Lưu ý về xuất xứ hàng hóa

Một phần của tài liệu Những lưu ý về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu của việt nam theo cptpp (Trang 49 - 60)

CHƯƠNG II. CÁC VẤN ĐỀ HẢI QUAN ĐẶT RA ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THEO HIỆP ĐỊNH CPTPP

2.2 Tình hình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường CPTPP

2.3.1. Lưu ý về xuất xứ hàng hóa

Trước hết, trong hiệp định CPTPP, sẽ được xem là đạt yêu cầu về xuất xứ và được hưởng ưu đãi nếu hàng hóa rơi vào 1 trong các trường hợp:

Thứ nhất, hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khuôn khổ CPTPP:

Các FTA hiện nay thường sử dụng xuất xứ thuần túy như một thước đo căn bản nhằm xác định xuất xứ hàng hóa. Cụ thể, với RCEP hay VJEPA, một hàng hóa có xuất xứ thuần túy khi và chỉ khi hàng hóa đó được sản xuất toàn bộ tại 1 nước thành viên. Ví dụ, sữa thu hoạch từ một con bò sinh ra và nuôi dưỡng tại Việt Nam kết hợp với đường được sản xuất tại Việt Nam thì sản phẩm sữa tươi chứa thành phần đường này có xuất xứ thuần túy Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nguyên liệu đường được nhập khẩu từ Thái Lan, tạo ra sản phẩm sữa tươi, thì sữa tươi này được xác định không có xuất xứ thuần túy Việt Nam, bất luận phần lớn giá trị thành phẩm sữa có xuất xứ thuần túy Việt Nam.

Song đến CPTPP, việc xác định xuất xứ thuần túy đã có sự điều chỉnh linh hoạt hơn.

Thay vì chỉ chấp nhận hàng hóa được sản xuất ở 1 nước thành viên, CPTPP đã nới rộng, cho phép cả “sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của 1 hoặc nhiều nước thành viên.”

Như vậy, với các FTA trước đây, do tính chặt chẽ trong công nhận nguồn gốc hàng hóa, các mặt hàng rất khó để được xét theo tiêu chí xuất xứ thuần túy dẫn đến thiệt thòi cho doanh nghiệp bị áp mức thuế cao khi xuất khẩu ra nước ngoài và lẽ tất yếu là suy yếu năng lực cạnh tranh trên thị trường. Sự linh hoạt của CPTPP sẽ tăng cường cho doanh nghiệp khả năng chứng minh nguồn gốc thuần túy của hàng hóa, từ đó tỷ lệ hàng hóa thỏa mãn đủ điều kiện nhận các ưu đãi của hiệp định cũng tăng lên.

Thứ hai, hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu trong khu vực CPTPP:

Đối với hàng hóa không có xuất xứ thuần túy, các quốc gia thành viên được phép áp dụng tiêu chí sản xuất từ nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ nội khối. Ví dụ, ô tô sản xuất từ Việt Nam nhưng nhập linh kiện, phụ tùng từ Nhật Bản thì ô tô đó vẫn được xem như xuất xứ CPTPP và khi xuất khẩu hoàn toàn được hưởng ưu đãi. Tiêu chí này cũng được áp dụng cho mặt hàng tân trang, khi “các nguyên liệu thu được từ việc tháo dỡ hàng đã qua sử dụng, xử lý, làm sạch, đưa về điều kiện hoạt động tốt sẽ được coi là nguyên liệu có xuất xứ” (không cần đáp ứng PSR) và thành phẩm lắp ráp từ những nguyên liệu này cũng sẽ có xuất xứ CPTPP. Ví dụ, máy tính cũ từ ngoài khối được Việt Nam nhập về tháo dỡ, lắp ráp lại thành sản phẩm tân trang có bảo hành của nhà sản xuất, vẫn sẽ được áp thuế suất ưu tiên nếu xuất khẩu qua các nước CPTPP.

