CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
1.1 Những khái niệm liên quan
Theo Từ điển Giáo dục học: Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học. Theo Điều 59 của Luật Giáo dục đại học năm 2012 quy định: “Người học là người đang học tập và nghiên cứu Khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ.”
Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.
“Theo Khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục năm 2019”. Vậy sau 03 năm học khi kết thúc cấp giáo dục phổ thông thì đa số các học sinh sẽ là 17-18 tuổi và sau đó có thể lựa chọn tiếp tục việc học lên bậc đại học. Nên có thể nói phần lớn đa số sinh viên sẽ có độ tuổi từ 18-25 tuổi và là những thanh niên trẻ.
Sinh viên là một bộ phận của thanh niên đang theo học ở các trường đại học và cao đẳng. Họ là một nhóm xã hội đặc thù, đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nhân cách, tích cực học tập, rèn luyện chuẩn bị gia nhập đội ngũ tri thức, lao động kỹ thuật cao của đất nước. Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên sinh viên luôn là lực lượng năng động sáng tạo và là nguồn nhân lực có chất lượng cao của xã hội. Sinh viên chủ yếu ở vào độ tuổi từ 18-25 với những đặc điểm tâm lí, xã hội đặc chưng cho lứa tuổi này.
Từ việc phân tích khái niệm trên có thể thấy sinh viên có những đặc điểm cơ bản sau:
- Những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học, bổ túc trung học hoặc trung cấp chuyên nghiệp, xuất thân từ các tầng lớp xã hội khác nhau đang trong quá trình học tập, chuẩn bị nghề nghiệp chuyên môn tại các trường đại học, cao đẳng.
- Là lớp người năng động, nhạy cảm và sẵn sàng tiếp thu cái mới.
h
11
- Là bộ phận trí tuệ và ưu tú trong các thế hệ thanh niên, là nơi kết tinh nhiều tài năng sáng tạo, là nguồn lao động có học vấn cao, có chuyên sâu và đại bộ phận sinh viên sẽ trở thành người trí thức của đất nước.
- Do đặc điểm lứa tuổi, sinh viên là lớp người đang hình thành và khẳng định nhân cách, vẫn còn thiếu kinh nghiệm sống, có xu hướng chung là tính tích cực chính trị - xã hội, tính tự lập, độc lập và nhu cầu tự khẳng định phát triển khá cao.
1.1.2. Thời gian
Thời gian là một thuộc tính của vận động và được gắn liền với vật chất, vật thể.
Các nhà triết học cho rằng thế giới luôn vận động không ngừng và các sự vật luôn vận động song hành cùng nhau. Nếu mọi vật trong vũ trụ đứng im thì khái niệm thời gian trở nên vô nghĩa. Có những chuyển động có tính lặp lại, trong khi đó có những chuyển động khó xác định. Do vậy để xác định được thời gian người ta thường so sánh một quá trình vận động với một quá trình khác có tính lặp lại nhiều lần, ổn định và dễ tưởng tượng hơn.
Ví dụ chuyển động của con lắc, sự tự quay của trái đất hay sự biến đổi của mặt trời trên bầu trời, sự thay đổi hình dạng của mặt trăng ,... hay đôi khi được xác định bằng quãng đường mà một vật nào đó đi được, sự biến đổi trạng thái lặp đi lặp lại của một "vật".
Theo Stephen Hawking, thời gian có liên quan đến trạng thái động lực học vĩ mô hay có thể hiểu thời gian là một đại lượng mang tính vĩ mô. Nó luôn luôn gắn với mọi vật, không trừ vật nào. Thời gian gắn với từng vật là thời gian riêng, và thời gian riêng thì có thể khác nhau tùy thuộc vào bản chất của vật đó và hệ quy chiếu gắn với nó. Thời gian của vật này có thể ảnh hưởng đến vật khác.
Thời gian là thuật ngữ được dùng phổ biến trong đời sống. Hiểu một cách đơn giản theo đời thường thì thời gian là tài sản của mỗi người trong cuộc sống mà con người có được khi con người bắt đầu tồn tại.
Theo Triết học thì thời gian là hình thức tồn tại của các khách thể vật chất được biểu hiện ở mức độ lâu dài hay mau chóng (độ dài về mặt thời gian), ở sự kế tiếp trước hay sau của các giai đoạn vận động.
Theo từ điển Tiếng Việt thì thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với không gian mà trong đó vật chất vận động và phát triển liên tục không ngừng).
