Thực trạng về mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần đầu tư và phát triển tdt (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TDT 35 3.1. Tổng quan về công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT

3.4. Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT sang thị trường EU

3.4.1. Thực trạng về mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT sang thị trường EU

Về mở rộng quy mô sản xuất, trong giai đoạn từ 2018 đến 2021 công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT đã thực hiện tăng quy mô bằng cách mở thêm nhà máy mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể ngày 15/01/2018, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy TDT Đại Từ, có địa chỉ tại xóm Văn Khúc, xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đây là nhà máy thứ 3 được đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, chiến lược phát triển ngày càng cao của Công ty. Đồng thời nhà máy mới cũng đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho địa phương, tạo việc làm cho gần 2.000 lao động tại xã Đại Từ và các xã lân cận. Dự án được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 83 tỷ đồng với thiết kế và chất lượng xây dựng đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo quy định. Hiện nay, nhà máy đã hoàn thiện xong việc xây dựng nhà xưởng với 28 dây chuyền sản xuất và đi vào hoạt động từ cuối năm 2020. Nhờ vào việc nhà máy TDT Đại Từ đi vào hoạt động, đã giúp nâng cao năng lực sản xuất của Công ty để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Ngoài ra, ban lãnh đạo công ty cũng hiểu rõ trong tương lai, nếu chỉ tiếp cận thị trường sẽ không đủ để tạo ra tăng trưởng cho doanh nghiệp. Thay vào đó, những doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu như công ty Cổ

53

phần đầu tư và phát triển TDT sẽ cần phải đầu tư vào công nghệ, đặc biệt là công nghệ liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Do vậy để tăng năng suất và duy trì sức cạnh tranh, trong những năm gần đây ban lãnh đạo công ty đã bắt đầu chú trọng đến việc nghiên cứu đưa các máy móc, công nghệ tiên tiến áp dụng vào thực trạng hoạt động sản xuất của mình. Việc áp dụng máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty, nâng cao sản lượng, hạn chế lỗi sản phẩm, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu chi phí nhân công sản xuất.

Hiện nay, mặc dù không ngừng mở rộng quy mô sản xuất nhưng do ảnh hưởng từ đối thủ cạnh tranh cũng như tác động của dịch bệnh đã khiến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả. Trong số các thị trưởng chủ chốt của doanh nghiệp bên cạnh thị trường Mỹ, EU cũng được coi là mục tiêu tiềm năng trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên bất chấp đây là thị trường lớn với nhu cầu cao, số liệu xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường này liên tục có biến động trong suốt 4 năm từ 2018 đến 2021. Những biến động này cho thấy những thách thức mà công ty gặp phải khi liên tục chịu nhiều ảnh hưởng tác động đến hoạt động xuất khẩu.

Hình 3.3. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT sang thị trường EU giai đoạn 2018 – 2021 (Triệu USD)

Nguồn: (Bộ phận xuất nhập khẩu – phòng Xuất nhập khẩu)

0 1 2 3 4 5 6

2018 2019 2020 2021

5.49

2.97

1.7 2.01

Kim ngạch xuất khẩu

54

Nhìn chung có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT sang thị trường EU có xu hướng giảm trong 3 năm từ 2018 đến 2020, sau đó phục hồi nhẹ vào năm 2021. Đây được coi là dấu hiệu đáng lo cho Doanh nghiệp khi Châu Âu là thị xuất khẩu lớn và có vai trò quan trọng chỉ xếp sau Mỹ trong danh sách các quốc gia mà công ty đang xuất khẩu. Đi sâu vào phân tích số liệu, hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT sang thị trường EU giảm cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Cụ thể giảm từ 5,49 triệu USD năm 2018 xuống chỉ còn 1.7 triệu USD vào năm 2020 và hồi phục nhẹ lên mức 2,01 triệu USD vào năm 2021. Tỷ trọng xuất khẩu cũng cho thấy mức giảm rất mạnh khi từ chỗ chiếm 35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp thì đến năm 2020 tỷ trọng xuất sang EU chỉ chiếm khoảng 7%.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể giải thích dựa trên một số tác động chính như sau: Thứ nhất, chiến tranh thương mại Mỹ Trung và sự cạnh tranh lớn từ phía các doanh nghiệp Trung Quốc. Giai đoạn 2018 – 2019, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ, điều này đã có tác động rất lớn đến dòng chảy thương mại toàn cầu khi các nước liên tục áp thuế nhằm đáp trả lẫn nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT được đánh giá là hưởng lợi từ cuộc xung đột này khi hàng hóa từ Trung Quốc vào Mỹ phải chịu một mức thuế cao hơn so với trước. Tuy nhiên ngược lại với thị trường Mỹ, Doanh nghiệp lại chịu sự cạnh tranh lớn tại thị trường EU trong giai đoạn này.

Các doanh nghiệp Trung Quốc để tìm kiếm thị trường mới đã đẩy mạnh xuất khẩu sang các khu vực khác trong đó có EU nhằm giảm thiểu thiệt hại do thương chiến.

Điều này vô hình dung khiến cho công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT dù thu được lợi ích lớn từ thị trường Mỹ nhưng lại mất đi thị phần tại EU do sự cạnh tranh từ phía các đối thủ đến từ Trung Quốc.

