trường nhập khẩu, Trung Quốc được cho là có vai trò chính và quan trong khi hàng năm công ty nhập khẩu một lượng sản phẩm rất lớn từ thị trường này. Theo số liệu từ hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, năm 2018 Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT nhập khẩu hơn 9,6 triệu USD từ thị trường Trung Quốc. Đến năm 2019, số lượng nhập khẩu từ thị trường này tiếp tục tăng mạnh với mức tăng khoảng 74% lên tới 16,7 triệu USD, riêng năm 2020 do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh con số này giảm xuống còn 13 triệu USD nhưng vẫn cao hơn so với 2018.

Đứng sau Trung Quốc lần lượt là hai thị trường bao gồm Hàn Quốc và Hong kong. Trong đó số liệu nhập khẩu nguyên phụ liệu 4 năm liên tiếp của Công ty Cổ

64

phần đầu tư phát triển TDT từ thị trường Hàn Quốc là: 831 nghìn USD năm 2018, hơn 1 triệu USD năm 2019, 747 nghìn USD năm 2020 và hơn 1 triệu USD năm 2021. Ngược lại số liệu nhập khẩu từ Hong kong tương đối ổn định khi quanh ngưỡng 500 nghìn USD trong cả 3 năm và tăng lên hơn 700 nghìn USD vào năm 2021. Nhìn chung, mặc dù cả 2 thị trường gồm Hàn Quốc và Hong kong lần lượt giữ vị trí số 2 và số 3 trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhưng chiếm tỷ trọng còn nhỏ và mức độ biến động không lớn.

Về cơ cấu thị trường: Trong cả 4 năm 2018 – 2021 nguồn cung từ thị trường Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng rất lớn hầu hết đều trên 70%, thậm trí 80% vào năm 2019. Điều này cho thấy mức độ phụ thuộc rất lớn của công ty vào nguồn cung nhập khẩu từ thị trường nước ngoài. Nguyên nhân được xác định là do vải, nguyên liệu chính tạo nên sản phẩm đều được nhập khẩu từ phía Trung Quốc. Theo số liệu nhập khẩu từ phía công ty, trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, mặt hàng vải chiếm gần như toàn bộ giá trị nhập khẩu. Việc nhập khẩu nguyên liệu từ phía Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn bởi đây vốn là thị trường nhập khẩu truyền thống của ngành may mặc Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính chung trong 6 tháng đầu năm 2021 kim ngạch nhập khẩu vải may mặc từ thị trường Trung Quốc đạt gần 4,58 tỷ USD, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài Trung Quốc, các nước như Hàn Quốc, Hong Kong cũng là nguồn nhập khẩu quan trọng đối với Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT. Trong đó Hàn Quốc chiếm vị trí thứ 2 trong suốt bốn năm từ 2018 đến 2020, với tỷ trọng cao nhất năm 2018 là 9%. Tiếp đến là Hong Kong, mặc dù tỷ trọng còn nhỏ xong đây vẫn là thị trường xếp 3 trong số các thị trường nhập khẩu của công ty. Khác với Trung Quốc khi chiếm tỷ trọng rất lớn, cả Hàn Quốc và Hong Kong chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 10%, điều đáng nói hơn là tỷ trọng này có xu hướng giảm trong cả 3 năm gần đây. Khi đi sâu hơn vào nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu cũng cho thấy có sự khác biệt rất lớn giữa các thị trường này. Nếu Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gần như toàn bộ vải thì Hàn Quốc và Đài loan lại nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm như nhãn mác hay móc khóa.

65

Hình 3.5. Cơ cấu nhập khẩu phần theo thị trường của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT giai đoạn 2018 - 2020 (%)

Nguồn: (Bộ phận xuất nhập khẩu – phòng Xuất nhập khẩu) Về nguồn cung nội địa, mặc dù nguyên phụ liệu từ Việt Nam không phải là nguồn nhập khẩu, xong vẫn được đưa vào nhằm đánh giá những ưu nhược điểm và khả năng từng bước tự chủ nguồn cung của doanh nghiệp. Dựa vào tỷ trọng, nếu đem so sánh giá trị nguyên phụ liệu đầu vào, có nguồn gốc tại Việt Nam với tổng kim ngạch nhập khẩu hoặc giá trị kim ngạch từ các thị trường khác, có thể thấy được dấu hiệu tích cực trong việc từng bước tự chủ nguồn cung của doanh nghiệp.

Nếu như năm 2018 tỷ lệ này chỉ là 5% thì đến năm 2021 đã tăng hơn 3 lần lên tới con số 17%.