Hiểu theo thông thường, thời gian là nguồn tài sản mà mỗi người có giống nhau như mỗi ngày có 24 giờ, mỗi tháng có 30 ngày, mỗi năm có 12 tháng. Thời gian là sự tồn tại bên ngoài con người nhưng con người có thể quản lý nó một cách hiệu quả.
h
12
Thời gian là một phần rất quan trọng trong cuộc sống. Thời gian là thước đo cho cuộc sống, người ta sử dụng thời gian để đặt mốc cho mọi sự vật sự việc. Thời gian cũng có những đặc tính riêng biệt, sau đây:
- Thời gian là của chung, tất cả mọi người ai cũng có một quỹ thời gian như nhau, 24h mỗi ngày.
- Thời gian là một hằng số, trong vật lý cũng như nhiều ngành khoa học khác thời gian được xem là một trong số những đại lượng cơ bản ít ỏi. Nó được dùng định nghĩa nhiều đại lượng khác như vận tốc,…
- Thời gian không bao giờ ngừng lại, thời gian là thuộc tính của vận động và phải được gắn với vật chất, vật thể, thời gian vận động theo thế giới, thế giới luôn vận động không ngừng nghỉ.
- Thời gian không thể được điều chỉnh. Thời gian chỉ có một chiều duy nhất (cho đến nay được biết đến) đó là từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
- Thời gian không thể được mua bán, trao đổi. Thời gian là vô giá, chúng ta không thể mua hay bán thời gian.
Thời gian là một tài nguyên vô giá, chúng ta không thể quản lý thời gian nhưng có thể quản lý bản thân.
Theo khái niệm của nhóm tác giả đề tài, “Thời gian là mức độ lâu dài của hành động mà con người thực hiện trong hoạt động và có thể quản lý nó một cách chủ động".
1.1.3. Quản lý thời gian
Trong một nghiên cứu năm 2004, J.C. Claessens, Wendelien van Eerde, Christel G. Rutte và Robert A. Roe đã định nghĩa quản lý thời gian là việc tổ chức thực hiện hành vi có hiệu quả trong việc sử dụng thời gian khi thực hiện các hoạt động có mục tiêu và định hướng nhất định.
Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn, quản lý thời gian nghĩa là biết hoạch định thời gian của mình đang có cho những mục tiêu và những nhiệm vụ thật cụ thể. Quản lý thời gian là biết làm chủ thời gian của mình khi đặt những khoảng thời gian mình đang có trong một kế hoạch thật cụ thể và chi tiết.
Nguồn lực quan trọng nhất của một nhà quản lý đó là nguồn lực thời gian. Thời gian là nguồn lực khó quản lý nhất, chúng ta không biết phải làm sao để sử dụng nó một cách tốt nhất. Khi thời gian trôi qua một cách vô ích thì sẽ không thể nào quay lại được nữa. Chắc chắn một điều rằng nếu bạn không quản lý và kiểm soát tốt thời gian của bản thân thì sẽ không quản lý tốt những thứ khác.
h
13
Quản lý thời gian là một kỹ năng giúp chúng ta có thể sử dụng thời gian hiệu quả.
Việc quản lý thời gian có thể hiểu là việc lên kế hoạch, lập ra thời gian biểu với những hoạt động, nội dung cụ thể. Tùy vào mỗi người mà mức độ chi tiết trong các bước quản lý thời gian sẽ khác nhau. Việc xây dựng kế hoạch, thời gian biểu giúp bạn tạo thời hạn đối với từng dự định mình muốn thực hiện.
Việc quản lý thời gian là việc thực hiện kiểm soát có ý thức về số lượng thời gian cho từng hoạt động cụ thể để tăng hiệu quả năng suất của những hoạt động đó. Quản lý thời gian bắt đầu từ việc xem xét lại những công việc mà bạn cần phải làm, biết được mục tiêu của bạn là gì và việc nào bạn muốn làm. Sau đó, là đo lường lượng thời gian mà bạn sẽ phải bỏ ra để hoàn thành những công việc đó. Tiếp theo sẽ là lập kế hoạch từng ngày, từng tuần, từng tháng. Việc này nhằm giúp chúng ta tránh rơi vào tình trạng bị quá tải trong công việc. Việc quản lý thời gian được hỗ trợ bằng các kỹ năng khác, công cụ và kỹ thuật khi thực hiện một kế hoạch cụ thể.
Nhờ có quản lý thời gian, chúng ta có thể hoàn thành những công việc đã đặt ra một cách tốt nhất. Khi công việc được thuận lợi thì những yếu tố khác trong cuộc sống của bạn cũng sẽ được cải thiện, giúp cho cuộc sống của bạn trở nên có ý nghĩa. Việc quản lý thời gian hiệu quả đem lại nhiều lợi ích như:
- Nâng cao hiệu quả và năng suất sản xuất của cá nhân và tập thể;
- Tăng lượng “thời gian riêng tư” cho mỗi cá nhân;
- Giảm bớt áp lực trong công việc;
- Tăng niềm vui trong công việc;
- Có thể dự trù được nhiều việc cho kế hoạch tương lai và giải quyết các vấn đề mang tính dài hạn;
- Nâng cao sức sáng tạo.
