CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm về ngữ pháp tiếng Anh
1.1.4 Các loại Ngữ pháp tiếng Anh
NP truyền thống là mô hình NP được các nhà NP truyền thống mô tả dựa trên nguyên tắc của ngôn ngữ Latinh, chứ không dựa trên nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại của tiếng Anh, và nó chỉ liên quan đến dạng viết của ngôn ngữ. Người theo chủ nghĩa truyền thống cho rằng hình thức nói của ngôn ngữ không cần có NP, chỉ có dạng viết mới cần đến NP. Tuy nhiên quan điểm này bị trường phái NP cấu trúc phản đối vì tính phi thực tế.
Theo Frede (1977), NP truyền thống bao gồm ba khía cạnh: (1) âm vị học - giải thích về âm thanh của ngôn ngữ; (2) hình thái học - diễn tả sự hình thành từ vựng, các biến tố; và (3) cú pháp - miêu tả về cách kết hợp của các từ tạo thành cụm từ hoặc câu.
Thêm vào đó, loại NP này được quy định bởi các bộ khái niệm (hay còn được gọi là phạm trù NP), bao gồm khái niệm về các thành phần khác nhau của lời nói như danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, đại từ, số, mạo từ, giới từ, liên từ, thán từ. Mỗi thành tố trong số mười loại này có thể được chia thành các loại thành tố phụ dựa trên chức năng của chúng.
VD:
Her nice collegue wrote this novel in New York.
Pron. Adj. N. V. Pron. N. Prep. N.
Thêm vào đó, NP truyền thống phân tích cấu trúc câu thành các thành tố như
“chủ ngữ” (subject), “vị ngữ” (predicate), “tân ngữ” (object), “thuộc ngữ” (attributive),
“trạng từ” (adverbial), và “bổ ngữ” (complement) VD:
This car was fixed yesterday morning.
Subject Predicator Adverbial
1.1.4.2 Ngữ pháp cấu trúc
NP cấu trúc liên quan đến quá trình phân tích ngôn ngữ viết và nói. Nó miêu tả cách các thành phần của câu như hình vị, âm vị, cụm từ, mệnh đề và các phần của lời nói được kết hợp với nhau. Theo hình thức phân tích ngôn ngữ này, điều quan trọng nhất là cách các yếu tố này phối hợp với nhau, vì mối quan hệ giữa các yếu tố thường có ý nghĩa lớn hơn bất kỳ yếu tố đơn lẻ nào. Do đó, nghiên cứu về phương pháp này là một công cụ quan trọng để cải thiện sự rõ ràng trong giao tiếp
Đặc điểm của NP cấu trúc:
Bảng 1.2 Các đặc điểm của NP cấu trúc
(Nguồn: trích sách Linguistic Semantics: An Introduction, Lyons, 1995) Theo Bảng trên, NP cấu trúc bao gồm 5 đặc điểm sau:
* Nguyên tắc (Principals): Theo Lyons (1995), NP cấu trúc hay ngôn ngữ học hiện đại dựa trên các nguyên tắc sau: Ưu tiên ngôn ngữ nói - nguyên tắc này hàm ý rằng lời nói đã xuất hiện lâu đời hơn và phổ biến hơn chữ viết; Ngôn ngữ học là một khoa học mô tả, không phải là một bộ quy tắc và nhiệm vụ đầu tiên của nhà ngôn ngữ học là mô tả cách con người nói và viết bằng ngôn ngữ của mình, chứ không phải là chỉ ra các quy định cách họ nên nói và viết; Nhà ngôn ngữ học quan tâm đến tất cả các ngôn ngữ - xây dựng một lý thuyết khoa học về cấu trúc của ngôn ngữ loài người. Tất cả các số liệu về ngôn ngữ được ghi nhận lại và quan sát được đóng vai trò là dữ liệu được hệ thống hóa và 'giải thích' bằng lý thuyết chung; Ưu tiên mô tả đồng bộ - mô tả về một 'trạng thái' cụ thể của ngôn ngữ đó (tại một 'thời điểm' nào đó); Cách tiếp cận cấu trúc - mỗi ngôn ngữ được coi là một tập hợp các hệ thống tương quan với nhau, các thành tố của âm thanh, từ ngữ,… mà không có giá trị độc lập với sự tương đương và tương phản giữa chúng; “ngữ” (langue) và “ngôn” (parole) - mối quan hệ giữa ngữ và ngôn rất phức tạp và gây tranh cãi. Có các lời nói được xem như là “ngôn”, mà nhà ngôn
* Hệ thống Ngữ pháp (Grammar system): Mô tả cấu trúc của tiếng Anh bắt đầu bằng việc phân tích các âm thanh của ngôn ngữ nói chung, sau đó tiếp tục cô lập các nhóm âm thanh loại trừ lẫn nhau có ý nghĩa ngữ nghĩa, âm vị.
