Một số nội dung cốt lõi trong lĩnh vực hải quan

Một phần của tài liệu Những lưu ý về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu của việt nam theo cptpp (Trang 22 - 38)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẢI QUAN VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.1 Cơ sở lý luận về hải quan trong thương mại quốc tế

1.1.2 Một số nội dung cốt lõi trong lĩnh vực hải quan

a. Khái niệm

Theo Công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hóa thủ tục hải quan: “Thủ tục hải quan là tất cả hoạt động mà các bên liên quan và Hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ Luật Hải quan.”

Theo khoản 23 điều 4 Luật Hải quan năm 2014 chỉ rõ: “Thủ tục hải quan là công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.”

b. Tính chất cơ bản

Thứ nhất, thủ tục hải quan có tính hành chính bắt buộc. Thủ tục hải quan là thủ tục hành chính vì thực hiện thủ tục hải quan chính là thực hiện quyền hành pháp trong lĩnh vực hải quan và do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, mà cụ thể là cơ quan hải quan. Xét về mặt nguyên tắc, tất cả các hàng hóa, phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đều phải làm thủ tục hải quan. Nếu không làm thủ tục hải quan hoặc làm thủ tục hải quan không đúng, không đầy đủ theo quy định của pháp luật đều không được chấp nhận thông quan, và như vậy, hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không thể thực hiện được.

Thứ hai, thủ tục hải quan có tính trình tự và liên tục. Nói đến thủ tục là phải nói đến tính trình tự của nó, tức nói đến việc nào, bước nào thực hiện trước, việc nào, bước nào thực hiện sau. Thủ tục hải quan phải được thực hiện liên tục không được ngắt quãng để đảm bảo thông quan nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Thứ ba, thủ tục hải quan có tính thống nhất. Thủ tục hải quan phải thống nhất từ hệ thống văn bản, phải thống nhất từ qui định bộ hồ sơ phải nộp, phải xuất trình, phải thống nhất trong cách xử lí và kết quả xử lý giữa các Chi cục, các Cục và trong toàn ngành; thống nhất về các nghiệp vụ trong suốt dây chuyền làm thủ tục hải quan.

Thứ tư, thủ tục hải quan có tính công khai, minh bạch và quốc tế hóa. Để đảm bảo tính thống nhất của thủ tục hải quan, tất yếu thủ tục hải quan phải được công khai hoá và minh bạch hoá, bởi đây là thủ tục hành chính bắt buộc. Thủ tục hải quan phải được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật và được đăng tải, tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng và được niêm yết tại các địa điểm làm thủ tục hải quan.

c. Đối tượng làm thủ tục hải quan

* Hàng hóa

- Hàng hóa phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan có các dấu hiệu cơ bản sau:

+ Là động sản

+ Có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

+ Được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.

- Hàng hóa là đối tượng làm thủ tục hải quan:

+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh

+ Ngoại tệ tiền mặt, đồng nội tệ tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, sản phẩm văn hóa, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu

+ Hành lý của người xuất cảnh, nhập cẩnh

+ Các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan.

- Hàng hóa là đối tượng chịu sự kiểm tra hải quan:

+ Hàng hóa là đối tượng phải làm thủ tục hải quan

+ Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

+ Hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến đối tượng quy định nêu trên.

- Hàng hóa là đối tượng chịu sự giám sát hải quan:

+ Hàng hóa là đối tượng phải làm thủ tục hải quan

+ Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

+ Hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan; hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đang lưu giữ tại các cơ sở sản xuất của tổ chức, cá nhân

+ Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được đưa về bảo quản chờ thông quan

+ Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan

* Phương tiện vận tải

Phương tiện vận tải là đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan:

+ Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra hải quan, giám sát hải quan

+ Phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan chịu sự giám sát hải quan d. Chủ thể làm thủ tục hải quan

Chủ thể làm thủ tục hải quan gồm người khai hải quan và công chức hải quan.

Theo Điều 4 Luật Hải quan 2014: “Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa;

chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan.”

Theo Điều 15 Luật Hải quan 2014: “Công chức hải quan là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan hải quan; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.”

e. Phạm vi thực hiện thủ tục hải quan

* Không gian - Lãnh thổ hải quan

Theo Công ước Kyoto 1999 định nghĩa: “Lãnh thổ hải quan là lãnh thổ trong đó Luật Hải quan của một bên tham gia được áp dụng.”

- Địa bàn hoạt động hải quan

Theo quy định tại điều 7 Luật Hải quan 2014, địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:

a) Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan

b) Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Địa điểm làm thủ tục hải quan

Theo quy định tại điều 22 Luật Hải quan 2014:

Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.

Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.

Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:

a) Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa

b) Trụ sở Chi cục Hải quan

c) Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan d) Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm

đ) Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ

e) Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ

g) Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.

* Thời gian

- Thời hạn làm thủ tục hải quan của người khai hải quan Điều 25 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:

+ Thời hạn nộp tờ khai hải quan

a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu

c) Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật này.

+ Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.

+ Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan được quy định như sau:

a) Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia b) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.

- Thời hạn làm thủ tục hải quan của cơ quan hải quan

Điều 23 Luật Hải quan 2014 quy định cụ thể như sau:

+ Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan.

+ Thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:

a) Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan

b) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan.

Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.

Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày c) Việc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và bảo đảm việc kiểm tra, giám sát hải quan.