Đây được coi như dấu hiệu đáng mừng, khi qua đó thể hiện được sự nỗ lực trong việc tìm kiếm các nguồn cung của doanh nghiệp tại thị trường nội địa, qua đó từng bước tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm. Nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng về tỷ trong nguồn cung nội địa so với nhập khẩu ngoài việc đến từ sự chủ động của doanh nghiệp, còn là do những diễn biến của dịch bệnh. Việc dịch bệnh bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu, trong đó có khu vực Châu Á khiến việc nhập khẩu hàng hóa trở lên khó khăn và chi phí vận tải tăng cao do khủng hoảng chuỗi cung ứng. Điều

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2018 2019 2020 2021

76 80

72 68

9 6

5 7

6 3

4 5

5 6

16 17

4 5 3 3

Khác Việt Nam Hong Kong Hàn Quốc Trung Quốc

66

này đã khuyến khích doanh nghiệp tăng cường tìm kiếm các nguồn cung nội địa thay thế cho hoạt động nhập khẩu.

Hình 3.6. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT giai đoạn 2018 2020 (Triệu USD)

Nguồn: (Bộ phận xuất nhập khẩu – phòng Xuất nhập khẩu) Tuy nhiên điều đáng quan tâm là khi nhìn vào tỷ lệ so sánh giữa tổng kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu. Trong 4 năm liên tiếp, từ 2018 – 2021 tỷ lệ giữa kim ngạch nhập khẩu so với xuất khẩu luôn chiếm khoảng trên 50%. Trong đó cao nhất là năm 2018 với tỷ lệ là 62%, thấp nhất là 55% vào năm 2019. Qua những số liệu trên có thể thấy rõ, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT hiện còn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu các nguyên phụ liệu đầu vào. Điều này có thể giải thích bởi 2 nguyên nhân chính như sau: Thứ nhất, hiện nay tỷ trọng các đơn hàng gia công của doanh nghiệp vẫn còn lớn, vì vậy khi thực hiện đơn hàng, nguyên phụ liệu sản xuất chủ yếu được phía đối tác cung cấp thông qua nhập khẩu. Thứ hai, việc phụ thuộc nguồn cung nhập khẩu từ nước nước ngoài, trong đó chủ yếu là thị trường Trung Quốc vẫn là vấn đề chung của ngành may mặc Việt Nam. Nguyên do của tình trạng này được cho là do sự phát triển không đồng đều giữa ngành may mặc và công nghiệp dệt nhuộm trong nước, khiến nhiều nguyên phụ liệu đầu vào cho ngành may mặc vẫn chưa được sản xuất nội địa hoặc nếu có thì chất lượng chưa đảm bảo yêu cầu.

9.68

16.71

13.69

15.39 15.59

30.37

23.42

27.65 62%

55%

58%

56%

50%

52%

54%

56%

58%

60%

62%

64%

0 5 10 15 20 25 30 35

2018 2019 2020 2021

Nhập khẩu Xuất khẩu NK/XK

67

Việc chưa tự chủ được nguồn nguyên phụ liệu sản xuất khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi khó kiểm soát đầu vào, gián đoạn nguồn cung và đặc biệt là không thể tận dụng được những lợi thế đem lại từ các FTA mà Việt Nam là thành viên. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã và đang tham gia khoảng 13 FTA, đây được coi là lợi thế rất lớn giúp hàng hóa sản xuất trong nước có thể tiếp cận được các thị trường nước ngoài một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh những lợi thế, việc đảm bảo nguồn gốc xuất xứ tuân thủ quy định của các FTA là hết sức quan trọng trong bối cảnh sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ mới với các hàng rào phi thuế quan. Hiện nay, giống như nhiều doanh nghiệp may mặc Việt Nam, công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu vải từ thị trường Trung Quốc. Cụ thể trong giai đoạn bốn năm liên tiếp từ 2018 đến 2020, tỷ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu từ phía Trung Quốc luôn quan mức 70% thậm trí lên tới 80% trong năm 2019.

Việc nhập khẩu một lượng lớn nguyên phụ liệu như vậy khiến doanh nghiệp không thể tận dụng được các lợi thế về ưu đãi thuế quan đem lại. Trong đó quy định của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) yêu cầu quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) đối với hàng dệt may, tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo EVFTA, hàng dệt may Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm. Như vậy có thể kết luận rằng, để có thể tận dụng được các lợi thế về thuế quan đòi hỏi Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT trong tương lai cần chủ động về nguồn cung nội địa nhằm đảm bảo quy tắc xuất xứ, qua đó gia tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa khi xuất khẩu sang thị trường EU.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần đầu tư và phát triển tdt (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)