* Âm vị học (Phonology): NP cấu trúc là một trường phái mô tả ngôn ngữ liên quan đến cả biểu hiện và nội dung. Nó cố gắng giải thích nội dung bằng cách khám phá hệ thống diễn đạt của ngôn ngữ (đó là các quy tắc NP) trong chuyển tải ý nghĩa.
* Hình thái học (Morphology): Hình thái học là một đơn vị NP có ý nghĩa tối thiểu góp phần tạo nên ý nghĩa NP và ngữ nghĩa của một từ. Giống như các hình thái sẽ được hiển thị bao gồm sự kết hợp của các âm vị, các từ sẽ được hiển thị bao gồm sự kết hợp của các hình vị. Ý nghĩa của một từ phụ thuộc vào các hình vị tạo nên từ đó và thứ tự xuất hiện của chúng.
* Cú pháp (Syntax): Trong ngôn ngữ học, cú pháp là nghiên cứu về cách các từ và hình thái kết hợp để tạo thành các đơn vị lớn hơn như cụm từ và câu. Mối quan tâm chính của cú pháp bao gồm trật tự từ, quan hệ NP, cấu phần của câu, sự thống nhất, bản chất của biến thể đa ngôn ngữ và mối quan hệ giữa hình thức và ý nghĩa (ngữ nghĩa).
1.1.4.3 Ngữ pháp biến đổi - phái sinh
NP hóa là quá trình biến đổi ngôn ngữ mà qua đó các từ chỉ sự vật/ hiện tượng và hành động (như danh từ và động từ) trở thành dấu hiệu NP (như phụ tố hoặc giới từ). Qua quá trình biến đổi này, có nhiều loại từ chức năng mới được tạo ra từ các loại từ nội dung trước đó. VD, động từ “Willan” trong tiếng Anh cổ, có nghĩa là “to want”
(muốn), “to wish” (mong muốn) đã biến đổi thành trợ động từ “Will” trong tiếng Anh hiện đại để biểu đạt mục đích hoặc tương lai. (Ranshing, 2018)
Tác giả Wischer (2010: 23), trong một bài trình bày tại trường Đại học Aoyama Gakuin, Tokyo đã định nghĩa:
“NP hóa, xét cả về mặt lý thuyết và mặt hiện tượng ngôn ngữ, là đề cập đến quá trình biến đổi của các hiện tượng ngôn ngữ từ trạng thái từ vựng sang thành các dấu hiệu NP, hoặc từ trạng thái ít tính NP hơn sang trạng thái đầy đủ tính NP”, nơi mà
“các yếu tố ngôn ngữ (từ vựng, ngữ dụng, đôi khi cả ngữ âm) thay đổi thành các thành phần của NP, hoặc theo đó các yếu tố NP trở nên NP tính hơn theo thời gian" (Wischer 2010: 129).
