Mẫu nghiên cứu đánh giá về chất lượng biến kế toán dồn tích và thao túng số liệu để ổn định LN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của việc thay đổi các quy định về quản trị công ty đến chất lượng thông tin lợi nhuận công bố của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 49 - 138)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Khái quát mẫu nghiên cứu

2.3.1. Mẫu nghiên cứu đánh giá về chất lượng biến kế toán dồn tích và thao túng số liệu để ổn định LN

Hai năm đại dịch Covid 19 là thách thức của nền kinh tế nói chung và của tất cả các ngành nghề nói riêng. Để đánh giá về mức độ thao túng số liệu để ổn định LN và chất lượng biến kế toán dồn tích, mẫu nghiên cứu đã loại trừ các quan sát thuộc lĩnh vực tài chính, và do đó tổng số quan số có đủ dữ liệu cho tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu của 2 năm 2020 và 2021 là như nhau, đều là 267 công ty. Cơ cấu mẫu nghiên cứu đánh giá về chất lượng biến kế toán dồn tích và thao túng số liệu để ổn định LN được trình bày trong các bảng 2.2. và 2.3.

Qua phân tích bảng 2.2 và bảng 2.3 ta thấy: Về cơ cấu theo số lượng công ty có sự đồng đều qua 2 năm, với sự tập trung quan sát lớn nhất ở ngành công nghiệp, sau đó đến ngành vật liệu, bất động sản và hàng tiêu dùng thiết yếu.

Nhưng nếu xét về cơ cấu tổng tài sản thì ngành bất động sản vươn lên xếp ở vị trí cao nhất với và ngành công nghiệp xếp ở vị trí thứ hai, năm 2020 thì hàng tiêu dùng thiết yếu xếp ở vị trí thứ ba, và ngành vật liệu thứ tư, nhưng trong mẫu của năm 2021 thì ngành vật liệu lên vị trí thứ ba và ngành hàng tiêu dùng thiết yếu xếp ở vị trí thứ tư. Kết quả này tương đồng với việc xét về cơ cấu theo vốn chủ sở hữu cả 2 năm 2020 và 2021.

Khi xét theo cơ cấu giá trị vốn hóa thị trường thì ngành bất động sản vẫn giữ nguyên được vị trí thứ nhất trong khi chỉ chiếm hơn 10% tổng số lượng công ty niêm yết, sự tập trung quan sát tiếp theo là nhóm ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, rồi đến ngành công nghiệp và vật liệu. Qua cả 2 năm 2020 và 2021 với việc xem xét cơ cấu theo số lượng công ty, hay theo tổng tài sản, VCSH, giá trị vốn hóa thị trường thì ngành dịch vụ viễn thông vẫn là ngành chiếm tỉ trọng thấp nhất.

Bảng 2.2. Cơ cấu mẫu nghiên cứu đánh giá về chất lượng biến kế toán dồn tích và thao túng số liệu để ổn định LN năm 2020

(Nguồn: tổng hợp của nhóm nghiên cứu) Bảng 2.3. Cơ cấu mẫu nghiên cứu đánh giá về chất lượng biến kế toán dồn tích và

thao túng số liệu để ổn định LN năm 2021

(Nguồn: tổng hợp của nhóm nghiên cứu) Xét về tỉ lệ ROAE bình quân, nhìn chung cả 2 năm 2020 và 2021 tương đối đồng đều giữa các ngành. Trong đó, 3 ngành có tỉ lệ cao nhất là công nghệ thông tin,

vật liệu và chăm sóc sức khỏe. Ngành có tỉ lệ ROAE thấp là ngành công nghiệp và năng lượng.

2.3.2. Mẫu nghiên cứu đánh giá về mối quan hệ giữa LN và giá cổ phiếu

Như đã trình bày ở trên, để kiểm định mối quan hệ giữa LN và giá cổ phiếu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng mẫu là các công ty có đầy đủ dữ liệu phân tích trong 2 năm 2020 và 2021.Tuy nhiên, do số biến nghiên cứu ít hơn, nên số quan sát có đủ dữ liệu để đưa mẫu nghiên cứu lớn hơn. Các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu cũng ít chịu sự chi phối của đặc điểm ngành nên mẫu nghiên cứu được mở rộng bao gồm cả các đơn vị niêm yết thuộc lĩnh vực tài chính. Mặt khác, việc dữ liệu về giá cổ phiếu tại ngày 31/3 của năm tiếp chỉ phù hợp cho trường hợp có kỳ báo cáo kết thúc vào ngày 31/12 năm trước. Do đó, nhóm nghiên cứu phải loại khỏi mẫu nghiên cứu 9 công ty có kỳ báo cáo cáo khác (vào 31/3, 30/6, và 30/9). Mẫu nghiên cứu cuối cùng gồm 385 công ty (trong năm 2020) và 349 công ty (trong năm 2021). Cơ cấu chi tiết của mẫu nghiên cứu trong 2 năm được báo cáo trong bảng 2.4.

