CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP LỰC TỪ CÁC BÊN LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu Nhu cầu chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp toàn cầu dưới áp lực của đại dịch covid 19 và các bên liên quan (Trang 21 - 24)

7. Kết cấu đề tài

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP LỰC TỪ CÁC BÊN LIÊN QUAN

Áp lực từ các bên liên quan đề cập đến vô vàn khía cạnh về cơ hội và khó khăn để hướng đến mục tiêu PTBV. Từ đó, áp lực từ các bên liên quan giúp tổ chức nhận ra giá trị của KTTH bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến những cam kết và mong muốn của các bên liên quan đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

1.2.1. Khái niệm về áp lực từ các bên liên quan

Fernando (2021), các bên liên quan là một bên có lợi ích trong công ty và có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi hoạt động kinh doanh và hiệu suất của doanh nghiệp.

Các bên liên quan chính trong một tập đoàn điển hình là các nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp của nó. Tuy nhiên, với sự chú ý ngày càng tăng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp , khái niệm này đã được mở rộng để bao gồm các cộng đồng, chính phủ và hiệp hội thương mại. Không có sự ủng hộ của các bên liên quan, tổ chức không thể hoạt động và hướng đến PTBV. Vậy nên bên cạnh những ưu thế và cơ hội, doanh nghiệp còn phải đối mặt với vô vàn những áp lực và thách thức nhằm đáp ứng nhu cầu, tối đa hóa mục tiêu của các bên liên quan để đạt được lợi thế cạnh tranh và tồn tại lâu dài trong thị trường (Jabbour, 2020).

Sơ đồ Áp lực từ các bên liên quan

Nguồn: Nhóm tác giả (2022) 1.2.2. Áp lực từ các bên liên quan: Bất lợi và thử thách

Theo Kaplan (2020), các nhóm tạo nên các bên liên quan trong tổ chức, bao gồm các bên liên quan bên trong và bên ngoài, đều có những lợi ích riêng cần được thỏa mãn.

Những mối quan tâm này có thể thay đổi từ tài chính, công nghệ, hoặc thậm chí đôi khi có thể biến thành các nhu cầu đạo đức. Tuy nhiên, những mối quan tâm khác nhau của các bên liên quan có thể tạo nên xung đột, bất lợi và thử thách cho tổ chức. Ví dụ, nhân viên thường quan tâm đến lương thưởng, đặc biệt là muốn được tăng lương khi bị đặt nặng trách nhiệm và khối lượng công việc. Trong khi đó, nhà quản lý và điều hành lại đặt nặng hiệu quả của chi phí cho nhân viên, có nghĩa là họ mong muốn thuê nhân viên chất lượng cao với chi phí thấp. Hay khách hàng mong muốn được trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với giá cả hợp lý, cộng đồng muốn các công ty sản xuất phải giảm tối đa tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường nhưng các cổ đông trong công ty lại muốn lợi nhuận và cổ tức cao nên muốn tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, mua nguyên vật liệu chất lượng, thân thiện với môi trường hay cho các thiết bị máy móc xử lý rác thải.

Áp lực từ các bên liên quan

Bất lợi và thử thách

Tài chính và nguồn vốn Giảm tối đa tác động của

hoạt động sản xuất đến môi trường Công nghệ Sản phẩm và dịch vụ giá rẻ nhưng chất lượng cao Hiểu biết và năng lực của

nhân viên về lĩnh vực Lương thưởng

Ưu thế và cơ hội

Thay đổi nhận thức về tiêu dùng Thay đổi chính sách/ quy

định rủi ro môi trường Thúc đẩy sử dụng công

nghệ tiên tiến

Vì vậy, một tổ chức, dù lớn hay nhỏ, trước hết phải tìm cách xác định, hiểu đầy đủ, biết cân bằng và giải quyết những lợi ích này mà các bên liên quan đòi hỏi phải được quan tâm. Điều này đã trở thành những thách thức lớn đối với một doanh nghiệp do thực tế đã chứng minh rằng điều này có thể xác định sự thành công lâu dài hay sự thất bại của cùng một tổ chức. Nói cách khác, một tổ chức không có khả năng đáp ứng các bên liên quan của nó đánh bại mục đích tồn tại của nó.