Về bản chất, quá trình biến đổi để hình thành các thành tố, các hình thức NP mới (như hư từ, hoặc phụ tố..) từ các thành tố, dạng thức cũ vốn có từ trước được gọi là NP hóa. Đó là quá trình nhằm vào một hướng chung, trong đó, “sự phát triền từ nghĩa cụ thể hơn đến nghĩa trừu tượng hơn ở cấp độ ngữ nghĩa, song hành với sự phát triển từ mức hài hòa thấp hơn đến mức hài hòa cao hơn ở cấp độ hình thái cú pháp”
(Wischer)
1.1.4.4 Ngữ pháp chức năng
Trong cuốn sách kinh điển “An Introduction to Functional Grammar, 3rd Ed.”, Halliday (2004) chỉ rõ: sở dĩ có tên gọi “NP chức năng” là vì nó bắt nguồn từ khung khái niệm của hiện tượng NP này, phương pháp này mô tả chức năng của các thành tố trong đơn vị ngôn ngữ, chứ không mô tả hình thức. NP chức năng có vai trò riêng biệt trong diễn giải (1) “văn bản” (texts), (2) “hệ thống” (system), (3) “tổ hợp cấu trúc ngôn ngữ” (elements of linguistic structures) trong văn bản. Với vai trò diễn giải trong văn bản, NP chức năng được thiết kế để giải thích cách ngôn ngữ được sử dụng như thế nào. Mỗi văn bản mở ra một số ngữ cảnh sử dụng, vì thế thông qua quá trình sử dụng, ngôn ngữ đã được định hình thành một hệ thống có thể đáp ứng nhu cầu của con người. NP chức năng vì thế về cơ bản là một loại NP “tự nhiên”, vì mọi nội dung trong đó đều có thể được giải thích khi tham chiếu đến cách sử dụng ngôn ngữ. Đề cập đến vai trò của NP chức năng trong “hệ thống’ là để giải thích rằng, các thành phần cơ bản mang ý nghĩa trong ngôn ngữ là những thành phần mang chức năng khác nhau. Theo phân tích của Halliday, tất cả các ngôn ngữ đều được xây dựng dựa trên hệ thống siêu chức năng (metafunctions), bao gồm “thuyết lý tưởng” (ideational) để hiểu môi trường, “thuyết liên nhân” (interpersonal) để thể hiện sự tương tác giữa những người nói và “văn bản” (textual) là yếu tố thứ 3 được hình thành do kết hợp yếu tố “lý thưởng” và “liên nhân”, đồng thời cũng là yếu tố thổi hồn vào chúng.
1.1.4.5 Ngữ pháp sư phạm
Theo Swan, NP sư phạm là một cách tiếp cận hiện đại trong ngôn ngữ học nhằm hỗ trợ việc dạy thêm một ngôn ngữ. Đây là loại hình NP được phát triển cho người học ngoại ngữ, dựa trên hai khía cạnh lý thuyết riêng biệt nhưng có liên quan với nhau: (1) mô hình NP miêu tả, được kết hợp với NP sư phạm, tài liệu giảng dạy và
ngữ thứ hai, sẽ cung cấp nền tảng cho phương pháp giảng dạy trong lớp học Dựa trên việc phân tích ngữ cảnh ngôn ngữ được sử dụng, một cấu trúc NP hoặc một trật tự từ phù hợp nhất sẽ được thiết lập. NP sư phạm giúp người học nắm được NP của một ngôn ngữ vì nó yêu cầu người học nắm được các quy tắc mang tính rõ ràng, mạch lạc, phi kỹ thuật, có tính tích lũy và có tính chiều sâu. Khi các quy tắc được tích lũy, một hệ tiên đề được hình thành giữa hai ngôn ngữ và dựa vào đó, người học có thể học ngôn ngữ thứ hai. Mục tiêu của loại NP này chủ yếu là để tăng tính trôi chảy và chính xác của lời nói, hơn là truyền đạt kiến thức lý thuyết (Swan, 2013).
* Các đặc điểm của NP sư phạm:
Swan nói rằng NP sư phạm nên dựa trên NP mô tả, hơn là dựa trên các đặc điểm của NP quy tắc vì nó đã được chứng minh là không hiệu quả (Swan, 2013: 565).
“những miêu tả của NP sư phạm nhất thiết phải riêng rẽ, tách nhỏ. Người học không đủ thời gian để học, và người dạy cũng không đủ thời gian để dạy tất cả các kiến thức có liên quan đến toàn bộ ngôn ngữ” (Swan, 2013:565) và “trong khi NP mô tả được dùng để nhằm mục đích bao quát toàn bộ, thì NP sư phạm có xu hướng bỏ sót hoặc đơn giản hóa các nội dung kém quan trọng hơn. (Swan, 2013:565)
Swan (1994) đưa ra 6 “tiêu chí thiết kế” các nguyên tắc NP sư phạm như sự thật (truth); sự phân ranh giới (demarcation); sự rõ ràng (simplicity); sự đơn giản (simplicity); phân tách khái niệm (conceptual parsimony); sự phù hợp (relevance). Do đó, NP sư phạm có xu hướng tách bạch hoặc chỉ giải thích cho một bộ phận nào đó thay vì toàn thể. Có thể nói, tính chọn lọc trong NP sư phạm vượt ra ngoài hệ phân tích tương phản và nó xem xét những gì người học muốn biết và được cho là muốn biết.