Năng lực ngôn ngữ theo yêu cầu CĐR môn học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng dạy và học môn ngữ pháp ứng dụng cho sv ngành ngôn ngữ anh (atc) tại khoa ngoại ngữ, hvnh (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY

2.2 Quá trình giảng dạy môn Ngữ pháp ứng dụng

2.2.4 Năng lực ngôn ngữ theo yêu cầu CĐR môn học

Năm học 2021-2022, Khoa Ngoại ngữ có 4 nhóm lớp NPUD, do 4 GV bộ môn NP giảng dạy. Tổng số SV đăng ký học là 171, tuy nhiên danh sách thực tế có tham gia học tập và tham dự các bài kiểm tra của cả 4 nhóm là 166 SV. Chi tiết điểm như sau:

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kết quả điểm Kiểm tra giữa kỳ số 2, năm học 2021-2022

TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐẠT CHUẨN ĐẦU RA BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ SỐ 2 (Điều kiện đạt: từ 70% số điểm/ CLO)

TT Họ tên Giảng viên

Nhóm lớp

số

CLO2 (30 điểm) CLO3 (20 điểm)

CLO4 (20 điểm)

2.1 2.2 4.1 4.2

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%) 1

Phạm Thị

Ngọc Anh 01 43 33 76.7 30 69.8 30 69.8 23 53.5 20 46.5

2

Phạm Thị Thanh

Bình 04 41 35 85.4 29 70.7 28 68.3 26 63.4 19 46.3

3

Nguyễn Thị Mai

Hoa 02 42 34 81 30 71.4 29 69.0 20 47.6 23 54.8

4

Đỗ Thu

Hằng 03 40 35 87.5 31 77.5 28 70.0 23 57.5 17 42.5 Tổng - tỷ lệ % 166 115 82.6 120 72.4 92 69.3 92 55.5 79 47.5

(Nguồn: Tác giả tổng hợp lại từ Điểm thành phần của GV bộ môn NPUP, khoa NN) Với câu hỏi phỏng vấn “Thầy/Cô đánh giá như thế nào về năng lực ngôn ngữ sinh viên đạt được so với từng CĐR của môn học NPUD thông qua kết quả của Bài kiểm tra giữa kỳ số 2 ở lớp của Thầy/ Cô?”.

Với CLO2, 4/5 GV đang giảng dạy NP trong kỳ đều ghi nhận việc SV có thể hiểu và vận dụng kiến thức NP đã học vào kỹ năng phân tích câu, lựa chọn đáp án đúng, phù hợp với đặc điểm NP về thì- thời, cấu trúc, từ loại của câu từ đó đưa ra các phương án sửa lỗi xảy ra trên đơn vị câu, GV nhóm lớp 01 kết luận “SV có thể làm tốt phần Task 1 và 2 của đề kiểm tra, điểm CĐR CLO2 là 73.25% tuy nhiên tiêu chí 2.2 chưa hoàn toàn đạt như 2.1 với tỷ lệ chỉ là 69.8%”; GV nhóm lớp 02, 03, 04 đều cung cấp câu trả lời hết sức khả quan vì kết quả đánh giá CLO2 của họ đều đạt trên 70%, GV nhóm lớp 03 tin tưởng vào năng lực của SV “SV hoàn toàn đáp ứng tốt CLO2, tỷ lệ đạt trên 70%, lần lượt với tiêu chí 2.1 là 87.5% và tiêu chí 2.2 là 77.5%".

Điểm TBC của 4 nhóm lớp ở CĐR CLO2 đạt tỷ lệ 77.5%, như vậy có thể khẳng định, SV đã đáp ứng được yêu cầu của CLO2 ở khía cạnh nhận diện thì-thời, các loại từ loại, cấu trúc quen thuộc, các dạng câu phức ….Mặc dù CLO2 đạt về tổng thể, nhưng tiêu chí 2.2: xác định lỗi sai trong câu và sửa, có một số SV vẫn còn chưa thực sự vững về

kiến thức và kỹ năng, cần được ghi chép lại các trường hợp cụ thể ở mỗi nhóm để GV có thể hỗ trợ nhiều hơn.

Số liệu tổng hợp cho CLO3 theo Bảng 2.2 ghi nhận tỉ lệ thấp hơn hẳn CLO2, ở mức gần đạt với điểm TBC của 4 nhóm là 69,3%. Có duy nhất nhóm 03 là đạt tỷ lệ 70%. Khi trả lời phỏng vấn, các GV đều tỏ ra lo ngại khi nhận thấy nhiều SV “ lượng từ vựng và cấu trúc nâng cao mỏng”; “khả năng viết lại câu yếu, một phần do SV luyện tập chưa đủ lâu để ghi nhớ”. GV nhóm 02 cũng chia sẻ quan điểm “sinh viên gặp khó khăn trong CLO3 vì dạng bài viết lại câu phủ rộng từ cấu trúc câu đến các dạng diễn đạt, đến thành ngữ, tục ngữ mà không có giới hạn để SV chú trọng ôn luyện trong khoảng thời gian ngắn của khóa học 8 tuần. Viết lại câu với dạng thành ngữ, tục ngữ, yêu cầu SV phải học thuộc lòng thì mới làm được, chứ không thể bịa được, nói lái được”. Đây là một quan điểm hết sức rõ ràng, thấu đáo mà GV bộ môn NPUD cần phải cân nhắc. Theo ước tính, có ít nhất 25.000 thành ngữ trong ngôn ngữ tiếng Anh, thành ngữ tiếng Anh là sự kết hợp của các từ riêng lẻ với nhau thành cụm từ, mang ý nghĩa cụ thể khác hoàn toàn với nghĩa của các từ cấu tạo nên nó, vì thế không thể sử dụng cách nói lái, hoặc truyền tải ý nghĩa tương đương với câu gốc nếu không học thuộc lòng thành ngữ.