Xét một cách khách quan, với các công ty Việt, tiêu chí xuất xứ hàng hóa này đang đồng thời là cơ hội và thách thức. Đây sẽ là cơ hội nếu doanh nghiệp lựa chọn sử dụng nguồn cung ứng trong nước và nội khối. Trường hợp tận dụng nguồn cung ứng tại Việt Nam, nhà xuất khẩu sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, đồng thời hạ bớt chi phí sản xuất, chi phí nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào, các chi phí logistics khác. Đặt trong hoàn cảnh dịch bệnh, việc giảm thiểu tối đa sự phụ thuộc quốc tế về nguyên phụ liệu còn giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro và chủ động hơn trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, để kiếm tìm các đối tác mới và chuyển hẳn sang khai thác thị trường nội địa hay thị trường các nước CPTPP là thách thức không thể giải quyết trong một sớm, một chiều. Theo Mạnh Đức (2021) nhận định, về năng lực, trình độ sản xuất, các ngành xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam như điện tử, gỗ, da giày, may mặc,… hoàn toàn có thể vượt qua các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật. Thế nhưng hiện nay, khoảng 80% nguyên phụ liệu phục vụ cho các ngành dệt may, da giày lại được lấy về từ Trung Quốc - nằm ngoài khu vực CPTPP. Vì vậy, rất khó để doanh nghiệp đạt được quy tắc xuất xứ này, nhất là doanh nghiệp dệt may khi phải đảm bảo xuất xứ “từ sợi trở đi”, đồng nghĩa với việc từ công đoạn kéo sợi, dệt và nhuộm vải đến công đoạn cắt và may quần áo đều phải được diễn ra trong nội khối.

Thứ ba, hàng hóa sử dụng nguyên phụ liệu không có xuất xứ với điều kiện hàng hóa thỏa mãn quy tắc cụ thể mặt hàng PSR.

Dưới ảnh hưởng của hiện tượng chuyển dịch hàng hóa toàn cầu, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa trong lưu thông hiện nay thường có xuất xứ nhiều quốc gia khác nhau.

Đây là cách thức hết sức phổ biến nhằm tăng năng suất và tiết kiệm chi phí. Từ đây nảy sinh trường hợp hàng hóa có nguyên liệu không xuất xứ nhưng nằm trong ngưỡng quy định tối thiểu theo Phụ lục 3-D của Chương 3 về PSR thì vẫn tính là hàng hoá có xuất xứ CPTPP.

Chuyển đổi mã số hàng hoá (CTC), trải qua công đoạn gia công, chế biến của hàng hoá (Production Process), đáp ứng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC) hoặc kết hợp giữa các tiêu chí trên là điều bắt buộc nguyên liệu phải trải qua khi nhắc đến PRS. Ưu điểm của PRS là cụ thể, minh bạch và tiện tra cứu.

Hàm lượng giá trị khu vực (RVC)

1 sản phẩm đáp ứng được tỷ lệ nhất định mà RVC quy định sẽ được coi là có xuất xứ. RVC sẽ thay đổi tùy vào cụ thể FTA và mặt hàng, nhưng thường là 40%. Đơn cử như AIFTA quy định RVC là 35% trong khi ở AKFTA, RVC tối thiểu là 40%.

Nói một cách dễ hiểu, RVC bộc lộ tính chất khu vực của quy tắc xuất xứ bằng việc chấp nhận cộng gộp xuất xứ các nước thành viên. Để minh họa, RVC theo CPTPP là 40% thì 1 mặt hàng điện thoại có giá trị Nhật Bản 25%, Việt Nam 10%, Lào và Malaysia mỗi nước 5% sẽ thỏa mãn tiêu chí xuất xứ CPTPP và được cấp C/O mẫu CPTPP.

Lưu ý ở đây là CPTPP áp dụng phương pháp cộng gộp toàn phần, khi tính toán xuất xứ cho thành phẩm cuối cùng thì cho phép nguyên liệu đáp ứng 1 phần tiêu chí xuất xứ được cộng chung vào trị giá nguyên liệu có xuất xứ ở công đoạn sản xuất liền sau đó. Nói dễ hiểu, các linh kiện sản xuất ô tô chỉ có thể đáp ứng RVC 15% (trong khi RVC yêu cầu 40%) thì được phép cộng gộp vào công đoạn lắp ráp để tính xuất xứ cho ô tô. Tuy nhiên, giá trị gia tăng thực tế là bao nhiêu thì cộng bấy nhiêu. Tương đương với việc chỉ cộng gộp 15%, không phải cộng gộp 100% trị giá nguyên liệu như lúc nguyên liệu đáp ứng tiêu chí xuất xứ cụ thể. Như vậy, với điều khoản này, dù thực tế phần trăm giá trị nguyên liệu đầu vào đáp ứng xuất xứ thấp, nhưng sản phẩm xuất khẩu vẫn có thể có thuế quan ưu đãi. Điều này không chỉ là thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mà còn cho tất cả các doanh nghiệp ở các nước thành viên.

