CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP LỰC TỪ ĐẠI DỊCH COVID-19

Một phần của tài liệu Nhu cầu chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp toàn cầu dưới áp lực của đại dịch covid 19 và các bên liên quan (Trang 24 - 27)

7. Kết cấu đề tài

1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP LỰC TỪ ĐẠI DỊCH COVID-19

Áp lực từ đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế toàn cầu là những tác động khó có thể cân đo đong đếm. Đại dịch đè nặng lên chuỗi cung ứng toàn cầu, dẫn đến việc những mục tiêu PTBV bị cản trở. Trong bối cảnh đó, KTTH được biết đến như là công cụ hữu ích để phục hồi và duy trì mục tiêu PTBV trong và sau đại dịch.

Kể từ khi phát hiện ra coronavirus mới, SARS-CoV-2, các nhà khoa học đã tranh luận về nguồn gốc của nó. Người ta đã suy đoán rằng SARS-CoV-2 là sản phẩm của các thao tác trong phòng thí nghiệm. Mặc dù nguồn gốc của nó vẫn là một dấu hỏi lớn, tác động của Covid-19đối với nền kinh tế toàn cầu mới là thách thức mà doanh nghiệp toàn cầu phải đối mặt. Một số người có quan điểm rằng Covid-19có đem lại những ảnh hưởng tích cực cho thế giới nói chung. Theo Mohammad và cộng sự (2021), dịch bệnh đã khiến các khu công nghiệp phải đóng cửa kéo theo các hoạt động công nghiệp trì trệ, làm giảm đáng kể ô nhiễm không khí từ khói thải của phương tiện và nhà máy ở hầu hết các thành phố. Sự ô nhiễm này chính là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, ưng thư, hen suyễn,.. theo thời gian. Song song với đó, các bãi biển cũng có sự hồi phục và những thay đổi đáng chú ý về diện mạo khi khách du lịch không được đến đây trong thời kì dịch bệnh (Zambrano và cộng sự, 2020). Nghiên cứu khác cũng ủng hộ quan điểm trên khi họ cho rằng áp lực của đại dịch theo hướng tích cực không chỉ giảm thiểu ô nghiễm

môi trường, mà còn hạn chế việc ô nhiễm tiếng ồn (Cơ quan Môi trường Châu Âu, 2020). Theo đó, ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn đều được xác định là vấn đề ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, giấc ngủ, đồng thời có tác động xấu đến hệ trao đổi chất ở cả người lớn và trẻ em. Một báo cáo gần đây của Snider-Mcgrath (2020), nghiên cứu về hậu quả của Coivd 19 kết luận rằng việc giảm ô nhiễm môi trường đã làm tăng tỉ lệ mọi người tập thể dục khi được tận hưởng bầu không khí dễ chịu này.

Mặc dù quan điểm trên đây có thể đúng trong một số tình huống cụ thể, nhưng không thể phủ nhận những áp lực Covid-19 gây ra vượt lên trên số lợi ích mà nó đem đến cho xã hội. Những người còn lại tin rằng tác động tiêu cực đáng chú ý nhất của Covid-19 là sự suy giảm nghiêm trọng của GDP ở nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ khi kinh tế đình trệ và biên giới bị đóng cửa (Mohammad và cộng sự, 2021). Bài nghiên cứu của ông đã trình bày rằng tỷ lệ nghèo đói có khả năng tăng lần đầu tiên với tình trạng mất việc làm lớn và bất bình đẳng thu nhập, kể từ năm 1998. Theo Fernandes (2020), áp lực của Covid-19còn đè nặng lên chuỗi cung ứng toàn cầu, khi mà chúng phụ thuộc lẫn nhau và dễ dàng bị gián đoạn. Sự gián đoạn này gây ra khủng hoảng do thiếu linh hoạt và đa dạng hóa trong các chiến lược tìm nguồn cung ứng và cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp. Hơn thế nữa, Mohammad và cộng sự (2021) cũng bổ sung những quan điểm ủng hộ cho quan điểm trên. Lĩnh vực hàng không bị ảnh hưởng nặng nề với áp lực từ đại dịch, khi lượng hành khách quốc tế sụt giảm từ 44% đến 80% trong năm 2020 theo Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (2020). Những thiệt hại mà ngành hàng không phải gánh chịu cũng tác động đến ngành du lịch, khi mà lượng khách du lịch giảm khiến đóng góp của ngành du lịch vào GDP toàn cầu ít đi đáng kể (Fisher, 2020). Ngoài ra, áp lực của đại dịch Covid-19 còn cản trở các mục tiêu PTBV (Naidoo và Fisher, 2020). Theo nghiên cứu này báo cáo rằng hơn một nửa trong số 169 mục tiêu PTBV liên quan đến mục tiêu cải thiện sinh kế và thế giới vào năm 2030 sẽ không thể hoàn thành theo đúng mục tiêu, thậm chí có những mục tiêu bị phản tác dụng bởi vì áp lực từ đại dịch.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đề cập đến cơ sở lý luận của chủ đề nghiên cứu, cụ thể là về áp lực từ đại dịch Covid-19 và áp lực từ các bên liên quan tác động đến việc chuyển đổi sang nền KTTH và hướng đến PTBV bao gồm kinh tế bền vững, môi trường bền vững và xã hội bền vững). Chương 1 cũng đề cập đến các bài nghiên cứu và phát hiện trong quá khứ có cùng chủ đề và dẫn chứng lại để làm tiền đề cho bài nghiên cứu này. Ở chương 1, nhóm nghiên cứu đã đưa ra tổng quan và định nghĩa của các biến trong mô hình bằng việc trích dẫn một số lượng lớn các nghiên cứu liên quan có cùng chủ đề. Từ đó, chương 1 sẽ tạo tiền đề vững chắc để nhóm nghiên cứu phát triển các giả thuyết mối quan hệ giữa các biến, từ đó đi đến khảo sát và phân tích dữ liệu thu được để thảo luận và trao đổi.

Một phần của tài liệu Nhu cầu chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp toàn cầu dưới áp lực của đại dịch covid 19 và các bên liên quan (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)