Có thể thấy số lượng công ty trong mẫu nghiên cứu năm 2021 có phần sụt giảm hơn so với năm 2020 ở tất cả các ngành nghề. Tuy nhiên, xét về cơ cấu theo số lượng công ty thì có thể thấy cơ cấu này giữa 2 mẫu khá tương đồng với nhau với ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất (trong khoảng 30%) tiếp theo là vật liệu, rồi đến tài chính, bất động sản và hàng tiêu dùng thiết yếu.

Xét về cơ cấu theo tổng tài sản, VCSH và giá trị vốn hóa thị trường thì cả 2 năm 2020 và 2021 đều có sự giống nhau đáng kể. Chiếm tỉ trọng cao nhất là tài chính, sau đó đến bất động sản. Cụ thể: về cơ cấu theo tổng tài sản, ngành tài chính chiếm tỉ trọng lớn nhất (trên 75%) khoảng cách quá xa so với các ngành khác (1- 10%) trong khi đó, về cơ cấu theo số lượng công ty thì ngành tài chính chỉ chiếm khoảng 10% trên tổng số các công ty niêm yết.

Về cơ cấu theo VCSH thì ngành tài chính vẫn đứng ở vị trí đầu tiên (khoảng 38%), bất động sản (khoảng 22%), còn các ngành khác (1-10%). Kết quả này tương đồng với cơ cấu theo giá trị vốn hóa thị trường.

“Tài chính là ngành có tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu vốn hóa thị trường. Trên mặt bằng nền kinh tế chịu nhiều biến động 2 năm qua, việc gia tăng tỷ trọng là một yếu tố cho thấy nhóm cổ phiếu ngành tài chính vẫn chống chịu tốt trước các cú shock kinh tế, đặt bên cạnh các nhóm ngành như bất động sản, hàng tiêu dùng thiết yếu có tỷ trọng giảm càng cho thấy thành quả đáng ghi nhận của ngành tài chính”

Xét về tỉ lệ ROE bình quân, có thể thấy giữa các ngành không có sự chênh lệch quá lớn (dao động từ khoảng 6- 16%). Cả 2 năm ngành chăm sóc sức khỏe đều có tỉ trọng cao nhất trong khi cơ cấu theo số lượng công ty chỉ chiếm khoảng 3% trên tổng số công ty niêm yết. Năm 2020, xếp sau ngành chăm sóc sức khỏe là ngành hàng tiêu

dùng thiết yếu, tài chính, vật liệu, và thấp nhất là ngành năng lượng 6,1%. Thì năm 2021, ngành xếp thứ hai là tài chính, vật liệu, công nghệ thông tin và dịch vụ công ích

và thấp nhất là ngành bất động sản 6.0%.

Bảng 2.4. Cơ cấu mẫu nghiên cứu đánh giá về mối quan hệ giữa LN và giá cổ phiếu năm 2020 và 2021

(Nguồn: tổng hợp của nhóm nghiên cứu) 2.3.3. Mẫu nghiên cứu đánh giá về thao túng số liệu tránh báo cáo lỗ

Cũng tương tự như kiểm định mối quan hệ giữa LN và giá cổ phiếu, thì khi đánh giá về thao túng số liệu tránh báo cáo lỗ thì nhóm nghiên cứu đã sử dụng mẫu là các công ty có đầy đủ dữ liệu phân tích trong 2 năm 2020 và 2021. Do đó, số quan sát có đủ dữ liệu để đưa mẫu nghiên cứu lớn hơn (bao gồm cả lĩnh vực tài chính). Mẫu nghiên cứu cuối cùng gồm 433 công ty (trong năm 2020) và 385 công ty (trong năm 2021). Cơ cấu mẫu nghiên cứu đánh giá về thao túng số liệu tránh báo cáo lỗ được trình bày trong bảng 2.5

Bảng 2.5. Cơ cấu mẫu nghiên cứu đánh giá về thao túng số liệu tránh báo cáo lỗ năm 2020 và 2021

(Nguồn: tổng hợp của nhóm nghiên cứu) Bảng 2.5 cho thấy về cơ bản kết quả phân tích cơ cấu tương tự như khi kiểm định mối quan hệ giữa LN và giá cổ phiếu. Xét về cơ cấu theo số lượng công ty giữa 2 năm tương đồng với ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất (trong khoảng 30%) tiếp theo là vật liệu (khoảng 16%), rồi đến tài chính, hàng tiêu dùng thiết yếu và bất động sản.

