Phát triển bảng hỏi và lựa chọn thang đo

Một phần của tài liệu Nhu cầu chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp toàn cầu dưới áp lực của đại dịch covid 19 và các bên liên quan (Trang 35 - 41)

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG TỪ CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ TỪ ĐẠI DỊCH COVID-19 TỚI VIỆC CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN ĐỂ HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phát triển bảng hỏi và lựa chọn thang đo

Bảng hỏi trong bài nghiên cứu này được xây dựng dựa trên 2 bài nghiên cứu khác nhau của Jabbour và cộng sự (2020) và Viguera (2021). Jabbour và cộng sự (2020) đã đo lường mối quan hệ qua lại giữa áp lực của các bên liên quan, các khó khăn và động lực ảnh hưởng đến việc chuyển đổi sang nền KTTH của tổ chức, từ đó tác động đến mục tiêu PTBV của các tổ chức đó. Ngoài ra, Viguera (2021) đã nghiên cứu về các yếu tố khác nhau tác động tới quá trình chuyển đổi sang nền KTTH ở các tổ chức. Đồng thời ở biến Tác động của đại dịch Covid-19, nhóm nghiên cứu cũng đã thêm vào một số câu hỏi khác mà nhóm cảm thấy phù hợp với chủ đề và mục đích của nghiên cứu này.

Chi tiết về bảng hỏi bao gồm:

1) Phần 1: bao gồm các câu hỏi nhân khẩu học để hỏi về thông tin cá nhân của người tham gia. Phần này bao gồm 3 câu hỏi về quốc gia mà tổ chức đang hoạt động, lĩnh vực kinh doanh của tổ chức và chức vụ của người tham gia trong tổ chức đó.

2) Phần 2: bao gồm các câu hỏi về việc chuyển đổi sang nền KTTH ở các tổ chức.

Phần này sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với mức độ tăng dần (từ mức 1-hoàn toàn không đồng tình, đến mức 5-hoàn toàn đồng tình).

3) Phần 3: bao gồm các câu hỏi về sự PTBV của doanh nghiệp, cụ thể là về khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội. Phần này cũng sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá.

4) Phần 4: bao gồm các câu hỏi về các tác động từ đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc chuyển đổi sang nền KTTH ở tổ chức. Cũng như phần 2 và 3, phần này cũng sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá.

Cụ thể, mô hình nghiên cứu đưa ra 7 khái niệm bao gồm: (1) Áp lực từ các bên liên quan: khó khăn và bất lợi, (2) Áp lực từ các bên liên quan: ưu thế và cơ hội, (3) Áp lực từ đại dịch Covid-19, (4) Việc chuyển đổi sang nền KTTH, (5) Kinh tế bền vững, (6) Môi trường bền vững, (7) Xã hội bền vững. Nội dung cụ thể của bảng hỏi được sử dụng cho hoạt động khảo sát được mô tả như sau:

(1) Áp lực từ các bên liên quan: bất lợi và thử thách: Bất lợi và thử thách từ các bên liên quan được định nghĩa là những rào cản từ các bên liên quan mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình chuyển đổi sang nền KTTH. Bất lợi và thử thách (BC) là biến độc lập bao gồm 7 câu hỏi:

Bảng 2.1: Thang đo "Áp lực từ các bên liên quan: bất lợi và thử thách"

Ký hiệu Thang đo Nguồn

Áp lực từ các bên liên quan: bất lợi và thử thách BC1 “Tổ chức của bạn phải đối mặt với các rào cản tài chính

(không thể dự đoán chính xác lợi ích tài chính và lợi nhuận của một nền kinh tế xoay vòng để huy động vốn)”

Jabbour và cộng sự, 2020 BC2 “Tổ chức của bạn phải đối mặt với các rào cản về cấu trúc

(thiếu thông tin và sự rõ ràng về trách nhiệm của từng thành viên trong chuỗi cung ứng trong việc áp dụng nền kinh tế tuần hoàn)”

BC3 “Tổ chức của bạn phải đối mặt với các rào cản hoạt động (thiếu cơ sở hạ tầng và năng lực hoạt động trong chuỗi cung ứng và hệ thống sản xuất để áp dụng nền kinh tế tuần hoàn)” (BC3)

BC4 “Tổ chức của bạn phải đối mặt với các rào cản hành vi (mọi người không coi tính bền vững là quan trọng và chống lại sự thay đổi)”

BC5 “Tổ chức của bạn phải đối mặt với các rào cản công nghệ (thiếu rõ ràng về cách tích hợp nền kinh tế tuần hoàn trong phát triển sản phẩm)”

BC6 “Tổ chức của bạn gặp khó khăn trong việc tuân thủ luật pháp của Chính phủ khi áp dụng kinh tế tuần hoàn”

BC7 “Tổ chức của bạn gặp khó khăn trong việc thuyết phục người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm của họ”

