Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn tốt nghiệp) những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên khoa quản trị nguồn nhân lực trường đại học nội vụ hà nội (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh

2.3.1. Yếu tố chủ quan

2.3.1.1. Năng lượng trong bản thân sinh viên

Khi làm một việc gì đó chúng ta phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ chủ quan tới khách quan trong yếu tố chủ quan ta không thể không kể tới yếu tố năng lượng trong bản thân sinh viên. Năng lượng đó có thể là sức khỏe hay tính cách của sinh viên thậm chí nó còn là giá trị của công việc. Sinh viên chỉ có thể hoàn thành công việc khi đảm bảo có đủ thể lực, tinh thần. Điều đó mang lại cho họ cảm giác phấn chấn khi làm việc, mỗi sinh viên sẽ cảm thấy tích cực hơn, tập trung hơn và thể hiện sự kiên trì cao hơn. Việc xác định được ý nghĩa, mục đích chính là nguồn năng lượng giúp cho việc quản lý thời gian diễn ra dễ dàng hơn.

Bảng 2.2. Thể hiện mức độ tác động của năng lƣợng đối với bản thân sinh viên Khoa QTNNL.

Mức độ Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng

Số phiếu 85 70 60 35

Tỉ lệ (%) 34 28 24 14

(Nguồn tổng hợp của tác giả) Bảng 2.3. Tỷ lệ ảnh hưởng của các yếu tố trong năng lượng sinh viên Khoa QTNNL

Yếu tố Sức khỏe Tinh thần Bãn lĩnh

Số phiếu 90 105 55

Tỷ lệ (%) 36 42 22

(Nguồn tổng hợp của tác giả) Theo quan sát, ta thấy hầu hết sinh viên đều nhận thấy sự ảnh hưởng của năng lượng bản thân mình đến việc quản lý thời gian. Sự đánh giá được phản ánh theo cấp độ

h

45

tăng dần từ không ảnh hưởng (14%), ít ảnh hưởng (24%), ảnh hưởng bình thường (28%) cho đến rất ảnh hưởng (chiếm nhiều nhất với 34%). Điều đấy là dễ hiểu vì có lẽ trong chúng ta ai cũng có đôi lần phải hoãn công việc vì sức khỏe yếu, hay bị trì hoãn công việc vì áp lực dồn nén quá nhiều. Có đến 36% sinh viên bị ảnh hưởng bới yếu tố sức khỏe, 42% sinh viên bị tác động bởi yếu tố tinh thần và trong có có 22% sinh viên cho rằng bản lĩnh ảnh hưởng tới việc quản lý thời gian. Nhiều sinh viên cho ý kiến: “Nhiều khi em lên kế hoạch ôn thi nhưng gần đến thi em bỗng nhiên bị bệnh khiến cho kết quả đạt được không được như ý” (Sinh viên năm 1 – Khoa QTNNL), “Mình hiện đang vừa học vừa làm kiếm thêm thu nhập chính vì thế mà áp lực rất nhiều. Có lúc đi làm gặp chuyện khiến tâm trạng mình mấy ngày sau bị căng thẳng điều đó dẫn tới mình không còn năng lượng làm việc gì khác” (Sinh viên năm 3 – Khoa QTNNL).

Chất lượng công việc, sức khỏe thể chất và tinh thần là các yếu tố gắn liền với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến việc chúng ta quản lý thời gian như thế nào. Nếu có một tinh thần tốt mọi công việc sẽ được phân bổ hợp lý trong kế hoạch, bạn sẽ không bị rơi vào tình trạng quá tải. Phong thái, tâm lý làm việc ảnh hưởng đến thành công của bạn.

Phong thái làm việc thoải mái giúp bạn đưa ra các quyết định đúng đắn. Đồng thời, sức khỏe sẽ không phải chịu các gánh nặng tâm lý.

2.3.1.2. Thói quen trong quản lý thời gian sinh viên

Đa số các bạn sinh viên đều nhận thấy sự quan trọng của việc quản lý thời gian để phục vụ cho cộc sống sao cho phù hợp. Nhưng trong số đó có đến 47% các bạn chưa thực sự thấy được sự quan trọng của quản lý thời gian trước các công việc cần làm. Thực trạng thường xuyên bị trì hoãn, quá tải, gián đoạn công việc với sinh viên không lên kế hoạch trước các việc cần làm xảy ra phổ biến. Tất cả do thói quen dễ bị phân tâm bởi các yếu tố gây xao nhãng, thói quen trì hoãn hay có thể do sinh viên quá ôm đồm công việc và làm nhiều việc một lúc.

h

46

Bảng 2.4. Thể hiện mức độ tác động của thói quen đối với bản thân sinh viên Khoa QTNNL.

