CHƯƠNG 1: TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN LỢI NHUẬN CÔNG BỐ
1.2. Tổng quan tác động của thay đổi trong quy định về QTCT đến chất lượng thông
Những bê bối và gian lận kế toán diễn ra trong những thập kỷ gần đây khiến thị
trường tài chính chao đảo và nhà đầu tư đặt nghi ngờ vào mức độ tin cậy của những thông tin trình bày trên BCTC. Trong nỗ lực cân bằng lại thị trường vốn cũng như tạo dựng lại niềm tin từ phía các nhà đầu tư, các nhà lập pháp ở nhiều nước trên thế giới đã đưa ra những biện pháp mang tính chất pháp lý và quản lý nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán công bố thể hiện qua những cải cách mạnh mẽ và quyết liệt trong các quy định về QTCT (Schipper và Vincent, 2003).
Tác động của việc thay đổi các quy định về QTCT đến chất lượng LN công bố đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cũng như ở Việt Nam, một số ví dụ điển hình có thể thấy trong bảng 1.4.
Bảng 1.4 cho thấy các nghiên cứu về sự tác động của việc thay đổi các quy định QTCT đến chất lượng thông tin LN công bố đem lại các kết quả không nhất quán, có thể sự thay đổi chính sách QTCT phát huy tốt ở quốc gia này nhưng lại không đem lại kết quả như mong muốn ở các nước khác.
Lấy ví dụ như tại Mỹ và Nhật, hai quốc gia có nền kinh tế phát triển và áp dụng đạo luật Sarbanes-Oxley có nhiều nét tương đồng nhau, tuy nhiên các kết quả thực nghiệm cho thấy chất lượng thông tin LN công bố tại các NHTM Mỹ được cải thiện kể từ sau khi áp dụng USA-SOX (Leventis & Dimitropoulos, 2012) nhưng đối với J-SOX thì sự thay đổi cơ chế QTCT này lại ít phát huy hiệu quả. Tác giả lý giải lý do có kết quả mâu thuẫn này là do sự khác nhau giữa thể chế luật pháp cũng như tính độc lập trong HĐQT do ở Nhật số lượng thành viên HĐQT đông nhưng phần đông là người của công ty) và vai trò của kiểm soát nội bộ tại Nhật chủ yếu tập trung đánh giá xem việc các quyết định của giám đốc có tuân thủ theo đúng quy định và điều lệ công ty và báo cáo tài chính có được lập theo đúng chế độ kế toán hiện hành không.
Còn tại Trung Quốc, bộ nguyên tắc QTCT được ban hành năm 2002 áp dụng cho các công ty niêm yết, theo sau đó là cuộc cải cách phân bổ quyền sở hữu cổ phiếu năm 2005 (SSR) quy định việc đưa vào lưu thông trên thị trường các cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước trước đó không được lưu thông trên thị trường, giúp thị trường vốn của Trung Quốc có bước phát triển mới. Kết quả nghiên cứu của Ji, Ahmed, & Lu (2015) cho thấy việc chất lượng của thông tin LN công bố giai đoạn sau khi ban hành bộ nguyên tắc QTCT ở Trung Quốc đã được cải thiện hơn. Tuy nhiên, cuộc cải cách phân bổ quyền sở hữu cổ phiếu năm 2005 lại có ít tác động đến chất lượng LN công bố. Các tác giả lý giải nguyên nhân có thể là do cuộc cải cách năm 2005 chủ yếu tập trung vào việc nâng cao tính thanh khoản của các cổ phiếu thuộc sở hữu của nhà nước, trong khi đó cấu trúc sở hữu của các công ty lại không thay đổi, nhà nước vẫn đóng vai trò là cổ đông kiểm soát tại phần lớn các công ty niêm yết mặc dù tỷ lệ sở hữu của nhà nước có giảm sau khi thực hiện cải cách.
Bảng 1.4. Tác động của việc thay đổi các quy định về QTCT tới chất lượng thông tin LN công bố
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)
Trong bài viết về thị trường Nga, Ahmed (2013) cho thấy việc ban hành bộ nguyên tắc QTCT và Luật cho các công ty đại chúng sửa đổi năm 2002 có ít tác động đến việc nâng cao tính minh bạch của các thông tin kế toán công bố. Tác giả lựa chọn giai đoạn nghiên cứu từ năm 1998 đến năm 2003, như vậy giai đoạn trước khi các nguyên tắc về QTCT ban hành lại trùng khớp với giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 ở Nga. Điều này có thể ảnh hưởng tới kết quả đo lường sự thao túng
đẹp nhằm thu hút nguồn tài trợ từ đầu tư để phục hồi sau khủng hoảng. Thêm vào đó, tác giả cũng đề cập thêm một số nhân tố khác ngoài cơ chế QTCT có thể tác động đến chất lượng thông tin kế toán công bố, ví dụ như việc áp dụng chuẩn mực kế toán khi lập BCTC, cấu trúc vốn dài hạn hay ngành nghề của các công ty nghiên cứu.