Xét về cơ cấu theo tổng tài sản, ngành tài chính chiếm tỉ trọng lớn nhất (trên 75%), sau đó khoảng cách quá xa đến ngành bất động sản (khoảng 9%) và các ngành khác (1- 5%) trong khi đó, về cơ cấu theo số lượng công ty thì ngành tài chính chỉ chiếm khoảng 10% trên tổng số các công ty niêm yết.

Về cơ cấu theo VCSH thì ngành tài chính vẫn đứng ở vị trí đầu tiên (khoảng 38%), bất động sản (khoảng 22%), còn các ngành khác (1-10%). Kết quả này tương đồng với cơ cấu theo giá trị vốn hóa thị trường. Tài chính là ngành có tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu vốn hóa thị trường.

Xét về tỉ lệ ROE bình quân, có thể thấy giữa các ngành không có sự chênh lệch quá lớn (dao động từ khoảng 6- 16%). Năm 2020, ngành chăm sóc sức khỏe chiếm tỉ trọng cao nhất (17,1%), đến ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, tài chính, vật liệu, và thấp nhất là ngành năng lượng 6,5%. Thì năm 2021, ngành xếp thứ nhất là tài chính (18,4%) sau đó đến chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin và vật liệu. Ngành thấp nhất là công nghiệp (5,4%) trong khi lại là ngành có số lượng công ty niêm yết cao

nhất (29,1%).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Phát triển từ cơ sở lý luận và khoảng trống nghiên cứu từ chương 1, chương 2 đã làm rõ về cách tiếp cận và khung nghiên cứu của đề tài trong đo lường chất lượng thông tin LN công bố, cũng như đánh giá tác động của thay đổi trong QTCT đến chất lượng thông tin LN kế toán công bố, đưa ra các mô hình nghiên cứu thực chứng về đo lường các khoản dồn tích bất thường. Đồng thời làm rõ các biến và thang đo sử dụng trong mô hình đánh giá mức độ thao túng số liệu để ổn định LN và thao túng LN nhằm tránh báo cáo lỗ cũng như mô hình đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và LN, và đã phân tích các đặc điểm của mẫu nghiên cứu nhằm giảm thiểu tác động của việc thiếu dữ liệu nên nhóm nghiên cứu đã chọn các mẫu khác nhau cho các mô hình khác nhau (tùy theo các biến sử dụng và sự sẵn có của dữ liệu tương ứng), nhưng khi phân tích cho thấy cơ cấu của các mẫu vẫn nhất quán và có tính đại diện cho thị trường.

CHƯƠNG 3: “KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI TRONG KHUNG PHÁP LÝ VỀ QTCT ĐẾN

CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN LN CÔNG BỐ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM”

3.1. Khái quát về khung pháp lý liên quan đến QTCT tại Việt Nam và sự phát triển

Pháp luật là công cụ quản lý hữu hiệu đối với bất kỳ quốc gia nào. Việc ban hành các văn bản pháp luật có hệ thống là nhiệm vụ và yêu cầu quan trọng để quản lý nhà nước đối với mọi lĩnh vực, trong đó có TTCK. Ở Việt Nam, Bộ Tài chính và UBCKNN là hai cơ quan quản lý của Nhà nước luôn tích cực, chủ động xây dựng, ban hành và trình cơ quan cấp trên ban hành theo thẩm quyền hệ thống các văn bản pháp luật nhằm ngày càng hoàn thiện quy chế niêm yết, QTCT và các chế tài đi kèm nhằm mục đích quản lý TTCK. Các văn bản pháp luật về QTCT là một trong số các lĩnh vực chính nhằm quản lý nhà nước đối với TTCK.

Để làm rõ sự thay đổi trong khung pháp lý liên quan QTCT đối với các công ty niêm yết và kỳ vọng về hạn chế thao túng LN công bố, nhóm nghiên cứu tiến hành tổng hợp các văn bản pháp lý quan trọng liên quan trong giai đoạn từ 2015-2022. Theo đó, cấu trúc hệ thống pháp lý liên quan tới QTCT tại Việt Nam mới nhất và hiện đang còn hiệu lực được thể hiện trong Hình 3.1.

Hình 3.1 Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam có liên quan tới QTCT Trong giai đoạn đầu (trước năm 2005), để sớm đưa TTCK vào vận hành và bảo đảm tính linh hoạt, khung pháp lý cao nhất của thị trường chỉ ở mức Nghị định của Chính phủ. Từ năm 2006, khi Luật Chứng khoán được Quốc ban hành và chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2007, đã dần cải thiện những bất cập, xung đột với các văn bản pháp lý khác, tạo niềm tin cho nhà đầu tư, giúp TTCK Việt Nam có khả năng hội nhập

hơn với các thị trường vốn quốc tế và khu vực. Tiếp theo đó, một loạt các văn bản pháp luật đã được ban hành và cập nhật để thúc đẩy TTCK phát triển an toàn, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát sinh và thông lệ quốc tế. Bắt đầu bằng việc Quốc hội ban hành Luật Chứng khoán sửa đổi năm 2010; ban hành mới Luật doanh nghiệp năm 2014;… Cụ thể hệ thống các văn bản pháp luật từ cấp độ cao nhất là Luật (Quốc hội ban hành), Nghị định (Chính phủ ban hành) và sau đó là các thông tư (do Bộ và cơ quan ngang Bộ ban hành) liên quan tới QTCT và công bố thông tin trong giai đoạn 2015-2022 được nhóm tác giả tổng hợp trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Các văn bản pháp lý quan trọng về QTCT và công bố thông tin trong giai đoạn 2012-2022

