CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu khái quát về trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2.1.2. Giới thiệu khái quát về sinh viên của Khoa Quản trị nguồn nhân lực
Sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường Đại học Nội Vụ Hà Nội có độ tuổi từ 18 đến 22, đó là những con người năng động và sáng tạo, luôn tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về kinh tế, giáo dục...
Sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực rất năng động và tràn đầy năng lượng của sự nhiệt huyết trên tất cả mọi phương diện như học tập, văn nghệ, thể dục thể thao...
Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường và các câu lạc bộ. Một số câu lạc bộ nổi bật như câu lạc bộ võ thuật, câu lạc bộ sách, câu lạc bộ HRM, câu lạc bộ ASK, câu lạc bộ máu...
Điểm xét tuyển đầu vào của sinh viên khoa Quản trị nguồn nhân lực thuộc điểm xét tuyển cao nhất trường thế nên chất lượng của sinh viên luôn thuộc top đầu với nhiều sinh viên có kết quả học tập tốt, đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi, nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh quá trình học tập, sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực luôn chú tâm đến phát triển toàn diện các kỹ năng cho bản thân, nhờ các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên rèn luyện một số kĩ năng mềm như: Nghiên cứu khoa học, kỹ năng thuyết trình
h
36
trước đám đông, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý nhóm, tiếp cận với công nghệ mới, hiện đại…
2.2. Thực trạng quản lý thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực 2.2.1. Thực trạng quản lý thời gian của sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực
Để tìm hiểu về thực trạng quản lý thời gian của sinh viên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát sinh viên Khoa QTNNL, kết quả thu được:
Bảng 2.1. Thực trạng vấn đề sử dụng thời gian của sinh viên Khoa QTNNL.
Stt Nội dung Rất thường
xuyên
Thường xuyên
Thi thoảng
Hiếm khi 1 Bạn có thời gian để làm những
việc mình thích không? 25% 27% 33% 15%
2 Có phải bạn luôn phải vội vã và
thường trễ giờ? 35% 26% 30% 9%
3
Bạn có thường hủy các hoạt động thú vị ngoài công việc vì quá bận không?
12% 18% 46% 24%
4
Bạn có luôn cảm thấy không đủ
thời gian trong ngày không? 54% 14% 15% 17%
5
Bạn hay nản lòng và thiếu kiên
nhẫn? 30% 22% 37% 11%
(Nguồn tổng hợp của tác giả) Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên Khoa QTNLL dành rất nhiều thời gian cho các công việc mà mình yêu thích, cũng theo bảng khảo sát thì đa số ( chiếm hơn 60%) sinh viên luôn vội vã và thường trễ giờ, đặc biệt là vấn đề đi trễ khi vào tiết học hay các buổi họp nhóm, clb… “Mình hay thức khuya, nên vào những buổi học vào buổi sáng, mình hay dậy trễ và vào lớp học muộn” (Sinh viên năm hai, Khoa QTNNL). Đây là thực
h
37
trang chung của sinh viên Khoa QTNNL nói riêng, cũng như sinh viên cả nước nói chung, trên thực tế sự trễ giờ, “cao su” luôn là vấn đề ở hầu hết mọi sinh viên. Kết quả tìm hiểu thực tế cho thấy phần lớn sinh viên cảm thấy thời gian trong ngày là không đủ
“Mình cảm thấy thời gian trôi qua rất nhanh, có rất nhiều công việc mình chưa làm kịp và thời gian được ngủ của mình rất ít (sinh viên năm ba, Khoa QTNNL). Việc không quản lý được thời gian của bản thân khiến cho thời gian của mỗi sinh viên ko được tận dụng triệt để, lãng phí thời gian chính là nguyên nhân khiến cho các công việc không được hoàn thành.