Cách tính RVC đang được sử dụng ở đa số các FTA trên thế giới là trực tiếp và gián tiếp. Sử dụng cách tính gián tiếp, một số yếu tố như lợi nhuận trên mỗi sản phẩm, chi phí nhân công, chi phí phân bổ và một vài chi phí khác có thể bị người kinh doanh che giấu. Vì thế, trong 2 cách tính, cách tính gián tiếp thường được ưu tiên chọn lựa.

Tuy vậy, với CPTPP, ngưỡng RVC có sự khác nhau giữa hai cách tính. Ví dụ, đối với sản phẩm giày dép nếu tính theo phương pháp trực tiếp, RVC sẽ rơi vào mức 45%, còn áp dụng cách tính gián tiếp, RVC sẽ là 55%.

a) Phương pháp tính trực tiếp : Dựa trên trị giá nguyên phụ liệu có xuất xứ RVC = 𝑉𝑂𝑀

𝑇𝑟ị 𝑔𝑖á ℎà𝑛𝑔 ℎ𝑜á× 100

b) Phương pháp tính gián tiếp: Dựa trên trị giá nguyên phụ liệu không có xuất xứ

RVC = 𝑇𝑟ị 𝑔𝑖á ℎà𝑛𝑔 ℎ𝑜á−𝑉𝑁𝑀

𝑇𝑟ị 𝑔𝑖á ℎà𝑛𝑔 ℎ𝑜á × 100

Ngoài 2 phương pháp phổ biến trên, CPTPP còn bổ sung thêm 2 phương pháp tính RVC lần lượt là giá trị tập trung và chi phí tịnh.

c) Phương pháp tính trị giá tập trung: Dựa trên giá trị của các nguyên phụ liệu không có xuất xứ được nêu cụ thể

RVC = 𝑇𝑟ị 𝑔𝑖á ℎà𝑛𝑔 ℎ𝑜á−𝐹𝑉𝑁𝑀

𝑇𝑟ị 𝑔𝑖á ℎà𝑛𝑔 ℎ𝑜á × 100

d) Phương pháp tính chi phí tịnh (chỉ áp dụng đối với ô tô) RVC = 𝑁𝐶−𝑉𝑁𝑀

𝑁𝐶 × 100 Trong đó:

- VNM là trị giá nguyên phụ liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa

- NC là chi phí tịnh của hàng hóa được xác định phù hợp với Điều 3.9;

- FVNM là trị giá của nguyên phụ liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa, được ghi trong PSR.

- VOM là trị giá nguyên phụ liệu có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa tại 1 hay nhiều quốc gia.

Khi số lượng vật liệu sử dụng trong sản xuất tương đối lớn, điển hình như mặt hàng máy móc hay thiết bị cơ khí thì phương pháp chi phí tịnh rất hiệu quả. Một ưu điểm nữa là phương pháp này giảm bớt được gánh nặng hành chính trong việc xác nhận và xác minh trạng thái xuất xứ của hàng hóa do trong PSR số lượng vật liệu được ghi rất giới hạn.

Chuyển đổi mã số HS của hàng hóa (CTC)

Khi sản xuất tại các nước CPTPP, các nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua quá trình biến đổi bản chất, hay nói cách khác, phải có mã HS khác với mã HS của thành phẩm chúng tạo nên. CTC bao gồm: CC (Chuyển đổi Chương); CTH (Chuyển đổi Nhóm) và CTSH (Chuyển đổi Phân nhóm).

