Yếu tố gây xao nhãng, phân tâm

Một phần của tài liệu (Luận văn tốt nghiệp) những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên khoa quản trị nguồn nhân lực trường đại học nội vụ hà nội (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh

2.3.2. Yếu tố khách quan

2.3.2.5. Yếu tố gây xao nhãng, phân tâm

Trong khi đang học tập và làm việc, sẽ có vô số vấn đề có thể khiến sinh viên sao nhãng, mất tập trung như lướt web, xem phim, tán gẫu… Những việc này có thể khiến sinh viên mất tập trung trong quá trình học tập và làm việc. Nó là yếu tố gây khó khăn trong kỹ năng quản lý thời gian.

Bảng 2.11. Mức độ tác động của yếu tố gây xao nhãng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Khoa QTNNL.

Mức độ Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng

Số phiếu 154 73 14 9

Tỉ lệ (%) 61,6 29,2 5,6 3,6

(Nguồn tổng hợp của tác giả) Theo bảng số liệu khảo sát, cho thấy rằng hầu hết sinh viên cho rằng các yếu tố gây xao nhãng ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng quản lý thời gian chiếm 61,6% cho rằng rất ảnh hưởng và 29.2% cho rằng ảnh hưởng. Nguyên nhân là do sinh viên không thể kiểm soát được các yếu tố gây xao nhãng, hay nói cách khác là thiếu các kỹ năng trong việc quản lý bản thân, loại bỏ các yếu tố gây xão nhãng, điều đó còn thể hiện rằng, trong quá trình học tập cả trên giảng đường và tự học ở nhà thì yếu tố gây xao nhãng luôn là những vấn đề khiến cho học sinh mất tập trung, từ đó dẫn đến việc tiếp thu bài không hiệu quả.

h

55

Điều này dẫn đến tình trạng sinh viên cho rằng mình học quá nhiều nhưng lại không đạt kết quả tốt.

Một trong những nguyên nhân khiến sinh viên Khoa QTNNL mất rất nhiều thời gian để hoàn thành các công việc là các yếu tố gây xao nhãng, chúng là kẻ cắp thời gian vô hình, sự gián đoạn là nguyên nhân chính của việc mất tập trung.

Bảng 2.12. Tác động của yếu tố gây xao nhãng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Khoa QTNNL.

Các yếu tố Số phiếu Tỉ lệ (250 phiếu)

Cuộc trò chuyện 36 14,4%

Điện thoại, thiết bị thông minh 65 26%

Các trang web, mạng xã hội 83 33,2%

Công việc đột suất 46 18,4%

Các yếu tố khác… 24 9,6%

(Nguồn tổng hợp của tác giả) Từ bảng trên ta có sơ đồ sau:

(Nguồn tổng hợp của tác giả)

14%

26%

33%

18%

9%

Biểu đồ 2.7. Tác động của các yếu tố gây xao nhãng đối với sinh viên Khoa QTNNL.

Cuộc trò chuyện

Điện thoại, thiết bị thông minh Các trang web, mạng xã hội Công việc đột suất Các yếu tố khác…

h

56

Có 83 sinh viên chiếm tổng số 33,2% cho rằng Các trang web, thiết bị thông minh là yếu tố xao nhãng chính gây tác động đến kỹ năng Quản lí thời gian, để làm rõ vấn đề này chúng tôi đã phỏng vấn một số bạn sinh viên và nhận được câu trả lời: “Tớ thường hay bị phân tâm trong lúc học bài, thường thì học 1 lúc tớ sẽ xem Tiktok coi như là giải lao.” (Sinh viên năm 3, Khoa QTNNL). “Em cho rằng trên mạng xã hội có rất nhiều điều thú vị, bất cứ khi nào rảnh, thậm chí cả lúc học em thường sẽ lướt Instagram, Facebook, Tinder... vì thế thời gian trôi nhanh, nhiều khi ngồi cả tối mà không học được chữ nào”.

(SV năm 1, Khoa QTNNL). Các trang web, mạng xã hội tựa như con dao hai lưỡi, ảnh hưởng đến kỹ năng quản lí thời gian của sinh viên, một số lượng sinh viên đã biết cách tận dụng nó như một tiện ích để phục vụ việc học, nghiên cứu, giao lưu, cập nhật tin tức, kiến thức mới, thư giãn, giải trí để có những giờ học bổ ích. Tuy nhiên mạng xã hội đã khiến nhiều sinh viên sao nhãng việc học tập cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa. Quỹ thời gian tự học của các bạn giảm đi do dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động trên các trang mạng. Cần phải kiểm soát thời gian trên mạng hợp lý để nâng cao hiệu quả kỹ năng quản lý thời gian.

Cùng với đó, một số lượng lớn sinh viên cho rằng điện thoại và thiết bị thông minh tác động rất lớn đến kỹ năng quản lý thời gian “Em mỗi lần ngồi vào bàn học, nghiên cứu sách vở khi cần tra cứu thông tin là lại cầm điện thoại. Mỗi lần như vậy lại có tin nhắn từ bạn bè hay cuộc gọi nên em ngồi rất lâu để xem và quên mất thời gian này đang dành cho việc học. Việc này khiến em dành thời gian làm bài tập rất lâu mà vẫn chưa xong.” (Sinh viên năm 2 Khoa QTNNL). Điện thoại, thiết bị thông minh đã hình thành như “Vật bất li thân” của mỗi sinh viên, cần phải có những giải pháp để sử dụng nó một cách hợp lý, tránh hiện tượng quá để tâm và sa đà khiến cho việc tốn quá nhiều thời gian nhưng ko mang lại nhiều hiệu quả cho công việc và học tập.

h

57

Một phần của tài liệu (Luận văn tốt nghiệp) những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên khoa quản trị nguồn nhân lực trường đại học nội vụ hà nội (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)