Sinh viên là đối tượng có nhiều thời gian rảnh rỗi nhất, để hiểu sâu hơn về thời gian làm những công việc nhàn rỗi của sinh viên Khoa QTNNL chúng tôi đã tiến hành khảo sát, kết quả thu được như sau:
Biểu đồ 2.1. Thói quen sử dụng thời gian của sinh viên Khoa QTNNL
(Nguồn tổng hợp của tác giả) Từ biểu đồ chúng ta có thể thấy, phần lớn thời gian của sinh viên dành cho việc học tập (hơn 40%) có thể là học ở trường, ở trung tâm hay là thời gian tự học. Công việc
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Học Tập Vui chơi, Giải trí Công việc làm thêm Các hoạt động khác Rất thường xuyên Thường xuyên Thi thoảng
h
38
tiếp theo được các bạn dành nhiều thời gian là hoạt động vui chơi, giải trí “Là sinh viên mới nhập học còn nhiều điều bỡ ngỡ và mình muốn khám phá, nên thời gian rãnh rỗi mình hay tụ tập bạn bè để đi khắp nơi” (Sinh viên năm thứ nhất, Khoa QTNNL) có thể thấy, việc sử dụng thời gian rảnh ở các nhóm sinh viên khác nhau, chẳng hạn như sinh viên năm nhất, năm hai thì đa số ngoài thời gian học tập thì thời gian rảnh rỗi họ thường dành cho hoạt động vui chơi, cũng như các hoạt động của clb, đoàn trường tổ chức, bên cạnh đó có 1 số ít đã dành thời gian đi làm thêm. Nhóm sinh viên năm 3,4 thì lại khác, chia sẻ của một bạn năm 4 “Mình dành thời gian rảnh rỗi để đi làm thêm, kiến tập, thực tập để lấy kinh nghiệm, điều đó giúp cho mình có thể tìm kiếm được công việc thuận lợi hơn trong tương lai” (Sinh viên năm thứ 4, Khoa QTNNL).
Để hiểu rõ hơn về thực trạng quản lý thời gian của sinh viên Khoa QTNNL, chúng tôi đã tiến hành các cuộc phỏng vấn trực tiếp với sinh viên Khoa. Có rất nhiều câu trả lời cho vấn đề này, đại đa số các bạn sinh viên Khoa QTNNL trả lời với tâm thế “Tuổi trẻ còn rất nhiều thời gian”.
(Nguồn tổng hợp của tác giả)
47%
26%
18%
9%
Biểu đồ 2.2. Thể hiện mức độ quan tâm của sinh viên Khoa QTNNL đối với Quản lý thời gian.
hiếm khi
thi thoảng thường xuyên
rất thường xuyên
h
39
Kết quả thu thập từ 250 phiếu khảo sát cho thấy rằng, đa số sinh viên ( chiếm 47%) chưa thực sự để tâm đến vấn đề quản lý thời gian của bản thân mình, đa số những sinh viên này là sinh viên năm nhất, năm hai. Họ cho rằng vấn đề quản lý thời gian không giúp ích được gì trong quá trình làm việc của bản thân “Mình không quan trọng việc sắp xếp thời gian bởi công việc này tốn thời gian và khiến mình bị gò bó, khó chịu nên dẫn đến giải quyết các công việc không hiệu quả” (Sinh viên năm thứ nhất, Khoa QTNNL), có thể thấy rằng đại đa số sinh viên năm nhất cho rằng việc quản lý thời gian là chưa cần thiết do các thói quen ở các cấp học dưới, cũng như tinh thần buông thả sau kì thi đại học.
Nhưng ở những sinh viên năm 3,4 thì việc quản lý thời gian đã thực sự được chú ý hơn
“Quản lý thời gian là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với em, vì nếu không sắp xếp, lên lịch trình hợp lý em sẽ không thể quản lý và giải quyết hết các công việc phải làm của mình.” (Sinh viên năm thứ 4, Khoa QTNNL). Nhìn chung hầu như phần lớn sinh viên sẽ quan tâm đến vấn đề quản lý thời gian khi đã được thích nghi với môi trường học tập mới, phải phân bổ thời gian cho nhiều công việc như đi học, đi làm thêm, các hoạt động clb, hội nhóm…
Có thể nói, vấn đề quản lí thời gian trong sinh viên chưa thực sự được để tâm đúng mức, rất nhiều bạn trẻ chưa để tâm đến việc quản lý thời gian, kéo theo đó là việc lãng phí và tạo ra nhiều thói quen không tốt, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của sinh viên, sử dụng thời gian không hiệu quả.