Cũng có thể thấy rằng tại các nước có nền kinh tế phát triển cũng như hệ thống luật pháp chặt chẽ như Mỹ và Tây Âu, các thay đổi về khung pháp lý QTCT phát huy hiệu quả tốt hơn so với các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi.
Tại Việt Nam, Thông tư 121/2012/TT-BTC (Thông tư 121) quy định về QTCT áp dụng cho các công ty đại chúng được Bộ tài chính ban hành ngày 26 tháng 7 năm 2012 được coi là văn bản đầu tiên đánh dấu mốc thay đổi về khung pháp lý QTCT.
Trong nghiên cứu cho 570 công ty niêm yết giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, Nguyen (2016) chỉ ra rằng việc công bố và bắt buộc áp dụng Thông tư về QTCT năm 2012 về cơ bản không tác động tới tính hiệu quả của HĐQT trong việc hạn chế các hành vi thao túng LN. Như vậy, về mặt lý thuyết, các khung pháp lý về QTCT được kỳ vọng sẽ làm tăng tính minh bạch và nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC, cũng như tạo dựng niềm tin cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực tế từ các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tính hiệu quả của những thay đổi trong khung pháp lý QTCT vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Nghị định 71/2017/NĐ-CP (Nghị định 71) hướng dẫn về QTCT áp dụng cho công ty đại chúng được Chính Phủ ban hành ngày 06 tháng 06 năm 2017, trên cơ sở nâng cấp bộ khung của Thông tư 121. Một trong những vấn đề quan trọng khác cũng được Nghị định 71 quy định rõ, đó là quyền lợi của cổ đông. Theo đó, ngoài những quyền và nghĩa vụ cơ bản của cổ đông theo quy định tại Điều 114, Điều 115 Luật Doanh nghiệp, thì một số quyền và nghĩa vụ của cổ đông cũng đã được quy định cụ thể tại Điều 4 của Nghị định 71, nhằm đảm bảo nguyên tắc đối xử công bằng, đảm bảo quyền lợi của cổ đông của công ty đại chúng. Một số thay đổi đáng kể nữa nằm ở yêu cầu đối với quy chế nội bộ về QTCT được HQĐQT xây dựng và được ĐHĐCĐ thông qua, cơ cấu thành viên HĐQT CTĐC niêm yết phải đảm bảo 1/3 tổng số thành viên HĐQT là thành viên độc lập HĐQT, quy định cứng rắn hơn về việc chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức năng Tổng giám đốc nhằm tách biệt chức năng giám sát và chức năng điều hành … Những thay đổi trong chính sách QTCT này được kỳ vọng sẽ nâng cao tính độc lập, minh bạch và hiệu quả đối với hoạt động của HDDQT cũng như chất lượng của các hoạt động giám sát, góp phần làm cải thiện chất lượng thông tin của các thông tin kế toán tài chính được công bố.
Năm 2019-2020, Quốc hội Việt Nam cũng ban hành Luật Chứng khoán (Luật số 54/2019/QH14) và Luật Doanh nghiệp (Luật số 59/2020/QH14) mới đều có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Hai bộ luật này là văn bản pháp lý cao
nhất tạo tiền đề cho hoạt động của QTCT cùng với những hướng dẫn trong thông tư 96/2020/TT-BTC quy định về công bố thông tin trên TTCK Việt Nam và Nghị định 155/2020/NĐ-CP nhằm hướng dẫn về các quy định liên quan đến QTCT để phù hợp với văn bản luật mới ban hành. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ. Việt Nam cũng có bước tiến lớn trong quá trình hội nhập khi đưa ra những thay đổi trong chuẩn mực và chế độ kế toán kiểm toán, cũng như công bố lộ trình áp dụng Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IFRS) bắt đầu từ năm 2019 với mục tiêu cải thiện chất lượng BCTC, đảm bảo thông tin công bố có mức độ đầy đủ và phù hợp, góp phần tạo lợi thế cho các doanh nghiệp trong giao dịch quốc tế cũng như thu hút đầu tư nước ngoài hơn. Những thay đổi này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho khung pháp lý về QTCT đầy đủ và chặt chẽ hơn.
