CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU VCB
2.1 Phân tích vĩ mô nền kinh tế
Với sự xuất hiện cảu dịch bệnh Covid 19 nền kinh tế thế giới năm 2020 đã hòa toàn bị
“đốn gục”, bước sang năm 2021, nên kinh tế giới đã từng bước hồi phục và phát triển.
Trong năm 2021 Vaccin là liều thuốc giúp các nước vừa chống lại Virut Corona vừa là tấm khiên giúp nên kinh tế dần dần, từng bước phát triển.
Tuy nền kinh tế đã dần hồi phục trong đại dịch nhưng sự hồi phục giữa các quốc gia cùng nhóm cũng như giữa các nhóm nước lại không đồng đều. Nửa đầu năm làn sóng dịch ảnh hưởng mạnh đến các quốc gia ở châu Âu và Mỹ. Các nước Đông Nam Á và Trung Quốc lại kiểm soát dịch bệnh tốt hơn bằng các biện phát phòng chống dịch hiệu quả khi phong tỏa khu vực, thành phố bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh và đóng cửa biên giới không cho khách du lịch đến thăm quan. Tuy vậy gần cuối năm 2021 với sự xuất hiện của biến chủng mới Delta khiến các quốc gia Đông Nam Á rơi vào vào tình trạng gặp khó khăn trong khi đó các nước phát triển bắt đầu tiêm Vaccin và dần hồi phục nền kinh tế và trở lại cuộc sống bình thường mới.
- Chuỗi cung ứng tắc nghẽn, với sự ảnh hưởng cảu dịch bệnh, người tiêu dùng chỉ có thể mua những sản phẩm thiết yếu, các doanh nghiệp sản xuất bị đình trệ. Khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục, cuộc sống trở lại bình thường mới, nguồn cung ứng đã bị đứt gãy do nhu cầu mua sắm, nhu cầu hàng hóa bắt đầu tăng lên khiến các doanh nghiệp vận tải không thể bắt kịp được tốc độ tương ứng. Nhiều chỗ cung ứng bị tắc nghẽn.
- Sang năm 2022, chiến tranh giữa Nga và Ukraine đã nổ ra. Nền kinh tế thế giới chưa hồi phục xong khi đại dịch kết thức đã lại gặp một biến cố lớn hơn. Với các lệnh trừng phạt của châu Âu và Mỹ lên Nga đã khiến giá dầu tăng kỉ lục bên cạnh đó là gián đoạn nguồn cung năng lượng khi Nga là nước cung cấp dầu thô và các sản phẩm từ dầu đứng thứ hai thế giới. Bên cạnh đó là nguồn cung thực phẩm bị giảm xuống khi 30%
lúa mì thế giới là từ Nga và Ukraine. Bên cạnh đó Ukraine xuất khẩu 90% dầu hướng dương trên thế giới. Điều đó khiến người tiêu dùng bắt đầu tích trữ dầu ăn và lương thực còn các quốc gia bắt đầu mua tích trữ xăng dầu.
- Nỗi lo lạm phát tăng khi trong thời kì đại dịch các quốc gia đã thực hiện các chiến sách tiền tệ để hồi phục kinh tế. Trong các nước kinh tế phát triển nhất Mỹ là nước có mức lạm phát tăng nhanh. Tại thàng 11/2021 chỉ số CPI của nước này đã tăng 6,8% so với cùng kì năm 2020, đang là mức tăng cao nhất trong gần 40 năm trở lại đây. Sang đến năm 2022 khi giá dầu tăng lên do chiến tranh, lạm phát sảy ra là điều đã được dự báo trước. Các nước đang và sẽ thi hành các chính sách để khắc phục hậu quả lạn phát để lại.
b, Nền kinh tế trong nước
* GDP
Tổng sổ sản phẩm trong nước (GDP) đã có nhiều biến động trong năm 2021. Quý I và Quý II GDP Việt Nam đều tăng lần lượt là 4,72% và 6,73%. Sang đến quý 3 do sự tác động của dịch Covid 19 nhà nước đã thi hành các chỉ thị 15 và 16 để hạn chế người dân ra ngoài đường và giảm thiểu rủi ro dịch bệnh xuống mức thấp nhất. GDP Quý III đã
không đạt được tăng trưởng như kì vọng giảm 6,02%. Bước sang quý IV, GDP đã hồi phục tăng 5,22%.
