Phân tích vĩ mô nền kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu vcb của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 20 - 23)

1.2 Phân tích cổ phiếu

1.2.1 Phân tích vĩ mô nền kinh tế

 Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa được ban hành của mỗi chính phủ sẽ tác động lên tổng thể nền kinh tế của quốc gia từ có ảnh hưởng tới mọi ngành kinh doanh và công ty trong nền kinh tế đó.

 Chính sách tài khóa nới lỏng ví dụ như giảm thuế kích thích tiêu dùng, ngược lại khi tăng thuế thu nhập hoặc tăng thuế vào các mặt hàng tiêu dùng, nguyên nhiên vật liệu có thể hạn chế chi tiêu. Việc tăng hay giảm chi tiêu chính phủ vào quốc phòng, trợ cấp thất nghiệp hay việc đầu tư xây đường cao tốc sẽ ảnh hưởng tới tổng thể nền kinh tế.

Mọi chính sách ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của công ty đều trực tiếp từ việc chi tiêu của chính phủ và tác động này rất mạnh và lan tỏa trong nền kinh tế.

 Chính sách tiền tệ tạo ra các thay đổi trong nền kinh tế tương tự chính sách tài khóa.

Chính sách tiền tệ thắt chặt làm giảm tỷ lệ tăng của cung tiền từ đó giảm cung của quỹ dành cho vốn lưu động và sự tăng trưởng của tất cả các công ty. Một chính sách tiền tệ thắt chặt sử dụng công cụ làm tăng lãi suất từ đó tăng lãi suất thị trường điều này làm việc sử dụng nguồn tài chính từ việc vay thế chấp trở nên đắt đỏ hơn và gia tăng chi phí cho công ty.

 Với mọi phân tích về nền kinh tế luôn yêu cầu sự cân nhắc về lạm phát vì lạm phát ảnh hưởng tới hành vi của công ty và người tiêu dùng. Với những thay đổi ngoài dự tính về lạm phát sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc lên kế hoạch gây cản trở việc tăng trưởng và đổi mới. Ngoài việc ảnh hưởng tới thị trường nội địa, sự khác nhau về tỷ lệ lạm phát và lãi suất ảnh hưởng tới cán cân thương mại giữa các nướcvà tỷgiá hối đoái.Ngoài ra các tác động bởi các sự kiện như chiến tranh, chuyển biến chính trị của các quốc gia khác, tác động của tài chính quốc tế làm thay đổi các yếu tố trong môi trường kinh doanh từ đó làm các kỳ vọng về doanh số và thu nhập trở nên thiếu chắc chắn tăng tỷ lệ rủi ro của nhà đầu tư. Vì thế khi xem xét định giá cổ phiếu ta xác định được các yếu tố vĩ mô, chiều hướng và mức ảnh hưởng của chúng đến ngành kinh doanh cũng như tới cổ phiếu của doanh nghiệp cần định giá.

 Xu hướng nền kinh tế: xu hướng nền kinh tế ảnh hưởng tới ngành kinh doanh vì thế tìm hiểu các yếu tố liên quan tới rủi ro và tiềm năng tăng trưởng, chúng ta cần dự báo tầm ảnh hưởng khác nhau của nền kinh tế tới các ngành từ đó điều chỉnh phù hợp

với các ước tính của mình. Xu thế kinh tế có 2 dạng thay đổi chính là: Thay đổi trong chu kỳ nền kinh tế và Thay đổi trong cấu trúc ngành.

- Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ).

- Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (hay mở rộng).

- Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi, phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế. Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ).

- Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế. Do đặc trưng của nền kinh tế tại từng thời điểm trên chu kỳ nền kinh tế là khác nhau nên các ngành kinh doanh tại các thời điểm khác nhau sẽ được hưởng lợi thế hay bị tác động tiêu cực.

- Các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu là kỳ vọng nhà đầu tư, thu nhập và niềm tin người tiêu dùng, nhu cầu hiện đại hóa, trang bị máy móc của công ty, lạm phát, lãi suất ngân hàng, thị trường,.... Vì thế để phù hợp với các ước tính của mình, nhà đầu tư cần phải xác định và điều chỉnh các biến số một cách hợp lý với bước tiếp theo trong chu kỳ nền kinh tế.

Hình 1.1: Chu kỳ nền kinh tế

(Nguồn: Wikipedia.org)

- Thay đổi cấu trúc nền kinh tế: là sự thay đổi về chức năng của nền kinh tế từ đó dẫn tới gia tăng vốn và sức lao động tại một số ngành và giảm đi tại một số ngành khác.

Việc thay đổi này do một số nguyên nhân chính là: cơ cấu dân số(độ tuổi, địa lý, dân tộc, phân bổ thu nhập), lối sống cư dân (xu hướng, mốt mua sắm, xu hướng di dân, hôn nhân, giáo dục), thay đổi công nghệ, quy định và chính sách. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng tới dòng tiền và rủi ro trong từng ngành với mức độ khác nhau vì thế khi định giá cổ phiếu cần đánh giá tác động của các xu thế ngày tới ngành kinh doanh và công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu vcb của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)