1.3 Các phương pháp định giá cổ phiếu
1.3.1 Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức (Discounted Dividend Model-DDM)
Theo Brown và Reilly (2002) phương pháp chiết khấu dòng tiền là lựa chọn rõ ràng cho việc định giá vì nó là cách điển hình của việc xác định giá trị đó là việc xác định giá trị hiện tại của dòng tiền kỳ vọng. Sự khác biệt của các phương pháp chiết khấu dòng tiền là việc lựa chọn sử dụng dòng tiền trong định giá.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp:
- Ưu điểm: Cổ tức là dòng tiền rõ ràng và minh bạch nhất của công ty vì nó là dòng tiền tới trực tiếp cổ đông do đó sẽ phản ánh được lợi ích mà nhà đầu tư nhận được trong tương lai khi đầu tư vào cổ phiếu.
- Nhược điểm: Các doanh nghiệp không trả cổ tức thì không thể sử dụng được phương pháp này, hoặc chính sách trả cổ tức không phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai (ví dụ: các công ty không trả cổ tức trong giai đoạn tăng trưởng cao hoặc rất hạn chế chi trả cổ tức bởi vì có lợi nhuận cao trong việc sử dụng lợi nhuận giữ lại).
Cách xác định
Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức được xây dựng trên quan điểm rằng giá cổ phiếu được xác định bằng giá trị hiện tại của toàn bộ các luồng thu nhập trong tương lai. Giả sử có một cổ phiếu được nắm giữ năm thứ n, cổ tức chi trả từ năm thứ nhất đến năm thứ n lần lượt là D1,D2,...,Dn. Biết giá cổ phiếu năm thứ n là Pn và lợi suất yêu cầu của nhà đầu tư là r không đổi, có công thức tính giá trị cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu luồng cổ tức như sau:
Công thức chung:
∑ P0: Giá trị hiện tại của cổ phiếu
Pn: Giá trị cổ phiếu năm thứ n Di: Cổ tức của cổ phiếu ở năm thứ i k: mức lợi suất đòi hỏi
n: số năm nhận được cổ tức
Các mô hình tăng trưởng
- Mô hình 1 giai đoạn (Mô hình Gordon): Cổ tức tăng trưởng ổn định với tốc độ g:
- Mô hình 2 giai đoạn: Cổ tức dự kiến tăng trưởng nhanh với gs trong giai đoạn đầu, và đạt mức tăng trưởng ổn định gc ở giai đoạn sau
∑
- Mô hình 3 giai đoạn: Cổ tức dự kiến tăng trưởng nhanh với gs trong giai đoạn đầu, giảm dần với (gm< k) ở giai đoạn hai và đạt mức tăng trủởng ổn định (gc) ở giai đoạn cuối cùng.
- Giá trị hiện tại của cổ phiếu bằng tổng giá trị hiện tại của dòng cổ tức của ba giai đoạn.
Một vài tham số cần lưu ý trong mô hình DDM - Cổ tức: D = Tỷ lệ chia cổ tức × EPS
- Tốc độ tăng trưởng cổ tức (g)
Tính tốc độ tăng trưởng g bằng cách lấy trung bình cộng của:
- g bình quân trong quá khứ: √
- g tăng trưởng bền vững: g = RR x ROE RR : Tỷ lệ tái đầu tư
Mức lợi suất đòi hỏi (k)
Áp dụng theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) k= E(r) = rf +β (rm – rf ) - Trong đó :
Rf: Lãi suất phi rủi ro
rm : Lãi suất danh mục thị trường β : Hệ số Beta
(rm – rf ): Phần bù rủi ro thị trường
Đánh giá chung về phương pháp chiết khấu dòng tiền cổ tức (DDM) - Ưu điểm
+ Không sử dụng nhiều giả định, dễ áp dụng trong thực tiễn.
+ Dễ dàng xác định được cổ tức và tốc độ tăng trưởng cổ tức
+ Kỹ thuật định giá này rất hữu ích khi tiến hành định giá các doanh nghiệp lâu đời hoạt động kinh doanh ổn định và lịch sử trả cổ tức đều đặn.
- Nhược điểm
+ Mô hình khó áp dụng được với những công ty chưa thực hiện chi trả
cổ tức trong quá khứ và sẽ đánh giá thấp giá trị cổ phiếu của các công ty có xu hướng chi trả cổ tức thấp, sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.
+ Mô hình rất nhạy cảm với hệ số đầu vào, tốc độ tăng trưởng cổ tức phụ thuộc vào chính sách chi trả cổ tức trong tương lai.
+ Giả định mà mô hình đưa ra khó áp dụng trong thực tiễn vì để một
doanh nghiệp có thể đưa ra một tỷ lệ cổ tức tăng trưởng liên tục và mãi mãi là rất khó.
- Đối tượng áp dụng Phương pháp này thích hợp với:
+ Các công ty chi trả cổ tức cao.
+ Các công ty khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản thuần.
+ Các công ty có tài sản hữu hình không đáng kể nhưng được đánh giá cao ở những giá trị vô hình, chẳng hạn như các công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...