Ngoài thương chiến, một trong những yếu tố không thể không kể đến là tác động của đại dịch đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Dịch bệnh được cho là đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Doanh nghiệp khi kim ngạch xuất khẩu của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT giảm mạnh trên tất cả các các thị trường trong đó có EU. Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang EU tiếp tục giảm mạnh từ 2,97 triệu USD xuống chỉ còn 1,7 triệu USD, mức giảm

55

tương đương hơn 40%. Tỷ trọng xuất khẩu sang EU cũng cùng lúc giảm từ 9%

xuống còn 7% khiến Châu Âu chỉ còn giữ vị trí số 3 trong số các thị trường xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp, xếp sau Mỹ và Canada. Đến năm 2021, đây được coi là giai đoạn phục hồi xuất khẩu của Doanh nghiệp khi dịch bệnh bắt đầu được kiểm soát và các biện pháp kích thích kinh tế được đưa ra. Số liệu xuất khẩu năm 2021 đã tăng từ con số 1,7 lên 2,01 triệu USD. Nhìn chung mặc dù mức tăng về kim ngạch xuất khẩu sang EU chưa lớn, nhưng cũng được coi là dấu hiệu đáng mừng khi thị trường có dấu hiệu hồi phục và đơn hàng quay trở lại.

Mặc dù hiện nay hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT sang thị trường EU phần nào đã được phục hồi nhưng việc xuất khẩu khẩu suy giảm rõ ràng cũng đã tác động đến tình hình tài chính của Công ty. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT sang thị trường EU giảm sút đã gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của Doanh nghiệp.

Do hoạt động kinh doanh chính là xuất khẩu hàng may mặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh, kết quả kinh doanh năm 2020 giảm sút so với năm 2019. Doanh thu thuần của Công ty đạt 270,82 tỷ đồng, giảm 26,04% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 15,71 tỷ đồng, giảm 39,9% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng với thị trường EU kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh trong hai năm liên tiếp là 2019 và 2020 với mức giảm rất mạnh, cụ thể giảm từ hơn 5,49 triệu USD xuống còn 1,7 triệu USD năm 2020 tương đương mức giảm gần 70% chỉ trong vòng 3 năm. Đây mặc dù được đánh giá là do nguyên nhân khách quan xong cũng không thể phủ nhận được những ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của doanh nghiệp ngay cả trong hiện tại và tương lai. Năm 2021 mặc dù số liệu cho thấy xu hướng hồi phục với 2,1 triệu USD xuất khẩu xong vẫn chưa bằng được một nửa của năm 2018.

Ngoài những tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, sự thay đổi liên quan đến tỷ trọng từng loại đơn hàng trong cơ cấu xuất khẩu cũng bộc lộ một số vấn đề. Kể từ năm 2015 công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT đã bước đầu thực hiện các đơn hàng FOB (Free On-Board) - đơn hàng có mẫu mã do khách hàng đặt còn phần còn lại thì do TDT tự giải quyết việc sản xuất (khách hàng lên thiết kế mẫu mã, yêu cầu tính năng sản phẩm và TDT sẽ tự mua vải phụ kiện và sau đó hoàn thiện sản phẩm). Đây được coi là chuyển biến tích cực khi mà với các

56

đơn hàng FOB, Doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc sản xuất đi kèm với mức lợi nhuận cao hơn. Trong các năm từ 2018 đến 2021, dựa trên những thành công trước đó, Công ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của cả hai loại hình là gia công xuất khẩu và đơn hàng FOB nguyên chiếc sang thị trường EU. Tuy nhiên cũng trong giai đoạn này, tỷ trọng của từng loại hình xuất khẩu lại có sự thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho doanh nghiệp.

Hình 3.4. Cơ cấu doanh thu xuất khẩu sang thị trường EU phân theo loại hình của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT giai đoạn 2018 – 2021 (%)

Nguồn: (Bộ phận xuất nhập khẩu – phòng Xuất nhập khẩu)

Cụ thể dựa trên số liệu của Công ty có thể thấy, tỷ trọng đơn hàng gia công xuất khẩu của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT có dấu hiệu tăng trở lại. Từ năm 2015 công ty đã triển khai hoạt động sản xuất thành phẩm nguyên chiếc (FOB) sang thị trường EU nhưng đến nay hoạt động gia công sản phẩm của công ty vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng trong 3 năm gần đây. Theo đó doanh thu từ đơn các đơn hàng gia công sang thị trường EU có dấu hiệu tăng mạnh, nếu như năm 2019 doanh thu từ hoạt động gia công chỉ chiếm 44% thì đến năm 2021 đã tăng lên 72%. Trong khi đó doanh thu từ sản xuất thành phẩm nguyên chiếc FOB lại giảm từ 56% xuống còn 28%. Đây được coi là yếu tố ảnh hưởng xấu đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp khi mà gia công sản phẩm may mặc dù được coi là hoạt

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2018 2019 2020 2021

52 44

56

72

48 56

44

28

Gia công xuất khẩu FOB Nguyên chiếc

57

động kinh doanh truyền thống xong lại được đánh giá là có giá trị gia tăng thấp.

Như vậy việc gia tăng hoạt động gia công đi kèm với suy giảm các đơn hàng FOB nguyên chiếc đang đặt ra những thách thức lớn trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU, điều này trong tương lai sẽ đòi hỏi công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDT cần có nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần đầu tư và phát triển tdt (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)