Nếu tỷ lệ nguyên vật liệu không đáp ứng tiêu chí CTC không đáng kể, trong ngưỡng tối đa cho phép của trị giá hoặc trọng lượng của thành phẩm thì thành phần đó vẫn xét là có xuất xứ dựa theo tỷ lệ De Minimis. Ngoại trừ một số linh kiện, phụ tùng ô tô áp tỷ lệ 5%, trong CPTPP tỷ lệ linh hoạt đối với hàng hóa là 10%. Sự linh hoạt của De Minimis phần nào sẽ giảm bớt cái khó trong đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã HS cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu đúng về De Minimis. Vào năm 2019, từng có một vài trang đưa tin rằng doanh nghiệp dệt may vi phạm 10% xuất xứ vẫn nhận ưu đãi thuế từ CPTPP, tiêu đề là “trong 100 tấn sợi, doanh nghiệp dệt may có quyền vi phạm 10 tấn vẫn được hưởng ưu đãi.” Theo ông Vương Đức Anh, Chánh văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), hiểu như vậy chưa chính xác với bản chất của De Minimis trong các Hiệp định FTA nói chung và Hiệp định CPTPP nói riêng. Quy tắc linh hoạt De Minimis chỉ hỗ trợ doanh nghiệp khi mặt hàng họ xuất khẩu phải đáp ứng yêu cầu CTC, không phải RVC. Điểm mấu chốt của De Minmis là doanh nghiệp vẫn phải sản xuất thực bằng những nguyên liệu đã qua quá trình chuyển đổi cơ bản. Nhưng vì vài nguyên nhân, một tỷ lệ nhất định nào đó (thường là 10% giá trị hoặc khối lượng hàng hóa) nguyên phụ liệu sử dụng không đáp ứng được quy tắc CTC thì thành phẩm vẫn được đánh giá đạt xuất xứ và nhận thuế quan ưu đãi. Đồng nghĩa với đó, không phải cứ đơn giản là trộn 10% hàng hóa không có xuất xứ vào thành phẩm xuất khẩu là Hiệp định sẽ cho hưởng ưu đãi thuế quan.

Theo trang thông tin điện tử về Hiệp định CPTPP của Bộ Công Thương đánh giá, so với các FTA khác, quy tắc De Minimis trong CPTPP khá phức tạp. Về vấn đề này, theo Thạc sĩ Đỗ Thu Hương (2022) nhận định, doanh nghiệp nông nghiệp gặp khó bởi CPTPP không áp dụng tỷ lệ linh hoạt với một số nguyên liệu sản xuất sản phẩm bơ, sữa, nước ép hoa quả, dầu ăn...

Bảng 2.1. Đối chiếu tỷ lệ De Minimis của một số FTA

Hiệp định Hàng hóa Ngưỡng De Minimis

ACFTA AIFTA

Không quy định

AJCEP Hàng hóa thuộc Chương 16, 19, 20, 22, 23, 28 - 49, 64 – 97

10% trị giá FOB của hàng hóa

Hàng hóa thuộc Chương 18 & 21 7% hoặc 10% trị giá FOB của hàng hóa

Hàng dệt may Chương 50 – 63 10% trọng lượng của hàng hóa

AANZFTA Hàng hóa từ Chương 50 – 63 10% trọng lượng của hàng hóa

AKFTA Hàng hóa không thuộc Chương 50 – 63 10% trị giá FOB của hàng hóa

CPTPP Hàng hóa (không tính một số mặt hàng sữa và chế phẩm từ sữa, nước ép hoa

quả, dầu ăn)

10% trị giá giao dịch của hàng hóa

Một số linh kiện, phụ tùng ô tô 5% hoặc 10% trị giá giao dịch của hàng hóa Hàng dệt

may

không thuộc Chương 61 – 63

10% trọng lượng của hàng hóa

thuộc Chương 61 - 63 sử dụng xơ hoặc sợi

không có xuất xứ

Trọng lượng của xơ hoặc sợi không có xuất xứ ≤10%

thành phần quyết định đến

phân loại mã số hàng hóa sử dụng xơ hoặc sợi đó có chứa sợi co giãn

trong thành phần chính xác định phân loại mã

số hàng hóa

Sợi co giãn được xe toàn bộ tại lãnh thổ của 1 hoặc nhiều

quốc gia thành viên

ATIGA Tất cả hàng hóa 10% trị giá FOB của hàng

hóa

Nguồn: cptpp.moit.gov.vn Công đoạn gia công, chế biến của hàng hoá (Production Process)

Hàng hóa có 1 phần xuất xứ nằm ngoài khối đã trải qua quá trình chuyển đổi bản chất hàng hóa thì được coi là có xuất xứ theo tiêu chí công đoạn chế biến. Danh mục

“công đoạn gia công chế biến đơn giản” của các FTA khác nhau sẽ có quy định khác nhau. Nếu nằm trong 1 trong số các công đoạn này thì hàng hóa sẽ không được công nhận xuất xứ.