1.2.3. Áp lực từ các bên liên quan: Ưu thế và cơ hội

Jakhar và cộng sự (2018) lưu ý rằng áp lực của các bên liên quan có thể giúp doanh nghiệp nhận ra và hiểu được giá trị của sáng kiến KTTH. Do đó, cân nhắc đến cam kết và mong muốn của các bên liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng KTTH và nó đóng vai trò như là những cơ hội và ưu thế cho doanh nghiệp (Russell và cộng sự, 2019). Mitchell và cộng sự (1997) gợi ý rằng khách hàng và chính phủ là những động lực hàng đầu cho mục tiêu của công ty về những sáng kiến PTBV, bao gồm việc chuyển đổi sang KTTH.

Trong đó, quan điểm và sự hỗ trợ từ chính phủ ở đa số các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc, ...được Govindan and Hasanagic (2018) chỉ ra là bên liên quan nổi bật nhất. Theo một số nghiên cứu (Jesus & Mendonca, 2018; McDowall và cộng sự, 2017), nhiều chính phủ đã nhận ra tầm quan trọng của việc chuyển đổi sang nền KTTH thông qua việc thúc đẩy sử dụng các công nghệ tiên tiến phù hợp với môi trường cũng như điều chỉnh các quy định rủi ro môi trường. Hơn thế nữa, Mallory và cộng sự (2020) mô tả rằng chính sách hỗ trợ từ chính phủ về các trợ cấp có sẵn cho phân bón trong nền KTTH phần nào thúc đẩy các tổ chức thực hiện các mô hình kinh doanh tuần hoàn. Cũng theo Agyemang và cộng sự (2019), chính phủ nỗ lực tán thành việc sửa đổi các chính sách liên quan đến các khoản vay và tín dụng nhằm thúc đẩy quản lý sản phẩm hết hạn sử dụng và sản xuất sạch. Govindan and Hasanagic (2018) nhấn mạnh rằng chính phủ là bên liên quan có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến việc áp dụng KTTH bởi các quy định, sáng kiến và hỗ trợ cho các doanh nghiệp và nền kinh tế.

Trong khi đó, khách hàng đang ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường. Mối quan tâm của khách hàng đang ngày càng có xu hướng chuyển từ việc sở hữu sản phẩm sang khả năng tiếp cận các dịch vụ (Ellen Mac Arthur Foundation, 2014). Khách hàng

chọn những sản phẩm thân thiện với môi trường bởi họ nắm được những thông tin về sản phẩm đó thông qua thông báo của chính phủ hay từ xu hướng mua sắm, tiêu dùng theo “hiệu ứng đám đông” của cộng đồng (Abdul và cộng sự, 2017). Tương tự, Jaca và cộng sự (2018) cũng nhấn mạnh rằng sự nhạy cảm của khách hàng đối với các sản phẩm bền vững là động lực quan trọng trong việc áp dụng KTTH. Lin and Huang (2021) nghiên cứu và chỉ ra rằng khách hàng sẵn sàng trả thêm tiền để mua sản phẩm có thể tái chế nếu họ biết sản phẩm đó có lợi với môi trường. Lợi ích môi trường là yếu tố nổi bật nhất được xác định bởi người tiêu dùng Châu Á để mua các sản phẩm có thể tái chế hay tái sử dụng (khoảng 46%) theo nghiên cứu của Kuah and Wang (2020). Khách hàng nhận thức được lợi ích của các sáng kiến xanh như lợi ích của việc ít khí C02 thải ra môi trường từ các quá trình tái chế và sản xuất. Từ đó, họ sẽ đặt áp lực lên cộng đồng, các ngành công nghiệp hoặc thậm chí là chính phủ để yêu cầu thích nghi với quy trình sản xuất bền vững, đặc biệt là chuyển đổi sang nền KTTH (Elmualim và cộng sự, 2012).

Một phần của tài liệu Nhu cầu chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp toàn cầu dưới áp lực của đại dịch covid 19 và các bên liên quan (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)