(Nguồn: “Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ cơ sở dữ liệu Thư viện pháp luật”)

Tổng hợp các văn bản pháp lý quan trọng liên quan tới QTCT và công bố thông tin trong giai đoạn 2015-2022, có thể thấy giai đoạn 2015-2016 là giai đoạn có sự thay đổi lớn trong khung pháp lý liên quan đến QTCT. Cũng trong giai đoạn này Bộ Tài chính đã ban hành các quy định mới về công bố thông tin và quy chế QTCT mới cho các công ty niêm yết, các văn bản thắt chặt xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán được quy định trong Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 6/10/2015 hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK; Nghị định 145/2016/NĐ-CP ngày 1/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Những điểm mới này được đánh giá là chặt chẽ hơn trong việc quản lý công ty mới thành lập và tạo cơ sở cho hoạt động QTCT ngày càng tốt hơn.

Giai đoạn 2019- 2020 có thể coi là mốc cải cách rất quan trọng trong khung pháp lý về QTCT tiếp theo khi Quốc hội ban hành 02 Luật mới (Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26/11/2019, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020) – Hai bộ luật mới này là văn bản pháp lý cao nhất tạo khung cho hoạt động QTCT. Do đó, các quy chế công bố thông tin và quy chế QTCT cũng được ban hành mới cho phù hợp trong các văn bản như Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán năm 2019; Nghị định 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán; Thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán; Thông tư 116/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 Hướng dẫn một số điều về QTCT áp dụng đối với công ty đại chúng. Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Nghị định, thông tư hướng dẫn về QTCT mới, về công bố thông tin mới đều có hiệu lực từ đầu năm 2021. Sự ban hành các văn bản trong giai đoạn này được đánh giá là có sự chuyển mình rõ rệt cho QTCT bởi:

Luật Chứng khoán 2019 đã quy định chi tiết hơn, bổ sung thêm và quy định rõ hơn các hành vi bị nghiêm cấm để phù hợp với thực tiễn trong hoạt động về chứng khoán và TTCK. Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm của hành vi mà bị xử lý vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại, truy cứu trách nhiệm hình sự như trong Điều 12 của Luật chứng khoán 2019 quy định: “Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán; Thực hiện hoạt động

kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận.

Hay quy định chặt chẽ hơn, nâng điều kiện bán cổ phiếu của công ty tại khoản 1 Điều 15 “Quy định mới điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng tại Khoản 2 Điều15, chỉ được bán thêm cổ phiếu nếu có lãi”. Đặc biệt, là việc quy định hoạt động chào bán chứng khoán phải được thống nhất với Luật Doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có 10 chương, 218 điều với nhiều điểm đột phá so với Luật doanh nghiệp 2014 cũ và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cụ thể (i) quy định chi tiết 07 nhóm đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp như

“Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác…”; (ii) bỏ quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông phải sở hữu cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng tại khoản 2 Điều 114 Luật hiện hành để bảo đảm việc thực hiện các quyền của cổ đông không làm ảnh hưởng đến việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; (iii) quy định doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo (khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020) vì “Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo (Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014)”. Theo đó có thể thấy, Luật Doanh nghiệp 2020 đã rút ngắn thời hạn thông báo tạm ngừng kinh doanh từ 15 ngày xuống còn 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Bên cạnh đó, một tài liệu không phải là văn bản pháp quy của Nhà nước nhưng rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới QTCT của các công ty đại chúng là “Bộ nguyên tắc QTCT theo thông lệ tốt nhất được phát hành tháng 8/2019. Đây là thành quả của sự hợp tác giữa UBCKNN và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO). Đây là bộ nguyên tắc QTCT đầu tiên ở Việt Nam, dựa trên các thông lệ quốc tế tốt nhất về QTCT, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp niêm yết và đại chúng áp dụng các tiêu chuẩn QTCT quốc tế, tăng cường các chuẩn mực về QTCT, ở cả cấp độ riêng lẻ từng công ty và cấp độ toàn thị trường, với mục đích nâng cao chất lượng doanh nghiệp niêm yết, nhằm tăng niềm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của việc thay đổi các quy định về quản trị công ty đến chất lượng thông tin lợi nhuận công bố của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 49 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)