Mức độ Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng

Số phiếu 160 72 8 10

Tỉ lệ (%) 64 28,8 3,2 10

(Nguồn tổng hợp của tác giả) Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng đa phần sinh viên đều tự nhận thấy bản thân bị ảnh hưởng rất nhiều từ thói quen của bản thân đến việc quản lý thời gian (chiếm 64%) và chỉ có số ít sinh viên (4%) cảm thấy việc quản lý thời gian không hề phụ thuộc vào thói quen mỗi cá nhân. “Mình cảm thấy thói quen không ảnh hưởng nhiều đến việc sắp xếp thời gian của mình. Mình thường làm mọi thứ theo kế hoạch nên không bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan này” (Sinh viên năm 2 – Khoa QTNNL). Kết quả tìm hiểu thực tế cho thấy phần lớn sinh viên đã nhận thấy được sự ảnh hưởng của thói quen trong việc quản lý thời gian làm việc, học tập của bản thân. “Thói quen là một vấn đề vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đối với em, mọi việc em làm hầu như xuất phát từ cảm tính, nên khi có một thói quen xấu hình thành nó sẽ khiến em không chú tâm tới các kế hoạch và bỏ bê nó”

(Sinh viên 1- Khoa QTNNL).

Bảng 2.5. Thể hiện tỷ lệ tác động của các thói quen đối với bản thân sinh viên Khoa QTNNL.

Thói quen Trì hoãn Dễ phân tâm Làm nhiều việc cùng lúc

Kỷ luật

Số phiếu 103 68 48 31

Tỷ lệ (%) 41 27 19 13

(Nguồn tổng hợp của tác giả) Theo bảng, ta có thể thấy tỷ lệ thói quen trì hoãn và thói quen dễ bị phân tâm là phổ biến nhất gây ảnh hưởng đến quản lý thời gian của sinh viên hiện nay. Trong đó thói quen trì hoãn chiếm 41%, thói quen dễ bị phân tâm chiếm 27%. So với hai thói quen trên

h

47

thì thói quen làm nhiều việc cùng lúc và thói quen kỷ luật chiếm tỷ lệ thấp hơn (chiếm lần lượt là 19% và 13%). Điều đó cho thấy thực trạng sinh viên hiện nay chưa có thực sự coi trọng việc lên kế hoạch và làm theo kế hoạch để đảm bảo quỹ thời gian của mình.

Với tỷ lệ 41%, có thể thấy tình trạng trì hoãn đang xãy ra khá phổ biến ở sinh viên.

Thay vì làm các công việc, việc làm có mức độ ưu tiên cao hơn thì các bạn thường dành nhiều thời gian cho những việc dễ giải quyết, những việc mà bản thân yêu thích hoặc cảm thấy thoải mái hơn là những việc quan trọng, cần phải làm. Các bạn cố gắng lảng tránh những việc lẽ ra cần phải được tập trung giải quyết ngay dẫn đến việc đó luôn bị hoãn lại, ngưng trệ, chậm trễ tiến độ đề ra thậm chí là lãng quên. Sinh viên thường đánh giá sai tính chất công việc, coi nhẹ mức độ quan trọng của công việc khiến xuất hiện bệnh trì hoãn.

Bên cạnh đó, ta có thể thấy sinh viên chưa thực sự đánh giá khách quan về việc sử dụng thời gian của bản thân khi có đến 27% sinh viên phân tâm khi đang làm một việc gì đó và 19% sinh viên làm nhiều việc cùng lúc. Lý giải cho điều này, nhiều sinh viên cho rằng: “Em mỗi lần ngồi vào bàn học khi cần tra cứu thông tin là lại cầm điện thoại. Mỗi lần như vậy lại có tin nhắn từ bạn bè hay các thông báo trên Facebook nên em ngồi rất lâu để xem và quên mất thời gian này đang dành cho việc học. Việc này khiến em dành thời gian làm bài tập rất lâu mà vẫn chưa xong.” (Sinh viên năm 1 – Khoa QTNNL).

Kết quả khảo sát cho thấy kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên bị ảnh hưởng rất lớn bởi các thói quen trong đời sống hàng ngày dẫn đến thời gian chưa được sử dụng một cách hiệu quả cho hoạt động học tập.

Bên cạnh những thói quen tiêu cực như đã trình bày thì có số ít sinh viên (chiếm 13%) đặc biệt có tính kỷ luật cao điều đó đã giúp cho việc quản lý thời gian được diễn ra dễ dàng. Hầu hết những sinh viên đó đều lên kế hoạch cho mình trước khi làm một việc gì đó và luôn tuân thủ theo đúng kế hoạch để thực hiện mục tiêu của mình từ đó có cách quản lý thời gian hợp lý. Nhờ đó sinh viên có thể đảm bảo những kế hoạch giảm thiểu những vấn đề trong tương lai, luôn tập trung và có mục đích, sắp xếp để công việc ít bị

h

48

gián đoạn nhất và sử dụng hiệu quả thời gian. Theo một số sinh viên chia sẻ: “Việc tạo tính kỷ luật cho bản thân giúp mình hoàn thành Deadline đúng hạn và không bị bỏ sót công việc” (Sinh viên năm 2 – Khoa QTNNL), “Tính kỷ luật giúp mình kiểm soát bản thân tốt, ít khi bị xao nhãng bởi các tác nhân bên ngoài” (Sinh viên năm 3 – Khoa QTNNL)

Có thể nói, thói quen tích cực vẫn là “thách thức” đối với khá nhiều sinh viên.

Đây là những cơ sở khá quan trọng cần chú ý nếu muốn nâng cao kỹ năng này ở sinh viên cũng như hạn chế những thói quen chưa tốt khi sử dụng thời gian để góp phần tạo ra những sinh viên đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Một phần của tài liệu (Luận văn tốt nghiệp) những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên khoa quản trị nguồn nhân lực trường đại học nội vụ hà nội (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)