Bảng 2.3 Ví dụ về dạng viết lại câu trong Task 3, đề Kiểm tra giữa kỳ số 2

(Nguồn: Tác giả lấy từ đề Kiểm tra giữa kỳ số 2, nhóm lớp 02) Câu 31 yêu cầu SV biết thành ngữ “Cost an arm and a leg” (Rất đắt đỏ) và sử dụng nó vào viết lại câu. Và vấn đề là nếu SV quen thuộc với thành ngữ thì yêu cầu này là chuyện dễ dàng, và ngược lại thì SV chỉ có thể “bịa thành ngữ, hoặc viết theo kiểu sử dụng cấu trúc tương đương, tuy nhiên SV không thể được chấm điểm tối đa do làm sai yêu cầu đề bài” – GV nhóm 01 chia sẻ thêm. Tóm lại, với CĐR CLO3, SV ở mức sắp CHẠM với tỷ lệ gần ngưỡng là 69,3%. GV bộ môn cần tinh chỉnh lại nội dung học tập, luyện tập và kiểm tra để SV giảm bớt khó khăn trong việc thể hiện khả năng ứng dụng ngôn ngữ của bản thân theo CĐR yêu cầu.

CLO4 của 4 nhóm lớp thể hiện kết quả dưới ngưỡng mong đợi là 50.6% cho cả tiêu chí 4.1 và 4.2. Nội dung kiểm tra này yêu cầu SV nhận diện, phân tích lỗi sai ở các phạm trù ngữ pháp khác nhau như cấu trúc, hình thái, văn phong, đặc điểm từ ngữ, từ loại …xảy ra trong đoạn viết ngắn, khoảng từ 150-200 từ về các chủ đề quen thuộc.

Như kết quả trong Bảng 3.2, cột tiêu chí 4.1 thể hiện, có 93/166 SV có khả năng nhận diện ra lỗi sai xuất hiện trong đoạn, và chỉ có 75/92 SV đã tìm ra lỗi đó có thể đưa ra phương án sửa lỗi đúng. Số còn lại lần lượt là 73 SV và 91 SV là hoàn toàn không có khả năng nhận diện ra lỗi sai và sửa lỗi sai trong đoạn. Tỷ lệ nhận diện được lỗi sai và có thể sửa được lỗi ở mỗi lớp không giống nhau, từ ngưỡng thấp nhất là 47.6% (nhóm 02), 49.75% (nhóm 01), 50% (nhóm 02) và 54.85% (nhóm 04), nhưng nhìn chung đều ở mức vô cùng thấp. Trả lời phỏng vấn cho nội dung này, GV đều nhận thấy SV gặp khó khăn rất nhiều khi phải nhận diện cùng một lúc nhiều loại lỗi câu tồn tại như vậy.

GV chia sẻ rằng cô ấy “đã hỏi một vài SV trong lớp không làm được Task 4, và SV nói rằng đọc 1 đoạn dài như vậy, bạn ý không biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu tìm kiếm và phát hiện lỗi sai thế nào”. Nội dung Task 2 và Task 4 đều yêu cầu SV phân tích câu để tìm ra lỗi sai và sửa, với Task 2, SV phát hiện lỗi sai trong câu riêng lẻ và sửa, SV đạt CĐR CLO2 với tỷ lệ 72.4%. Task 4 cũng vẫn là sửa lỗi sai xuất hiện trong câu, nhưng trong ngữ cảnh là đoạn văn và đa dạng lỗi sai hơn so với Task 2 thì SV không đạt được CĐR. GV nhóm 01 chia sẻ quan điểm “lỗi sai ở dạng đoạn thường đa dạng ở các phạm trù NP khác nhau khiến SV lúng túng, hơn nữa, khi SV luyện tập ít, chỉ chú trọng đến lỗi cấu trúc câu, lỗi thì- thời, lỗi từ loại quen thuộc trước đây còn học ở phổ thông thì sẽ khó đạt được kết quả cao ở nội dung kiểm tra này”; GV nhóm 03 thẳng thắn chia sẻ quan điểm “nhiều dạng lỗi không quen thuộc khiến SV không nghĩ ra”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng dạy và học môn ngữ pháp ứng dụng cho sv ngành ngôn ngữ anh (atc) tại khoa ngoại ngữ, hvnh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)