CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6. MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ XÃ HỘI BỀN VỮNG
Giả thuyết 6 (H6): Việc chuyển đổi sang nền Kinh tế tuần hoàn ở các tổ chức có ảnh hưởng tích cực tới xã hội bền vững – Chấp nhận
Kết quả nghiên cứu cho thấy KTTH và tính bền vững xã hội có mối quan hệ tích cực với nhau với giá trị β là 0,298 và trị số P = 0,007. Đồng thời, bài nghiên cứu cho thấy kết quả tương tự khi so sánh cùng các nghiên cứu trong quá khứ. Kết quả nghiên cứu của Jabbour và cộng sự (2018) đã chỉ ra rằng việc tổ chức áp dụng quy tác của KTTH ảnh hưởng tích cực đến tính bền vững của xã hội. Cũng theo Jabbour và cộng sự (2018), thông qua việc chuyển đổi sang các nguyên tắc KTTH, các tổ chức đạt được
hiệu suất, đồng nghĩa với việc là đạt được hiệu quả số liệu về hiệu suất xã hội. Trong đó, bài nghiên cứu phát hiện việc chuyển sang áp dụng nguyên tắc KTTH cải thiện đời sống và phúc lợi xã hội, từ đó nâng cao uy tín của tổ chức, hướng đến PTBV và lâu dài với xã hội. Bên cạnh đó, Hysa và cộng sự (2020) ủng hộ mối quan hệ tích cực giữa hai yếu tố này khi các chỉ số KTTH gắn liền với phát triển xã hội bền vững. Điều này khẳng định rằng việc áp dụng các thực hành KTTH thực sự ảnh hưởng đến hoạt động bền vững của các tổ chức, bảo đảm hình ảnh của tổ chức trong lòng công chúng.
Trong bối cảnh tổ chức, việc áp dụng các nguyên tắc của KTTH giúp doanh nghiệp tái sản xuất đặt ra mục tiêu tối ưu hóa giá trị của sản phẩm và dịch vụ để loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường, qua đó giúp doanh nghiệp cung cấp thêm cơ hội việc làm cho người lao động. Trong khi nhu cầu về việc làm ngày tăng lên do dân số ngày càng đông, việc đảm bảo mức lương cơ bản và cơ hội việc làm sẽ góp phần cải thiện đời sống của người dân, hướng tới một xã hội phồn thịnh và bền vững. Hơn thế nữa, dựa trên mẫu được phân tích, việc áp dụng các nguyên tắc SS4 và SS5, liên quan đến thông tin minh bạch về chuỗi cung ứng và các hoạt động của tổ chức, khiến người tiêu dùng và người lao động thêm an tâm về sản phẩm và dịch vụ họ đang sử dụng. Từ lí do đó, các doanh nghiệp sẽ trở nên có đạo đức và minh bạch, nhận được sự ủng hộ của xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững. Bên cạnh việc áp dụng các quy tắc, tổ chức đảm bảo các biện pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe của người lao động và cộng đồng. Do đó, sức khỏe của người lao động và những người xung quanh luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu, ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng hình ảnh và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong xã hội. Trong bối cảnh xã hội hiện đại và phát triển, tiêu dùng và sản xuất gây ra nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người và hệ sinh thái, hoạt động KTTH ảnh hưởng tích cực đến tính bền vững của xã hội cũng như giảm mối nguy hại cho xã hội, hướng đến sự PTBV.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trong chương 4, sau khi nêu ra những cơ sở lý luận về tác động từ các bên liên quan, đại dịch Covid-19, việc chuyển đổi sang nền KTTH và PTBV, nhóm nghiên cứu nhận thấy chưa có bài nghiên cứu nào đưa ra tác động của đại dịch Covid-19 đến việc chuyển đổi sang nền KTTH ở các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nhóm xây dựng mô hinh để về kiểm định tác động của đại dịch Covid-19 bên cạnh áp lực từ các bên liên quan đến việc chuyển đổi sang nền KTTH ở các doanh nghiệp toàn cầu hướng đến PTBV.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm chứng được rằng đại dịch Covid-19 và những ưu thế, cơ hội tạo ra từ áp lực của các bên liên quan có ảnh hưởng tích cực đến việc thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển sang KTTH, tuy vậy việc chuyển đổi vẫn tồn tại những khía cạnh tiêu cực thông qua những thách thức và bất lợi được gây ra bởi các bên liên quan. Quan trọng hơn cả, việc chuyển đổi sang nền KTTH sẽ mang lại những tác động tích cực cho sự PTBV ở doanh nghiệp ở cả 3 mảng, bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường. Từ việc thảo luận kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị và đưa ra kết luận cho đề tài ở chương sau.