Hoạt động thương mại quốc tế của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần đầu tư và phát triển tdt (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TDT 35 3.1. Tổng quan về công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT

3.2. Hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT

3.2.2. Hoạt động thương mại quốc tế của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT

Dựa vào số liệu xuất khẩu hàng hóa của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT giai đoạn 2018-2021 có thể thấy, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty có xu hướng tăng lên vào năm 2019 nhưng giảm mạnh vào năm 2020 và sau đó hồi phục nhẹ vào năm 2021. Cụ thể ở giai đoạn 2018-2019 ( tăng từ 15,59 triệu USD lên 30,37 triệu USD với mức tăng gần 15 triệu USD). Đến giai đoạn 2019-2020, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty lại giảm mạnh (cụ thể giảm từ 30,37 triệu USD xuống còn 23,42 triệu USD với mức giảm khoảng 7 triệu USD).

Đến năm 2021 con số đã hồi phục lên mức 27,65 triệu USD.

Hình 3.1. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT giai đoạn 2018 – 2020 (Triệu USD)

Nguồn: (Bộ phận xuất nhập khẩu – phòng Xuất nhập khẩu) Nguyên nhân gây ra sự biến động trong tổng kim ngạch xuất khẩu là do những diễn biến của tình hình kinh tế thế giới cũng như tác động của dịch bệnh Covid. Năm 2018-2019 đánh dấu sự căng thẳng trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung qua đó giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi. Có thể thấy rõ trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT sang thị trường Mỹ tăng mạnh, với mức tăng gấp 3 lần trước đó, từ khoảng 8 triệu USD lên 24 triệu USD. Các đơn hàng sang thị trường Mỹ rõ ràng là

15.59

30.37

23.42

27.65

0 5 10 15 20 25 30 35

2018 2019 2020 2021

46

nguyên nhân chính tạo ra sự bứt phá trong tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp khi tăng tới 16 triệu USD tương đương với toàn bộ mức tăng của kim ngạch trong giai đoạn 2018 – 2019 (tăng gần 15 triệu USD).

Bảng 3.5. Các thị trường xuất khẩu chính của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT giai đoạn 2018-2020 (Đơn vị: USD)

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tổng kim ngạch xuất khẩu

15.598.866,05 30.376.455,33 23.425.356,54 27.654.273,45

Các thị trường

chủ yếu: Giá trị XK Giá trị XK Giá trị XK Giá trị XK Mỹ 8.505.838,73 24.236.398,73 17.687.828,03 20.137.479,93 EU 5.491.980,10 2.794.724,69 1.705.742,14 2.013.572,58 Canada 675.041,22 2.139.102,67 2.006.895,15 3.245.986,73

China 241.573,37 135.697,53 183.690,60 100.306,74

Hong Kong 102.122,81 164.240,22 45.062,02 100.203,56

Korea 242.203,30 634.072,66 690.103,12 700.502,78

Japan Chưa XK 83.417,92 274.111,08 250.365,34

UAE 14.599,09 20.786,75 206,40 305,42

Mexico 233.513,28 2.807,00 768.390,00 752.934,05

Thị trường

khác 2.018,00 2.019,00 2.020,00 352.616,32

Nguồn: (Bộ phận xuất nhập khẩu – phòng Xuất nhập khẩu) Đến giai đoạn 2019 – 2020, đây được coi là một trong những năm ngành may mặc phải đối mặt với nhiều thiệt hại. Việc dịch bệnh bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều công ty, trong đó có Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang một loạt các thị trường chính giảm sút mạnh, bao gồm: Mỹ với mức giảm khoảng 7 triệu USD, EU với mức giảm khoảng 1 triệu USD. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do số ca nhiễm tăng mạnh, người dân phải ở trong nhà, nhu cầu mua sắm giảm sút khiến một loạt đơn hàng của doanh nghiệp bị hủy. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có sự tăng trưởng ở một số thị trường tại châu Á như Nhật Bản hay Hàn Quốc...

47

Lý do được cho là bởi các nước này đã có phản ứng tốt hơn trong giai đoạn đầu của đại dịch khiến cho nền kinh tế không bị ảnh hưởng quá nhiều và chi tiêu của người dân cho các sản phẩm may mặc vẫn được duy trì, nhờ vậy mà đơn hàng của công ty sang các thị trường này vẫn tăng mặc dù mức độ không lớn.

Về cơ cấu thị trường: Mỹ là thị trường luôn giữ vị trí số 1 trong 4 năm gần đây với tỉ trọng chiếm phần lớn và có xu hướng tăng dần. Năm 2018, tỷ trọng là 55% với giá trị xuất khẩu là 8,5 triệu USD. Tỷ trọng này tăng lần lượt qua các năm, đến năm 2019 là 80% với giá trị xuất khẩu là 24 triệu USD. Năm 2021, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ chỉ còn 73% với giá trị xuất khẩu là 20 triệu USD, mặc dù được coi là giảm xong đây vẫn là tỷ lệ rất lớn. Việc Mỹ trở thành thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty do đây là một thị trường lớn, có thu nhập cao và được chọn làm thị trường mục tiêu.