Trong phạm vi để tài này, “Quản lý thời gian được hiểu là sự hoạch định thời gian của mình đang có cho những mục tiêu và những nhiệm vụ thật cụ thể bằng cách vận dụng hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Quản lý thời gian không có nghĩa là luôn tiết kiệm thời gian mà là biết là chủ thời gian của mình khi đặt những khoảng thời gian mình đang có trong một khoảng thời gian thật cụ thể, chi tiết”.
1.1.4. Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng là khả năng vận dụng có hiệu quả những tri thức, kinh nghiệm một cách có hiệu quả trong từng hoàn cảnh nhất định. Kỹ năng không chỉ là đơn thuần về mặt kỹ thuật của các hành động, mà còn là biểu hiện về năng lực học hỏi của con người.
h
14
Quản lý thời gian được hiểu là sự hoạch định thời gian của mình đang có cho những mục tiêu và những nhiệm vụ thật cụ thể bằng cách vận dụng hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Quản lý thời gian không có nghĩa là luôn tiết kiệm thời gian mà là biết là chủ thời gian của mình khi đặt những khoảng thời gian mình đang có trong một khoảng thời gian thật cụ thể, chi tiết.
Theo tác giả Nguyễn Đình Chỉnh và Phạm Ngọc Uyển, kỹ năng quản lý được hiểu là chủ thể đã biết tiến hành các hoạt động tư duy quản lý đúng, trong quá trình thực hiện các hành động quản lý nhằm tìm ra được những lời giải hợp lý và tối ưu nhất cho các bài toán, các vấn để đang được đặt ra.
Kỹ năng quản lý có thể xem như là một hệ thống những cấu trúc, bao gồm các kỹ năng bộ phận như biết định hướng đúng, biết tổ chức - chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch và biết kiểm tra - đánh giá – điều chỉnh hợp lí.
Đồng quan điểm trên, tác giả Nguyễn Hữu Long định nghĩa kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng nhận định, ước lượng và phân bố thời gian hợp lý cho từng công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất và cần bằng cuộc sống của bản thân.
Dựa khái niệm kỹ năng, khái niệm “Quản lý thời gian” đã xác lập, tiếp thu các quan điểm khác nhau. Trong đề tài này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Huỳnh Văn Sơn: “Kỹ năng quản lý thời gian là khả năng con người sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhằm đạt được những mục đích của mình thông qua việc lên kế hoạch, tổ chức và kiểm tra việc sử dụng thời gian một cách tối ưu".
Kỹ năng quản lý thời gian là việc bạn sử dụng và kiểm soát tốt thời gian, giúp phân bổ lượn thời gian thực hiện từng công việc một cách hợp lý và hoàn thiện hơn. Kỹ năng quản lý thời gian được biểu hiện ở các mức độ như sau:
Mức độ 5 - Mức độ xuất sắc.
Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kỹ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kỹ năng này cho người khác.
- Sắp xếp được hệ thống công việc ở quy mô chiến lược;
- Phân phối một nguồn lực lớn một cách chặt chẽ, biết đặt thứ tự ưu tiên chính xác;
- Bao quát được hiệu quả sử dụng nguồn lực;
- Luôn giữ được mọi việc trong tầm kiểm soát.
Mức độ 4 - Mức độ tốt.
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
h
15
- Có khả năng lên kế hoạch chi tiết theo từng giai đoạn để hoàn thành mục tiêu và sẵn sàng ứng phó với nhiều tình huống;
- Có khả năng hoàn thành khối lượng công việc lớn trong cả những tình huống áp lực.
- Phân phối nguồn lực chặt chẽ, biết đặt thứ tự ưu tiên;
Mức độ 3 - Mức độ khá.
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Có khả năng lên kế hoạch công việc cho nhóm;
- Biết cách đặt thứ tự ưu tiên ưu tiên cho công việc;
- Có khả năng hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhưng dễ mất kiểm soát trong những tình huống căng thẳng và nhạy cảm.
Mức độ 2 - Mức độ cơ bản.
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Có kế hoạch công việc cho bản thân;
- Hoàn thành được các công việc của bản thân theo đúng deadline với khối lượng công việc lớn;
- Chưa có khả năng tổ chức công việc cho đội nhóm.
Mức độ 1 - Mức độ kém.
Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác.
- Chưa biết cách đặt thứ tự ưu tiên cho công việc;
- Sẽ không hoàn thành được công việc theo đúng deadline nếu như khối lượng công việc lớn.