Cùng với sự thay đổi mạnh mẽ về môi trường pháp lý và kinh tế, nhận thức của các bên liên quan đến QTCT ở Việt Nam cũng được nâng cao hơn. Năm 2019, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố Bộ nguyên tắc QTCT theo thông lệ tốt nhất đánh dấu mốc quan trọng của Việt Nam trong nỗ lực thúc đẩy thị trường vốn và phát triển bền vững của nền kinh tế. Một trong những điểm nhấn của Bộ nguyên tắc này là những hướng dẫn về vai trò và trách nhiệm của HĐQT và được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tốt cho các công ty đại chúng trong việc áp dụng các thông lệ và nguyên tắc QTCT quốc tế. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng tham gia vào việc đánh giá và chấm điểm QTCT Asean bắt đầu từ năm 2019. Điểm QTCT của các công ty niêm yết ở Việt Nam đã được cải thiện hơn với 35,37% công ty được 50-60 điểm (thang điểm 130) và khoảng 30% công ty đạt điểm trên 60 trong năm 2019. Đặc biệt, Vinamilk là công ty Việt Nam đầu tiên và duy nhất đạt giải thưởng ở hạng mục “Tài sản đầu tư có giá trị của Asean”. Bắt đầu từ năm 2019, Viện thành viên HĐQT Việt Nam (VIOD), mộttổ chức chuyên nghiệp nhằm nâng cao nhận thức và góp phần thúc đẩy việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ QTCT tốt tại các doanh nghiệp Việt Nam được ủy nhiệm tham gia chấm điểm QTCT Asean. Đây là tổ chức hướng đến chuyên nghiệp hóa Hội đồng Quản trị (HĐQT), thúc đẩy các chuẩn mực cao về đạo đức kinh doanh và tính minh bạch, thiết lập một mạng lưới các thành viên HĐQT độc lập, xây dựng để kết nối các lãnh đạo doanh nghiệp với các bên có quyền lợi liên quan, và qua đó giúp các công ty duy trì và cải thiện niềm tin của nhà đầu tư. Cùng với đó, Việt Nam cũng đưa ra những bình chọn dành cho các công ty niêm yết để thúc đẩy tính minh bạch và chuyên nghiệp hơn đối với các thông tin công bố ra thị trường, ví dụ như bình chọn Báo cáo thường niên tốt nhất, Báo cáo Phát triển bền vững tốt nhất …
Bảng 1.5: Điểm QTCT của các công ty niêm yết Việt Nam giai đoạn 2012-2019 Theo bảng chấm điểm của ASEAN
(Nguồn: Vietnam Institute of Directors) Sau một loạt các thay đổi và cải cách đối với thị trường kinh tế tài chính kể từ ngày Nghị định 71 được ban hành và đặc biệt là thời điểm từ ngày 01/01/2021 khi mà các quy định pháp lý cao nhất cho các doanh nghiệp niêm yết có hiệu lực thi hành, rất cần thiết phải có những nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của việc thay đổi các chính sách QTCT đối với chất lượng thông tin kế toán công bố của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung phân tích một số thay đổi chính trong khung pháp lý về QTCT cũng như tác động của những thay đổi này đến chất lượng thông tin kế toán được công bố của một số công ty niêm yết ở giai đoạn năm 2020 và năm 2021.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã làm rõ cơ sở lý thuyết về tác động của QTCT đến chất lượng thông tin LN công bố, minh chứng về mối quan hệ này thông qua kết quả các nghiên cứu trước. Các nghiên cứu trước cũng cho thấy không phải trường hợp nào các cơ chế QTCT cũng có thể phát huy được tác dụng, và việc xem xét tác động của việc cải cách các quy định pháp lý liên quan đến QTCT đến chất lượng thông tin cũng là một hướng nghiên cứu được các nhà nghiên cứu trước quan tâm khai thác nhưng chưa có kết quả thống nhất. Trên cơ sở này, đề tài cũng khảo sát các nghiên cứu trước về QTCT và chất lượng thông tin trong bối cảnh Việt Nam, tổng hợp các nghiên cứu trước và các văn bản pháp quy có liên quan để xác định những thay đổi quan trọng trong phát triển khung pháp lý về QTCT, khả năng tác động đến chất lượng thông tin. Các phân tích trong chương 1 đã giúp xác định khoảng trống nghiên cứu mà đề tài tập trung khai thác là những thay đổi trong khung pháp lý về QTCT trong năm 2019-2020, có hiệu lực từ 1/1/2021 có phát huy được hiệu quả nâng cao chất lượng thông tin LN kế toán công bố không. Với định hướng này, chương 2 sẽ tiếp tục phát triển cách tiếp cận và làm rõ phương pháp nghiên cứu để giải quyết được câu hỏi nghiên cứu này.