Để ngăn cản “công đoạn gia công chế biến đơn giản” có thể xảy ra, tức là hạn chế tối đa gian lận xuất xứ thực sự của hàng hóa, danh mục PSR trong CPTPP đã được xây dựng rất chặt chẽ và chi tiết. Vì lẽ đó, CPTPP không có danh sách “công đoạn gia công chế biến đơn giản” như các FTA khác.

b. Về công nhận xuất xứ sản phẩm

Xét về cơ chế chứng nhận xuất xứ, CPTPP được nhận xét là hiệp định thoải mái nhất khi cho phép cả 3 đối tượng nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và nhà sản xuất được tự chứng nhận xuất xứ. Theo đó, dựa trên năng lực, công ty xuất khẩu có thể không cần sự tham gia của bất kì cơ quan chuyên trách nào mà hoàn toàn được tự phát hành chứng từ công nhận xuất xứ hàng hóa trên các chứng từ thương mại (packing list, bill of lading, invoice). Thậm chí, các nước thành viên chỉ cần bên xuất khẩu tự công nhận xuất xứ cho lô hàng chứ không quy định bên nhập khẩu phải nộp C/O do nhà chức trách cấp cho bên xuất khẩu. Do đó, bằng hình thức này, thủ tục được đơn giản hóa, chi phí xuất nhập khẩu và thời gian giao dịch của các doanh nghiệp được tiết kiệm, tạo điều kiện tối đa cho thương mại nhưng vẫn đảm bảo được tính minh bạch và sự ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận xuất xứ nhằm hưởng thuế quan ưu đãi.

Lợi ích mà cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đem lại là khó phủ nhận. Cơ chế này nhiều khả năng sẽ thành xu hướng chung của các FTA về sau. Nhưng bản thân hình thức này còn khá mới mẻ ở Việt Nam, chưa được triển khai toàn diện và đại trà.

Bởi lẽ, hiện tại, doanh nghiệp vẫn phải xin cấp C/O tại các cơ quan, tổ chức do Bộ Công Thương ủy quyền (tùy thuộc vào form C/O). Vì vậy, nhìn sang khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp Việt vẫn thiếu kiến thức và còn nhiều bỡ ngỡ trước hình thức công nhận xuất xứ này. Trên thực tế, Việt Nam đã từng lựa chọn doanh nghiệp tham gia vào dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 trong khuôn khổ ASEAN. Tuy nhiên, sau 5 năm thí điểm (năm 2019), theo danh sách được cập nhật trên hệ thống Ecosys, chỉ có 6 doanh nghiệp đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ, lần lượt là: Công ty CP Nam Việt (Navico), Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE Complex, TNHH Sài Gòn Precision,Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Thủy sản Cà Mau và Công ty TNHH Nestle Việt Nam. Số lượng này vẫn còn quá mức khiêm tốn khi đặt cạnh các nước trong khu vực ASEAN là Thái Lan (128 doanh nghiệp), Lào (12 doanh nghiệp).

Bài toán tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa không phải là bài toán của mình các doanh nghiệp mà còn là khúc mắc về kiểm soát và quản lý hiệu quả đang làm đau đầu các cơ quan Chính phủ và cán bộ hải quan. Áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm Việt Nam xuất khẩu hoàn toàn dựa vào sự khai báo và chịu trách nhiệm từ phía doanh nghiệp, không thông qua sự kiểm tra, xác minh của bất kì cơ quan có thẩm quyền nào. Vì thế, rủi ro gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa sẽ tăng lên rất nhiều. 1 số doanh nghiệp có thể lợi dụng việc tự tuyên bố xuất xứ hàng hóa để gian lận xuất xứ thương mại trong các trường hợp hàng quá cảnh qua Việt Nam, hoặc sản phẩm của nước ngoài đem về gia công đơn giản sau đấy đóng gói, gắn mác “made in Việt Nam” để tranh thủ ưu tiên về thuế. Khi hàng hóa bị phát hiện gian lận về chứng nhận xuất xứ, theo điều 3.27 CPTPP, nước nhập khẩu có thể dừng ưu đãi thuế quan với các hàng hóa tương tự đến từ doanh nghiệp, và kiên quyết hơn là từ cả quốc gia xuất khẩu. Doanh nghiệp mất đi uy tín, mất đi thị trường xuất khẩu, chính ngành hàng đó cũng bị thiệt hại nghiêm trọng, bị soi xét và giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Bởi lẽ đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ - chiếm phần lớn doanh nghiệp cả nước – vẫn còn e ngại cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa này.

Một phần của tài liệu Những lưu ý về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu của việt nam theo cptpp (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)