Hình 2.1: Tốc độ tăng/giảm GDP các quý năm 2021 (%)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam) Về GDP theo khu vực, năm 2021 khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất là 4,05% tiếp theo là nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành dịch vụ tăng 1,22%. Dịch covid 19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số ngành dịch vụ. Một số ngành dịch vụ tăng trưởng âm đã ảnh hưởng đến ngành dịch vụ nói chung. Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 0,21% so với năm 2020, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống cũng chịu ảnh hưởng không kém, do đó sự tăng trưởng ngành này giảm mạnh 20,81%. Các ngành tăng trưởng của khu vực dịch vụ là: ngành y tế, hoạt động tài chính ,ngân hàng và bảo hiểm,… với mức tăng lần lượt là 42,75% và 9,42%.
4.72
6.73
-6.02
5.22
-8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8
Quý I Quý II Quý III Quý IV
Tốc độ tăng/giảm GDP các quý năm 2021 (%)
GDP
Hình 2.2: Cơ cấu GDP năm 2021 (%)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)
* Việc làm
Theo Tổng cục Thống Kê vào năm 2021 tỷ lệ thất nghiệp ước tính trong độ tuổi lao động là 3,22% trong đó tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 4,42% còn ở nông thông là 2,48%. Trong năm 2021, quý III là quý chịu nhiều ảnh hường của dịch Covid 19 nhất khi các doanh nghiệp phải đóng cửa và tạm dừng hoạt đôngh theo chỉ thị của chính phủ. Do đó tỷ lệ thất nghiệp trong quý III cao hơn với các quý khác trong năm. Cũng do dịch Covid 19 tỷ lệ thiếu việc làm ở thành thị đã cao hơn ở nông thôn, điều này trái với xu hướng trong các năm trước.
* Lãi suất
Năm 2021, do những tác động tiêu cực của Covid 19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những điều chỉnh phù hợp tạo những điều kiện cho các ngân hàng giảm lãi suất cho vay để những doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tới nguồn vốn góp phần hồi phục nền
40.95
12.36 37.86
8.83
Cơ cấ GDP 2021
Dịch vụ Nông lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
kinh tế. Quý I năm 2022 lãi suất huy động các kỳ hạn 6 tháng trở lên của nhiều ngân hàng thương mại tăng lên từ 0,3-0,7%. Với quyết định này nguồn tiền nhàn rồi trong hệ thống ngân hàng khi tăng trưởng 2 tháng đầu đã lớn năm 2021. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp lo lắng rằng việc tăng lãi suất huy động cũng sẽ kéo theo lãi suất cho vay tăng lên, khiến họ sẽ gặp khó khăn trong việc vay vốn đầu tư.
* Lạm phát
Lạm phát cũng là một trong vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm trong những tháng gần đây. Với ảnh hưởng từ chiến trang Nga- Ukraine. Người tiêu dùng lo lắng khi chính phủ không kiểm soát được lạm phát khiến lạm phát tăng nhanh giống một vài nước trên thế giới. Tại Việt Nam, nền kinh tế vẫn dang hồi phục trong đà tăng trưởng.
GDP quý I dự kiến sẽ tăng 5,03% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,92 so với cùng thời điểm năm ngoái nhưng đây là mức tăng CPI thấp nhất trong khoảng thời gian tại các quý I từ năm 2017-2020. Chính phủ và các nhà chức trách đã ban hành nhiều chính sách kịp thời và đưa ra các chỉ thị hiệu quả để giữ được sự bình ổn giá và kiềm chế lạm phát.
Hình 2.3: Tốc độ tăng CPI của các năm giai đoạn 2016-2021 (%)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)