CHƯƠNG II. CÁC VẤN ĐỀ HẢI QUAN ĐẶT RA ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THEO HIỆP ĐỊNH CPTPP
2.1 Quá trình hình thành và tiến trình tham gia CPTPP của Việt Nam
Quá trình tiến tới CPTPP hiện nay đã trải qua nhiều cột mốc:
- Năm 2002, nguyên thủ 3 nước Chile, New Zealand và Singapore đồng ý thỏa thuận thành lập P3.
- Tháng 4/2005, Brunei xin gia nhập, thỏa thuận được đổi tên thành P4.
- Tháng 9/2008, P4 chào đón thành viên mới là Hoa Kỳ. Các bên tiến hành đàm phán một Hiệp định mới hoàn toàn - TPP.
- Tháng 11 cùng năm, Australia và Peru chính thức tham gia TPP.
- Tháng 10/ 2015, trước khi tuyên bố kết thúc đàm phán, TPP đã kết nạp thêm các nước thành viên là Nhật Bản, Mexico, Malaysia và Canada.
- Tháng 2/2016, Lễ ký xác thực lời văn TPP được diễn ra tại New Zealand với sự có mặt của Bộ trưởng 12 nước thành viên.
- Tháng 1/2017, Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp định TPP. Các nước TPP còn lại đã tích cực nghiên cứu, trao đổi với nhau để thống nhất cách xử lý.
- Tháng 11/2017, cái tên mới CPTPP xuất hiện, thay thế cho tên gọi cũ TPP, các nội dung cốt lõi trước đó vẫn tiếp tục được giữ nguyên.
- Tháng 1/2018, tất cả nội dung đàm phán còn lại của Hiệp định đã được hoàn tất.
- Tháng 3/2018, 11 nước CPTPP ký kết Hiệp định này tại Santiago, Chile.
- Ngày 30/12/2018, Hiệp định CPTPP chính thức áp dụng với 6 nước đầu tiên hoàn tất quá trình phê chuẩn, lần lượt là New Zealand, Mexico, Australia, Canada, Nhật Bản và Singapore.
- Việt Nam thông qua Hiệp định ngày 14/1/2019.
- Hiện nay, 4 nước còn lại gồm Peru, Chile, Malaysia và Brunei vẫn đang trong quá trình tiến hành các thủ tục phê chuẩn.
2.1.2 Tiến trình tham gia Hiệp định CPTPP của Việt Nam a. Các mốc thời gian
- Năm 2009, trong vai trò quan sát viên đặc biệt, Việt Nam tham gia Hiệp định TPP.
- Tháng 3/2010, Hiệp định TPP khởi động vòng đàm phán thứ nhất tại Melbourne, Australia với sự góp mặt của Việt Nam.
- Tháng 11/2010, sau 3 phiên đàm phán, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp định TPP.
- Tháng 2/2016, tại New Zealand, TPP được ký kết bởi Việt Nam và các quốc gia thành viên.
- Sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP, tháng 11/2017 tại Đà Nẵng, 11 nước còn lại có cả Việt Nam thống nhất vẫn giữ lại những nội dung chính, nhưng đổi tên TPP thành CPTPP.
- Ngày 8/3/2018, Việt Nam cùng 10 nước thành viên đã chính thức ký kết Hiệp định CPTPP tại Santiago, Chile.
- Ngày 12/11/2018, sau kết quả bỏ phiếu 100% tán thành, CPTPP chính thức được phê chuẩn bởi Quốc hội Việt Nam.
- Ngày 14/1/2019, nước ta thông qua Hiệp định CPTPP.
b. Các văn bản pháp lý đã ban hành
Hiện nay, tổng cộng 14 văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành để thực thi các cam kết CPTPP. Trong đó bao gồm 2 Luật, 4 Nghị định và 8 Thông tư. Cụ thể như sau:
* Luật
- Luật sửa đổi Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Luật Sở hữu Trí tuệ - Bộ Luật số 45/2019/QH4 Bộ Luật Lao động
* Nghị định
- Chính phủ (2020), Nghị định số 95/2020/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP, ban hành ngày 24/8/2020 .
- Chính phủ (2022), Nghị định số 09/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP để hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA, ban hành ngày 12/1/2022.
- Chính phủ (2019), Nghị định số 57/2019/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019 – 2022, ban hành ngày 26/6/2019.
- Chính phủ (2022), Nghị định 21/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019 – 2022, ban hành ngày 10/3/2022.
* Thông tư
- Bộ Công Thương (2019), Thông tư số 03/2019/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP, ban hành ngày 22/01/2019.
- Bộ Tài chính (2019), Thông tư số 62/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, ban hành ngày 5/9/2019.
- Bộ Công Thương (2019), Thông tư 19/2019/TT-BCT quy định về áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định CPTPP, ban hành ngày 30/9/2019.
- Bộ Y Tế (2019), Thông tư 32/2019/TT-BYT sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 4 và Phụ lục số 01-MP Thông tư số 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm, ban hành ngày 16/12/2019.
- Bộ Công Thương (2020), Thông tư 03/2020/TT-BCT quy định việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định CPTPP, ban hành ngày 22/01/2020.
- Bộ Công Thương (2020), Thông tư 04/2020/TT-BCT quy định về đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng theo Hiệp định CPTPP, ban hành ngày 22/01/2020.
- Bộ Công Thương (2020), Thông tư số 06/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định CPTPP, ban hành ngày 24/3/2020.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Thông tư số 09/2020/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của CPTPP, ban hành ngày 27/11/2020.