CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
2.4. Đánh giá chung ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sử dụng thời gian của
2.4.1. Tác động tích cực
Qua khảo sát thực trạng cho thấy sinh viên Khoa QTNNL Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã có sự hiểu biết về việc quản lý thời gian. Một số sinh viên đã ý thức được tầm quan trọng của việc lên kế hoạch để quản lý thời gian sao cho hiệu quả. Có 25% sinh viên lập kế hoạch quản lý thời gian, 24% sinh viên quan tâm đến kỹ năng quản lý thời gian và 17% là rất quan tâm. Chứng tỏ, sinh viên hiểu được sự cần thiết của việc lập kế hoạch và có kỹ năng quản lý thời gian để giúp ích cho học tập và cuộc sống hàng ngày của bản thân. Chính vì vậy, các sinh viên có động lực và ý thức hơn trong việc trau đồi kiến thức về kỹ năng quản lý thời gian của mình. Với những nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng quản lý thời gian, nhiều sinh viên đã có ý thức tìm hiểu và thử lập những kế hoạch thời gian biểu cho bản thân.
Sinh viên là thế hệ tầng lớp những người trẻ tuổi, làm quen rất nhanh với các tiến bộ Khoa học kỹ thuật mới, mang trong mình lửa nhiệt huyết, tính tò mò muốn khám phá thế giới. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã cung cấp nguồn tri thức, kinh nghiệm quan trọng để sinh viên nhanh chóng tiếp thu những trang, thiết bị hiện đại trong cuộc sống.
Sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội có thời gian học tập tại giảng đường hợp lý, không bị áp lực, gò bó. Thoái mái học tập, sáng tạo, tìm hiểu kiến thức thú vị bản thân yêu thích. Học tập thêm được nhiều kỹ năng cần thiết. Một môi trường học tập thoải mái quyết định mức độ hiệu quả trong việc học tập của sinh viên từ đó rút ngắn được thời gian học tập, việc học tập cũng có chất lượng hơn.
Sử dụng các công cụ tiện ích quản lý thời gian giúp sinh viên tạo ra một kế hoạch hoàn chỉnh, triển khai và hoàn thành kế hoạch một cách rất hiệu quả, đảm bảo rằng ta có thể theo dõi các nhiệm vụ và công việc tránh bị bỏ quên hay sót việc. Giúp các bạn sinh viên thuận tiện hơn trong việc kiểm soát được công việc và học tập của bản thân, thuận tiện trong việc lập kế hoạch quản lý thời gian, hoàn thành mục tiêu kế hoạch.
h
58 2.4.2. Tác động tiêu cực
Qua khảo sát thực trạng cho thấy sinh viên khoa QTNNL Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã có sự hiểu biết về việc quản lý thời gian. Một số sinh viên không ý thức được tầm quan trọng của việc lên kế hoạch để quản lý thời gian sao cho hiệu quả. Có 13% sinh viên không lập kế hoạch quản lý thời gian, 11% sinh viên không quan tâm đến kỹ năng quản lý thời gian và 10% là không ý thức được việc quản lý thời gian. Tuy phần trăm tiêu cực ít hơn nhưng nó cũng là những con số thực tế đang tồn tại trong sinh viên của trường ta việc cần thiết là làm sao cho các bạn có thể ý thức được việc quản lý thời gian của bản thân để ít nhất có thể giúp các bạn thực hiện được việc học tập của mình tốt nhất khi đang ngồi trên giảng đường của trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.
Công việc có nhiều yếu tố khó phức tạp và nhiều rủi ro xảy ra, kiến cho việc quản lý thời gian của sinh viên Khoa QTNNL khó khăn hơn, đa số sinh viên cho rằng tính chất công việc ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và chất lượng các công việc, khiến sinh viên thường có thói quen trì hoãn hoặc buông bỏ những công việc có tính phức tạp, dẫn đến nhiều áp lực chán nản.
Yếu tố gây xao nhãng, phân tâm được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến cho việc quản lý thời gian của sinh viên Khoa QTNNL kém hiệu quả. Sự phân tâm sẽ khiến sinh viên mất rất nhiều thời gian mỗi ngày trong việc lướt web, chơi game, nói chuyện...
Như vậy, về mặt ưu điểm, sinh viên nhận thức được vai trò của quản lý thời gian.
Một bộ phận sinh viên đã quan tâm lập kế hoạch quản lý thời gian, biết đánh giá và điều chỉnh để sử dụng thời gian ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó, những hạn chế trong quản lý thời gian của sinh viên là: sinh viên phân bổ thời gian cho các hoạt động còn thiếu hợp lý, nhiều sinh viên dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội và không cân đối, dành thời gian hợp lý cho hoạt động tự học. Kỹ năng tổ chức sử dụng thời gian theo kế hoạch, tự đánh giá và điều chỉnh việc sử dụng thời gian của bản thân còn hạn chế dẫn đến quản lý thời gian chưa hiệu quả.
h
59
Từ kết quả khảo sát và phân tích thực trạng trên cho thấy, có một số nguyên nhân dẫn đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên còn hạn chế. Đó là:
Một bộ phận sinh viên chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề quản lý thời gian.
Một số sinh viên đã quan tâm lập kế hoạch quản lý thời gian gắn với các hoạt động cụ thể nhưng chưa biết cách hay thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý thời gian một cách khoa học.
Sinh viên chưa có sự sắp xếp thời gian hợp lý và cân đối cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu.
Hoạt động chủ đạo của sinh viên ở trường đại học, còn dễ bị phân tán chú ý, chưa quan tâm và thực hiện đánh giá và điều chỉnh hay nỗ lực.
Mức độ ảnh hưởng của các định hướng giáo dục về quản lý thời gian đối với sinh viên của nhà trường chưa cao, nhà trường thiếu các chương trình phát triển kỹ năng quản lý thời gian, các hoạt động ngoại khóa liên quan đến vấn đề này. h
60
Tiểu kết chương II
Trong chương II, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát sinh viên thuộc các Khoa QTNNL của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên như: Năng lượng trong sinh viên, thói quen, tính chất công việc, khoa học công nghệ, môi trường học tập, công cụ và các tiện ích quản lý thời gian, các yếu tố gây xao nhãng. Nhóm đã phân tích đánh giá thực trạng trên cơ sở lý luận ở chương I và những con số cụ thể, khách quan qua phiếu khảo sát. Thấy được rằng sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực hiện nay còn rất nhiều khó khăn trong quá trình quản lý thời gian của bản thân, các hoạt động ngoại khóa, tọa đàm về vấn đề này, không được thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy đây là cơ sở thực tiễn để nhóm tác giả trình bày những giải pháp và kiến nghị ở chương III.
h
61