Nguồn: Nhóm tác giả (2022)

(2) Áp lực từ các bên liên quan: ưu thế và cơ hội: Ưu thế và cơ hội từ bên liên quan là những lợi ích và giúp đỡ từ các bên liên quan giúp tổ chức dễ dàng thực hiện quá trình chuyển đổi sang nền KTTH. Dưới đây là 7 ưu thế và cơ hội từ các bên liên quan đến tổ chức:

Bảng 2.2: Thang đo "Áp lực từ các bên liên quan: ưu thế và cơ hội"

Ký hiệu Thang đo Nguồn

Áp lực từ các bên liên quan: ưu thế và cơ hội

OP1 “Chính phủ tạo ra một môi trường bên ngoài thuận lợi và loại bỏ các trở ngại về quy định”

Jabbour và cộng sự, 2020 OP2 “Chính phủ đảm bảo tiếp thị nhiều hơn về việc tái sản xuất

sản phẩm và mua sắm công xanh thông qua truyền hình”

OP3 “Chính phủ đưa ra các biện pháp giảm thuế đối với các sản phẩm tái sử dụng và tái chế khi hết hạn sử dụng”

OP4 “Chính phủ thực hiện các dự án thí điểm để trở thành hình mẫu cho các tổ chức tuân theo”

OP5 “Hầu hết các bên liên quan chấp thuận khả năng đáp ứng của tổ chức đối với các mối quan tâm về môi trường”

OP6 “Tổ chức (từ quan điểm của các bên liên quan) có tỷ lệ định hướng môi trường cao nhất trong ngành”

OP7 “Tổ chức của bạn (từ quan điểm của các bên liên quan) tuân theo các quy định của chính phủ về các quy trình sản xuất xanh trong ngành”

Nguồn: Nhóm tác giả (2022) (3) Áp lực từ đại dịch Covid-19: đề cập đến các tác động của dịch bệnh Covid- 19 đối với nền kinh tế toàn cầu và trở thành thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt.

Bảng 2.3: Thang đo "Áp lực từ đại dịch Covid-19"

Ký hiệu Thang đo Nguồn

Áp lực từ đại dịch Covid-19

PC1 “Covid-19 khiến tổ chức của bạn phải thay đổi chiến lược trong hoạt động sản xuất và kinh doanh”

Viguera, 2021 Nhóm nghiên cứu, 2022 PC2 “Covid-19 khiến tổ chức của bạn thay đổi chiến lược tiếp

thị sản phẩm”

PC3 “Covid-19 khiến tổ chức của bạn phải tốn thêm chi phí cho thiết bị công nghệ (Phần mềm làm việc trực tuyến, thiết bị làm việc trực tuyến, etc)”

PC4 “Covid-19 làm giảm năng suất làm việc của nhân viên, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của tổ chức”

PC5 “Covid-19 khiến tổ chức của bạn phải đối mặt với sụt giảm doanh thu trong thời kỳ đại dịch”

PC6 “Covid-19 khiến tổ chức của bạn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nguyên vật liệu”

Nguồn: Nhóm tác giả (2022) (4) Việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn: Việc chuyển đổi sang nền KTTH được định nghĩa là một mô hình sản xuất và tiêu dùng, bao gồm chia sẻ, cho thuê, tái sử dụng, sửa chữa, tân trang và tái chế các vật liệu và sản phẩm hiện có càng lâu càng tốt (Moreau và cộng sự, 2017). Việc chuyển đổi sang nền KTTH ở các tổ chức (CE) là biến độc lập bao gồm 7 câu hỏi:

Bảng 2.1: Thang đo "Việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn"

Ký hiệu Thang đo Nguồn

Việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn

CE1 “Bạn có đồng ý rằng các nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn nên được coi là đạo đức kinh doanh không?”

Jabbour và cộng sự, 2020 CE2 “Tổ chức của bạn sẵn sàng tạo ra chất thải, tái chế chất

thải hoặc giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên và sản xuất chất thải”

CE3 “Tổ chức của bạn thành lập một bộ phận quản lý đặc biệt của nền kinh tế tuần hoàn”

CE4 “Tổ chức của bạn hợp tác với các công ty khác để thiết lập chuỗi công nghiệp sinh thái”

CE5 “Tổ chức của bạn xử lý chất thải đúng cách”

CE6 “Tổ chức của bạn thay thế việc sử dụng nguyên liệu thô không thể tái sinh bằng nguyên liệu thô tái tạo”

CE7 “Tổ chức của bạn thay thế thiết bị và công nghệ hiện tại bằng những thiết bị và công nghệ hiện đại và hiệu quả hơn”

Nguồn: Nhóm tác giả (2022) (5) Kinh tế bền vững: Nền kinh tế bền vững là một nền kinh tế thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai (Ủy ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc, 1987). Kinh tế bền vững (SC) là biến phụ thuộc bao gồm 6 câu hỏi:

