CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TDT 35 3.1. Tổng quan về công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT
4.2. Các đề xuất thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU
4.2.1. Giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh đi kèm với mở rộng năng lực sản xuất cho doanh nghiệp
Thứ nhất, tăng cường các chương trình xúc tiến thương mại nhằm mở rộng đối tượng khách hàng đi kèm với tận dụng sự hồi phục của nền kinh tế. Do những ảnh hưởng của dịch bệnh khiến kim ngạch xuất khẩu sụt giảm kéo theo sự đi xuống của cả doanh thu và lợi nhuận. Trong tương lai gần, công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT cần triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại như tham gia các hội chợ trực tuyến, quảng cáo chào hàng sản phẩm, tăng cường tìm kiếm cơ hội thông qua các hiệp hội ngành hàng… để nhằm tìm thêm các đơn hàng mới, qua đó giúp cải thiện về doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra trong dài hạn, nhằm giảm sự phụ thuộc và tăng khả năng tiếp cận với khách hàng, Doanh nghiệp cũng cần tính tới mở các văn phòng đại diện tại các quốc gia đang hướng tới. Việc mở thêm các chi nhánh không chỉ giúp tăng khả năng tiếp cận với các khách hàng là các doanh nghiệp mà còn giúp am hiểu thêm về thị trường.
Thứ hai, đổi mới chủng loại mặt hàng cùng với giảm giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng sớm nhu cầu của khách hàng. Hiện nay mặc dù dịch bệnh đã kết thúc, tuy nhiên do những thói quen từ thời kỳ trước nên nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm cũng thay đổi. Thay vì các sản phẩm như áo vest, đồ công sở… các mặt hàng như đồ thể thao hay áo phông đang được nhiều người dân Châu Âu lựa chọn nhờ vào sự thoải mái. Nguyên nhân của tình trạng này là trong khi phải giãn cách do dịch bệnh, nhiều người đã quen với các trang phục thoải mái mặc tại nhà.
Đây có thể chính là xu hướng cho tiêu dùng thời trang trong tương lai mà doanh nghiệp cần biết tận dụng để đẩy mạnh xuất khẩu. Ngoài ra do những thiệt hại về kinh tế và lạm phát, chi tiêu của người dân tại EU cũng sẽ eo hẹp hơn, do vậy công
72
ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT cần chủ động cắt giảm chi phí trong sản xuất nhằm cung cấp các sản phẩm cạnh tranh hơn về giá.
Thứ ba, nâng cao năng suất tại chính các nhà máy hiện tại của Doanh nghiệp.
Hiện nay công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT đang sử dụng khoảng gần 2000 lao động và hàng chục trang thiết bị máy móc tại ba nhà máy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong tương lai doanh nghiệp cần xây dựng các chương trình nâng cao tay nghề cho người lao động đi kèm với việc nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới giúp tiết giảm chi phí và tăng năng suất.
4.2.2. Giải pháp nhằm tăng tỷ trọng cho các đơn hàng FOB nguyên chiếc
Thứ nhất, đẩy mạnh việc xúc tiến và quảng bá sản phẩm đi kèm với nâng cao khả năng tự chủ trong sản xuất. Việc đẩy mạnh xuất khẩu các đơn hàng FOB nguyên chiếc là xu thế tất yếu mà công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT cần hướng đến trong tương lai. Để có thể làm được điều này, phòng kinh doanh của Doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường tìm kiếm thêm các đơn hàng FOB nguyên chiếc với giá trị cao. Ngoài ra cũng cần tiếp tục chủ động nâng cao hiệu quả trong việc tự chủ trong quá trình sản xuất hàng hóa, chỉ khi Doanh nghiệp có thể chứng minh được năng lực hoạt động qua đó tạo sự tin tưởng cho khách hàng thì mới có thể giúp họ sẵn sàng chuyển sang các đơn hàng FOB nguyên chiếc thay vì gia công sản phẩm.
Thứ hai, chủ động trong việc nghiên cứu sử dụng vốn vay hoặc đàm phán về điều khoản thanh toán trước trong hợp đồng. Một trong những nguyên nhân chính khiến hoạt động xuất khẩu FOB nguyên chiếc gặp khó khăn là bởi vấn đề tài chính.
