CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại
1.2.3. Phân tích các chỉ số tài chính
Khi ngân hàng cho vay thì điều họ quan tâm nhất là khả năng hoàn trả gốc và lãi của khách hàng vay. Khả năng này phụ thuộc vào tình hình tài chính của doanh nghiệp mà đặc biệt phản ánh rõ qua việc phân tích các tỷ số tài chính, như: nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán, tỷ số phản ảnh cơ cấu tài chính, nhóm tỷ số phản ánh năng lực hoạt động của tài sản và nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời.
1.2.3.1. Nhóm tỷ số phản ảnh khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là khả năng sử dụng các nguồn lực để ứng phó đối với các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp theo thời hạn phù hợp. Thông qua phân tích nhóm chỉ tiêu này, CBPT có thể đánh giá thực trạng khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, từ đó có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, thấy
được tiềm năng cũng như nguy cơ trong quá trình thanh toán những khoản nợ của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một số các hệ số sau:
- Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Tỷ số này hàm ý cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa thành tiền để trả các khoản nợ đến hạn. Nói cách khác, tỷ số KNTT ngắn hạn đo lường khả năng mà các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này càng cao thì các chủ nợ sẽ càng yên tâm hơn nhưng bù lại đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá trị hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể.
- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh =
Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi của tài sản ngắn hạn không kể HTK. Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càng cao.
Do khả năng chuyển đổi để thanh toán khoản nợ từ HTK thường kém nên hệ số thanh toán nhanh thường được sử dụng để đánh giá một cách chặt chẽ hơn so với hệ số thanh toán nợ ngắn hạn. Một số trường hợp, doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nhanh cao nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản đến hạn do tài sản phụ thuộc nhiều vào khoản phải thu chưa thể thu hồi ngay, vì vậy có thể xem xét đến tỷ số khả năng thanh toán ngay.
- Tỷ số khả năng thanh toán tức thời
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời =
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ngay tại thời điểm báo cáo.
Thực tế tùy theo đặc điểm, ngành nghề kinh doanh mà sẽ có những con số hợp lý cho những chỉ tiêu này. Tuy nhiên nên so sánh với những doanh nghiệp cùng ngành và bình quân chung của ngành để có những đánh giá hợp lý trong hoạt động phân tích báo cáo tài chinh KHDN.
1.2.3.2. Nhóm tỷ số phản ánh cơ cấu tài chính
Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp không những phản ánh nhu cầu vốn và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp mà còn liên quan trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn, tác động đến hiệu quả kinh doanh như rủi ro của doanh nghiệp.
Để nghiên cứu cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, người ta thường quan tâm tới một số chỉ tiêu sau:
- Hệ số tự tài trợ (hay Tỷ số VCSH)
Hệ số tự tài trợ =
Hệ số tự tài trợ cho biết tỷ lệ VCSH trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Nó phản ánh năng lực tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có hệ số tự tài trợ càng cao, nghĩa là doanh nghiệp có năng lực độc lập về tài chính cao, ít chịu sức ép từ bên cho vay, các chủ nợ thường thấy an toàn hơn khi chấp nhận hồ sơ ay vốn của các đơn vị này.
- Hệ số nợ
Hệ số nợ =
Hệ số nợ cho biết tỷ lệ nợ phải trả của doanh nghiệp trong cơ cấu tổng nguồn vốn, thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào các chủ nợ. Hệ số nợ càng thấp, nghĩa là doanh nghiệp càng ít phụ thuộc vào nợ vay thì rủi ro của bên cho vay càng thấp. Song nó cũng có hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh với các tỷ số bình quan của toàn ngành để có những kết luận hợp lý.
- Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn =
Nếu hệ số này > 1 thể hiện khả năng tài chính của doanh nghiệp là vững vàng. Nếu hệ số này < 1 thì có nghĩa là một bộ phận Tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn vay. Nếu nguồn vốn đó là ngắn hạn thể hiện doanh nghiệp đang kinh doanh trong cơ cấu vốn mạo hiểm.
1.2.3.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động - Vòng quay khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu = (vòng)
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn càng chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu bằng tiền của doanh nghiệp, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Đây là một biểu hiện tốt.
- Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình = (ngày)
Kỳ thu tiền trung bình: phản ảnh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân càng ngắn càng tốt vì thời gian doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn sẽ rất ngắn. Tuy nhiên phải xem xét chỉ số này trong mối quan hệ với các mục tiêu, chính sách bán hàng của doanh nghiệp, cũng như đặc điểm luân chuyển vốn của ngành.
- Vòng quay HTK
Vòng quay HTK = (vòng)
Vòng quay HTK thể hiện số lần mà HTK bình quân luân chuyển trong kỳ đó từ đó thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Số ngày 1 vòng quay HTK
Số ngày 1 vòng quay HTK = (ngày)
Hệ số này được sử dụng để đánh giá hiệu quả quản trị HTK của doanh nghiejp. Khi số vòng quay HTK lớn thì số ngày của một vòng quay HTK càng được rút ngắn, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = (%)
Hiệu suất sử dụng TSCĐ nói lên mức độ đầu tư vốn vào TSCĐ để tạo doanh thu hay nói một cách cụ thể hơn cứ một đồng TSCĐ đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = (%)
Tỷ số này đo lường tổng quát về năng lực hoạt động của toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp, thể hiện qua mối quan hệ giữa tổng doanh thu và thu nhập khác trong doanh nghiệp (bao gồm cả doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác) với tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp.
1.2.3.4. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
ROS = (%)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết trong 100 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này cho biết năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận. ROS càng lớn càng tốt.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA = (%)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho biết cứ 100 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE)
ROE = (%)
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH cho biết 100 đồng VCSH bỏ vào kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, nó phản ánh khả năng sinh lời của VCSH và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư
vào doanh nghiệp. Nếu ROE > ROA thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn vay rất có hiệu quả và khả năng xảy ra rủi ro cho ngân hàng vì thế cũng được giảm thiểu.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản =
Chỉ số này đánh giá khả năng sinh lời của tổng tài sản, hệ số này thể hiện cứ 100 đồng tài sản đưa vào thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Hệ số này càng lớn càng tốt.