Quá trình sửa lỗi ngữ pháp trực tiếp và phản hồi của người học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng dạy và học môn ngữ pháp ứng dụng cho sv ngành ngôn ngữ anh (atc) tại khoa ngoại ngữ, hvnh (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY

2.3 Quá trình học tập môn Ngữ pháp ứng dụng

2.3.4 Quá trình sửa lỗi ngữ pháp trực tiếp và phản hồi của người học

Với quá trình sửa lỗi NP, nhóm tác giả sử dụng câu hỏi số 5 trong Bảng hỏi (Phụ lục 1) và ghi nhận kết quả như sau:

Thứ nhất, kết quả khảo sát của SV đối với quá trình sửa lỗi NP trong hoạt động nói:

Bảng 2. 8 Bảng kết quả khảo sát của SV đối với quá trình sửa lỗi NP trong hoạt động học

hóa

Chỉ tiêu Điểm TB Độ lệch chuẩn

Q5.1 GV chữa lỗi NP thường xuyên, triệt để trong hoạt động nói liên tục

2.8 0.38

Q5.2 GV cứ để học viên mắc lỗi và chữa lỗi sau khi hoàn thành bài nói

3.38 0.48

Q5.3 GV sửa lỗi có chọn lựa, kết hợp 2 phương pháp trên

4.06 0.23

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Kết quả khảo sát) Theo kết quả khảo sát, GV kết hợp 2 phương pháp sửa lỗi trên được SV đánh giá hiệu quả nhất với số điểm trung bình 4.06/5. Theo đó, theo phương pháp thứ nhất:

GV chữa lỗi NP thường xuyên, triệt để trong hoạt động nói liên tục”, điều này có lợi ở chỗ SV có thể thấy và sửa sai ngay. Tuy nhiên, việc sửa lỗi như thế có thể sẽ cắt ngang hoạt động nói của SV, làm họ bị gián đoạn ý tưởng, hoặc gây xấu hổ khiến họ mất hứng thú và không muốn tham gia ở những lần sau nữa. Phương pháp thứ hai cho rằng: “GV cứ để học viên mắc lỗi và chữa lỗi sau khi hoàn thành bài nói”, hãy cứ để SV mắc lỗi. Phát triển kỹ năng nói chính là giúp cho người học giao tiếp bằng tiếng Anh. Khi họ có thể truyền tải được nội dung, ý tưởng để người khác hiểu được thì lỗi không đáng quan tâm. Nhưng nếu lỗi không được sửa thì người học sẽ không thấy được cái sai của mình và sẽ tiếp tục thực hành ngôn ngữ không đúng. Ngoài ra, cũng có quan điểm cho rằng cứ để cho những người mới học (beginners) mắc lỗi và chỉ chữa lỗi đối với những người học ở trình độ cao hơn (advanced learners). Qua phỏng vấn, có một số sinh viên bày tỏ sự e ngại đối với việc sửa lỗi, SV thừa nhận rằng “cảm thấy rất xấu hổ nếu bị sửa lỗi trước mặt các bạn,”; tuy nhiên cũng có những SV rất cầu thị, muốn được “sửa lỗi nhiều hơn”, việc sửa lỗi như vậy khiến SV “không bao giờ lặp lại lỗi sai tương tự”.

Tuy nhiên, phương pháp mới mà nhiều SV lựa chọn là kết hợp 2 phương pháp trên

“sửa lỗi có chọn lựa” mang lại hiệu quả cao nhất. Với phương pháp này, GV chỉ quyết

buổi thực hành hôm đó. Để đạt được mục tiêu chính là phát triển kỹ năng nói cho SV, ta phải chấp nhận những lỗi sai, miễn là họ diễn đạt được ý của mình.

Thứ hai, kết quả khảo sát của SV đối với quá trình sửa lỗi NP trong hoạt động viết:

Bảng 2. 9 Kết quả khảo sát của SV đối với quá trình sửa lỗi NP trong hoạt động viết: (câu hỏi số 6 - Bảng khảo sát dành cho SV)

Mã hóa Chỉ tiêu Điểm TB Độ lệch chuẩn

Q6.1 Sửa từng lỗi sai (single mistake) (1) 4.07 0.25 Q6.2 Chỉ sửa những lỗi chính (major mistakes) (2) 2.55 0.49 Q6.3 Gạch chân lỗi sai, phân loại lỗi sai và để học

sinh tự sửa, sau đó GV sẽ kiểm tra lại (3)

4.58 0.492

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Kết quả khảo sát) Theo kết quả khảo sát, SV đánh giá quá trình sửa lỗi trong hoạt động viết khá hiệu quả với phương pháp sửa từng lỗi sai 4.07/5 và Phương pháp gạch chân lỗi sai, phân loại lỗi sai và để SV tự sửa, sau đó GV kiểm tra lại 4.58/5. Với cách thứ nhất (1) GV có thể giúp học viên nhận ra hết tất cả các lỗi mà mình mắc phải. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ phản tác dụng trong trường hợp học viên mắc quá nhiều lỗi. Với cách thứ hai (2), GV có thể giúp SV tập trung hơn vào một số lỗi quan trọng liên quan đến nội dung bài học. Với phương pháp sửa lỗi thứ (3), GV có thể gạch chân các lỗi sau đó đưa ra gợi ý để SV tự sửa. GV cũng có thể tổ chức cho SV chữa bài cho nhau thông qua việc tổ chức cho cả lớp chấm chéo, có yêu cầu người chấm ghi tên bên dưới để họ có trách nhiệm với công việc của mình. Qua cách làm này SV có thể học hỏi được nhiều điều từ lỗi của bạn mình và cách này được cho là hiệu quả nhất theo đánh giá của SV.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng dạy và học môn ngữ pháp ứng dụng cho sv ngành ngôn ngữ anh (atc) tại khoa ngoại ngữ, hvnh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)