Hình 3.2. Cơ cấu xuất khẩu phân theo thị trường của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển TDT giai đoạn 2018 - 2020 (%)

Nguồn: (Bộ phận xuất nhập khẩu – phòng Xuất nhập khẩu) Thời gian qua, quan hệ kinh tế Việt Nam – Mỹ đã có những bước phát triển ấn tượng. Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Đồng thời nước này cũng đang có xu hướng chuyển dịch nhập khẩu một số loại hàng hóa thâm dụng lao động như giày dép, hàng may mặc... từ Trung Quốc sang các nước khác như Việt Nam. Đây được coi là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2018 2019

2020 2021

55

80

76 73

35

9

7

7

4 7

9 12

6 4

8 8

Khác Canada EU Mỹ

48

Trong đó có Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT trong việc thúc đẩy đơn hàng và mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường này.

EU là thị trường chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 sau Mỹ. Giai đoạn 2018-2021, tỷ trọng xuất khẩu sang EU giảm từ 35% năm 2018 xuống còn 9% năm 2019 và 7%

năm 2020 và 2021. Đây có thể coi là mức giảm rất mạnh trong giai đoạn này khi từ mức 5,49 triệu USD nay chỉ còn khoảng 2 triệu USD. Từ vị trí số 2 giai đoạn 2018- 2019, đến năm 2021, EU chỉ còn chiếm vị trí số 3 về kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Có thể thấy, mặc dù EU và Việt Nam được đánh giá là đối tác thương mại quan trọng của nhau đi kèm với hiệp định thương mại tự do EVFTA, xong do nhiều rào cản khiến Doanh nghiệp chưa thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Một trong những rào cản lớn nhất đó là nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hiện nay với việc hoạt động gia công vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, nguyên phụ liệu sản xuất cho các sản phẩm vẫn chủ yếu là nhập khẩu khiến Doanh nghiệp rất khó trong tận dụng lợi thế về ưu đãi thương mại. Ngoài ra, sự bùng phát của đại dịch và khủng hoảng chuỗi cung ứng cũng khiến nhiều đơn hàng bị hủy và chi phí vận chuyển tăng mạnh. Mặc dù từ cuối năm 2020 và đầu năm 2021 tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, xong các quốc gia Châu Âu đang có xu hướng chuyển dịch các chuỗi sản xuất về gần hơn. Đây được coi là một trong những thách thức dài hạn cho ngành may mặc Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu của Công ty nói riêng.

Ngoài các thị trường chính như Mỹ, EU hiện nay công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT cũng xuất khẩu sang rất nhiều thị trường khác trên thế giới như Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil, Mexico, UAE... Mặc dù tổng giá trị cũng như tỷ trọng xuất khẩu của công ty sang các nước này còn nhỏ, đây cũng được coi là một yếu tố đáng khích lệ, khi có thể coi đây như bước mở đầu tìm kiếm cũng như xâm nhập một loạt các thị trường mới. Những điểm sáng có thể kể đến như Canada đã có sự tăng trưởng trong ba năm liên tiếp từ 4% năm 2018 lên 12% năm 2021.

Ngoài ra một loạt các thị trường Châu Á khác cũng rất đáng quan tâm như Hàn Quốc, Nhật Bản khi đây cũng là những nước có mức thu nhập cao, vị trí địa lý thuận lợi và đặc biệt tham gia nhiều hiệp định thương mại với Việt Nam và các nước trong khu vực như CPTPP, RCEP...

Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT giai đoạn 2019 – 2020 giảm cả về tỷ trọng lẫn giá trị xuất khẩu. Trong đó

49

sự giảm sút tại các thị trường lớn và quan trọng như Mỹ và EU có tác động trực tiếp, chiếm gần như toàn bộ mức giảm trong tổng kim ngạch. Nguyên nhân chính là do sự ảnh hưởng lớn của đại dịch COVID 19 trên toàn cầu gây khó khăn cho ngành may mặc. Ngoài ra cũng còn một số nguyên nhân khác như: Sự cạnh tranh đến từ các đối thủ gồm Trung Quốc, Bangladesh...Sự đứt gãy chuỗi cung ứng khiến chi phí vận tải tăng cao. Tuy nhiên, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn xong dưới sự điều hành khéo léo, kiên quyết của ban Giám đốc công ty, với mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế- xã hội”, hoạt động xuất khẩu của Công ty đã đứng vững trong bối cảnh dịch bệnh qua đó duy trì được hoạt động sản xuất cũng như việc làm và thu nhập cho toàn bộ công nhân.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần đầu tư và phát triển tdt (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)