Đối với các đơn hàng FOB nguyên chiếc, Công ty sẽ cần chủ động nguồn vốn trong việc trả lương cho công nhân, thu mua nguyên phụ liệu… điều này sẽ là gánh nặng lớn đối với doanh nghiệp do nguồn lực tài chính còn hạn chế. Để giải quyết tình trạng này, trong tương lai công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT có thể tính toán đến các giải pháp nhằm sử dụng nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại.
Ngoài ra trong quá trình đàm phán hợp đồng có thể tạo chiết khấu nhằm khuyến khích các khách hàng thanh toán trước một phần đơn hàng qua đó giúp chủ động về tình hình tài chính ngay từ ban đầu.
73
4.2.3. Giải pháp nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng tại các quốc gia khác nhau trong thị trường EU. Việc nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của khách là rất quan trọng qua đó doanh nghiệp có thể hiệu chỉnh các dòng sản phẩm sao cho phù hợp đi kèm với việc chào hàng hiệu quả. Hiện nay việc xúc tiến và quảng bá sản phẩm vẫn tiến hành chủ yếu dựa trên các hội nghị xúc tiến hoặc thông qua Internet, điều này gây ra nhiều hạn chế về cơ hội cũng như khẳ năng tiếp xúc giữa các bên. Trong tương lai công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT cần nghiên cứu lựa chọn các thị trường mục tiêu, sau đó tiến hành xây dựng các văn phòng đại diện tại những thị trường này. Nếu có thể xây dựng được các văn phòng đại diện tại EU, đây sẽ là bước đi lớn của Doanh nghiệp giúp bước đầu đặt chân ra thị trường nước ngoài.
Thứ hai, không chỉ cần đa dạng thị trường mà doanh nghiệp cũng cần đa dạng khách hàng. Hiện nay hai thị trường chính của công ty là Italia và Pháp, tuy nhiên các đơn hàng cũng chủ yếu tập trung vào một số khách chính là những đối tác truyền thống. Do vậy trong tương lai công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT cần chủ động mở rộng tệp khách hàng của mình bằng cách chào hàng và tiếp cận các khách hàng mới. Việc này có thể triển khai bởi nhiều phương thức khác nhau như gửi thư chào hàng đến các doanh nghiệp cụ thể, triển khai tham gia các hội nghị triển lãm may mặc tại Pháp và Italia để mở rộng khả năng tiếp cận với tệp khách hàng mới….
4.2.4. Giải pháp nhằm từng bước tự chủ nguồn nguyên phụ liệu
Thứ nhất, đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung trong nước, để có thể tận dụng được các lợi thế từ hiệp định thương mại từ do Việt Nam – EU đòi hỏi trong tương lai doanh nghiệp phải chủ động sử dụng vải được sản xuất trong nước. Để có thể thực hiện được yêu cầu này, công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT cần mạnh dạng tìm kiếm các nguồn cung vải trong nước, ký kết các hợp đồng cung ứng đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định cho hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp. Ngoài giải pháp về tìm hiểu các nguồn cung mới, việc liên doanh với các doanh nghiệp khác nhằm xây dựng các nhà máy dệt nhuộm cũng nên được nghiên cứu mà xem xét.
74
Thứ hai, trong ngắn hạn có thể tận dụng nguồn cung tại các thị trường như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Hiện nay Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết hiệp định về cộng gộp xuất xứ, điều này cho phép các doanh nghiệp doanh nghiệp vẫn có thể đáp ứng được các quy tắc về xuất xứ khi nguồn nguyên liệu vải có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Đây chính là cơ hội lớn cho công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT trong bối cảnh nguồn cung trong nước còn hạn chế. Như vậy trong tương lai, Công ty cần đẩy mạnh xu hướng tăng nhập khẩu nguồn nguyên phụ liệu từ Hàn Quốc. Các nguồn phụ liệu này cần được thay đổi từ chỗ chủ yếu là nhãn mác, móc khóa sang nhập khẩu mặt hàng vải. Việc tự chủ nguồn nguyên phụ liệu có vai trò rất quan trọng, đây được coi là hướng đi bắt buộc mà doanh nghiệp phải theo đuổi nếu không muốn chịu sự thua thiệt tại thị trường EU.