Bảng 2.5: Thang đo "Kinh tế bền vững"

Ký hiệu Thang đo Nguồn

Kinh tế bền vững

SC1 “Tổ chức của bạn tạo được nhiều lợi nhuận và doanh thu hơn” (SC1)

Jabbour và cộng sự, 2020 SC2 “Tổ chức của bạn giảm thiểu được tổng lượng điện tiêu

dùng trong hoạt động” (SC2)

SC3 “Tổ chức của bạn giảm thiểu được tổng lượng nguyên vật liệu trong sản xuất” (SC3)

SC4 “Tổ chức của bạn giảm thiểu được tổng lượng nước tiêu dùng trong hoạt động” (SC4)

SC5 “Tổ chức của bạn nâng cao được lượng vốn đầu tư và tạo được ấn tượng với nhiều nhà đầu tư tiềm năng” (SC5) SC6 “Tổ chức của bạn nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp và

danh tiếng bằng cách gặt hái được nhiều giải thưởng danh giá mỗi năm” (SC6)

Nguồn: Nhóm tác giả (2022) (6) Môi trường bền vững: Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới của Liên hợp quốc, môi trường bền vững là hành động theo cách đảm bảo các thế hệ tương lai có sẵn các nguồn tài nguyên thiên nhiên để sống một cách bình đẳng, nếu không muốn nói là tốt hơn, như các thế hệ hiện tại. Môi trường bền vững (SE) là biến phụ thuộc bao gồm 7 câu hỏi:

Bảng 2.2: Thang đo "Môi trường bền vững"

Ký hiệu Thang đo Nguồn

Môi trường bền vững

SE1 “Tổ chức của bạn luôn tuân thủ luật bảo vệ môi trường, có các quy định liên quan đến vấn đề môi trường và cam kết bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất”

Jabbour và cộng sự, 2020 SE2 “Tổ chức của bạn có biện pháp giảm thiểu phát thải các

khí ô nhiễm ra môi trường trong quá trình sản xuất”

SE3 “Tổ chức của bạn luôn phân loại chất thải và có hệ thống xử lý chất thải hiệu quả để xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường”

SE4 “Tổ chức của bạn không tiêu thụ nguyên liệu sản xuất độc hại, không thân thiện với môi trường”

SE5 “Tổ chức của bạn luôn cố gắng tìm cách giảm thiểu tần suất tai nạn môi trường”

SE6 “Tổ chức của bạn đã khai thác hợp pháp và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả tài nguyên tái tạo (năng lượng gió, ánh sáng, thủy triều, nhiệt trong lòng đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên thủy sản,...) và tài nguyên không thể tái sinh (nhiên liệu hóa thạch, kim loại và khoáng sản,...)”

SE7 “Tổ chức của bạn luôn thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc lập kế hoạch bảo vệ môi trường trước khi thực hiện một dự án, kế hoạch kinh doanh hoặc dịch vụ”

Nguồn: Nhóm tác giả (2022) (7) Xã hội bền vững: Stren và Polese (2020) chỉ ra rằng xã hội bền vững đề cập đến sự phát triển hài hòa của xã hội mà thúc đẩy một môi trường có lợi cho sự chung sống tương thích của các nhóm đa dạng về văn hóa và xã hội, cũng như những cải thiện cuộc sống cho tất cả các bộ phận dân cư. Xã hội bền vững (SS) là biến phụ thuộc bao gồm 7 câu hỏi:

Bảng 2.3: Thang đo "Xã hội bền vững"

Ký hiệu Thang đo Nguồn

Xã hội bền vững

SS1 “Tổ chức của bạn chủ động quản lý và xác định hoạt động của doanh nghiệp đối với nhân viên và người lao động”

Jabbour và cộng sự, 2020 SS2 “Tổ chức của bạn đảm bảo các biện pháp an toàn để bảo

vệ sức khỏe của người lao động và cộng đồng”

SS3 “Tổ chức của bạn cung cấp điều kiện làm việc an toàn, mức lương đảm bảo và cơ hội việc làm”

SS4 “Tổ chức của bạn cung cấp thông tin minh bạch về chuỗi cung ứng cho người tiêu dùng”

SS5 “Tổ chức của bạn hiện đang hợp tác với các tổ chức bền vững xã hội để trở nên minh bạch hơn, làm cho hoạt động hoặc chuỗi cung ứng có đạo đức hơn”

SS6 “Tổ chức của bạn đảm bảo đối xử công bằng với mọi người lao động trong tổ chức”

SS7 “Tổ chức của bạn có những chính sách cải thiện khả năng, đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhóm đối tượng cụ thể”

Một phần của tài liệu Nhu cầu chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp toàn cầu dưới áp lực của đại dịch covid 19 và các bên liên quan (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)