+ Việc thông quan hàng hóa được thực hiện theo quy định pháp luật.

+ Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở

đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan.

1.1.2.2 Xuất xứ hàng hóa a. Khái niệm

Theo Điều 1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT 1994: “Xuất xứ hàng hóa là “quốc tịch” của hàng hóa.”

Theo Điều 3(b) Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO định nghĩa “Một nước được xác định là nước xuất xứ của một hàng hóa cụ thể nếu như hàng hóa được hoàn toàn sản xuất ra ở nước đó hoặc khi nhiều nước cùng tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó thì nước xuất xứ hàng hóa là nước thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng”.

Theo phụ lục chuyên đề K của Công ước Kyoto – Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan sửa đổi năm 1999: “Nước xuất xứ của hàng hóa là nước tại đó hàng hóa được chế biến hoặc sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn được đặt ra nhằm mục đích áp dụng trong biểu thuế hải quan, những hạn chế về số lượng hoặc các biện pháp khác liên quan đến thương mại”

b. Vai trò của xuất xứ hàng hóa

Thứ nhất, xuất xứ hàng hóa giúp xác định thuế quan ưu đãi: Xuất xứ hàng hoá có liên quan trực tiếp đến mức thuế quan nhập khẩu được áp dụng. Việc xác định được xuất xứ hàng hoá giúp phân biệt được đâu là loại hàng hóa nhập khẩu được hưởng chế độ ưu đãi theo các thoả thuận thương mại và đâu là loại hàng hóa không được hưởng ưu đãi.

Thứ hai, xuất xứ hàng hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hàng hoá, nhất là những sản phẩm thô và đặc sản. Xuất xứ hàng hoá giúp chúng ta hình dung được nguồn gốc, quê hương, nơi sản xuất của hàng hoá, từ đó chúng ta có thể nhìn nhận hay đánh giá được chất lượng của hàng hoá đó. Điều này được thể hiện trong một thống kê của trang Statista vào năm 2017, Đức là nước dẫn đầu top 20 quốc gia có nhãn hiệu “made-in” đáng tin cậy nhất. Kết quả đó không quá bất ngờ bởi lẽ Đức vốn nổi tiếng với các sản phẩm chất lượng, vượt qua nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe như: vang trắng Riesling, xe Volkswagen, giày Adidas,…

Thứ ba, xuất xứ hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát và thống kê hoạt động ngoại thương. Xác định xuất xứ hàng hoá là yếu tố cần thiết để việc thu thập và tổng hợp số liệu thống kê thương mại theo các chu kỳ được tiến hành dễ dàng hơn.

Thứ tư, xuất xứ hàng hóa là công cụ để thực hiện chính sách thương mại và thúc đẩy xúc tiến thương mại. Xác định xuất xứ hàng hoá giúp hoạch định chính sách thương mại của một nước hay một khối nước dành cho nước hay khối nước cụ thể khác. Trường hợp hàng hóa của một nước phá giá tại thị trường nước khác, khi các cơ quan chức năng đã nhận diện được nguồn gốc hàng hóa thì áp dụng các hành động chống phá giá và áp dụng thuế chống trợ giá là hoàn toàn khả thi. Đặc biệt với bối cảnh hiện nay, việc gia nhập các liên kết kinh tế thương mại khu vực và thế giới trở thành một xu thế thì việc xác định xuất xứ hàng hoá càng quan trọng.

Thứ năm, xuất xứ hàng hóa có ý nghĩa trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Ví dụ, đối với một số loại thực phẩm có xuất xứ từ các nước như Mỹ, Đức, Pháp ... thường được người dân tin dùng vì trước khi xuất sang Việt Nam, hàng hóa có xuất xứ từ các nước này đã qua kiểm định nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Còn đối với một số hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc người tiêu dùng có phần e ngại hơn vì phần lớn các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đều xuất xứ từ thị trường này.

1.1.2.3 Trị giá hải quan và thuế quan a. Trị giá hải quan

* Khái niệm

Theo khoản 24 điều 4 Luật Hải quan nêu rõ: “Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan.”

* Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng xuất khẩu

- Nguyên tắc: Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế, phí vận tải quốc tế.

- Phương pháp xác định:

a) Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất bao gồm giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phù hợp với chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa

b) Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trên cơ sở dữ liệu trị giá hải quan sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá c) Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại thị trường nội địa sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá

d) Giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại theo quy định sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất.

* Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu

- Nguyên tắc: Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.

- Phương pháp xác định:

Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá hải quan theo qui định và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá hải quan. Các phương pháp xác định trị giá hải quan bao gồm:

+ Phương pháp trị giá giao dịch

+ Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt + Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự + Phương pháp trị giá khấu trừ

+ Phương pháp trị giá tính toán + Phương pháp suy luận

b. Thuế quan

* Khái niệm

Theo quan điểm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ‘”Thuế hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu được gọi là thuế quan. Thuế quan mang lại lợi thế về giá cho hàng hóa sản xuất trong nước so với hàng hóa tương tự được nhập khẩu và chúng tăng thu nhập cho các chính phủ.”

Theo Tài liệu học tập ‘Chính sách và nghiệp vụ hải quan’ Khoa Kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng định nghĩa: “Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu; một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa, do các tổ chức, cá nhân xuất nhập

Một phần của tài liệu Những lưu ý về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu của việt nam theo cptpp (Trang 22 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)