Các biến và thang đo sử dụng trong mô hình đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và LN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của việc thay đổi các quy định về quản trị công ty đến chất lượng thông tin lợi nhuận công bố của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Mô hình nghiên cứu thực chứng

2.2.4. Các biến và thang đo sử dụng trong mô hình đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và LN

Khi tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin LN kế toán và giá cổ phiếu, phải kể đến nghiên cứu của Ball và Brown (1968), Beaver (1980), Bowen (1987), Fried và Givoly (1982), Lustgarten (1982), Beaver (1982), Rayburn (1986), Kormendi và Lipe (1987) và Collins và Kothari (1989)… Các nghiên cứu trên đều kết luận rằng: LN là một trong các chỉ tiêu chứa đựng nhiều thông tin kế toán hữu ích để xác định giá cổ phiếu. Nhóm tác giả đã kế thừa các nghiên cứu trước và đưa biến “LN trên mỗi cổ phiếu (EPS)”, “Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS)”, “đòn bẩy tài chính (LEV)”, “Quy mô (SIZEM)”, “LN chia cho giá cổ phiếu đầu kỳ (ni.share)” và “lợi tức từ đầu tư cổ phiếu (share.gain)” vào mô hình kiểm chứng, thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa LN với giá cổ phiếu để tìm ra điểm mới trong môi trường Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Do đó, có thể chọn các biến số phản ánh mối quan hệ giữa LN và giá cổ phiếu và mô hình phản ánh mối quan hệ giữa LN và lợi tức từ đầu tư cổ phiếu như sau:

Mối quan hệ giữa LN và giá cổ phiếu:

Mô hình lý thuyết Share.Price = f (EPS, BVPS, LEV, SIZEM) Trong đó:

Share.Price: “Giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu”

EPS: “LN trên mỗi cổ phiếu”.

BVPS: “Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu”.

LEV: “Đòn bẩy tài chính”

SIZEM: “Quy mô công ty”

Mô hình thực nghiệm cơ bản

Share.Priceit = a+ b1 EPSit + b2 BVPSit + b3 LEVit + b4 SIZEMit + eit

Trong đó:

Share.Priceit là “giá trị cổ phiếu đã điều chỉnh của công ty i tại ngày 31/3 năm t+1” . EPSit là “LN trên mỗi cổ phiếu của công ty i trong năm t”

BVPSit là “Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu của công ty i trong năm t”

LEVit là “Đòn bẩy tài chính của công ty i trong năm t”

SIZEM it là “Quy mô của công ty i trong năm t”

e là một sai số ngẫu nhiên với phương sai liên tục và có giá trị bằng không Biến phụ thuộc

Giá cổ phiếu (Share.Price)

Là giá trị cổ phiếu mà những thay đổi của nó được xác định bởi khả năng thương lượng trên TTCK và là giá bán từ các nhà đầu tư sang các nhà đầu tư khác (Zaki & Islahuddin, 2017). Giá cổ phiếu cũng là giá trị hiện tại của các dòng tiền mà cổ đông sẽ nhận được trong tương lai. Giá cổ phiếu đại diện cho các khoản tiền được phát hành để có được bằng chứng về quyền sở hữu công ty. Giá cổ phiếu được xác định cho mỗi cổ phiếu được phát hành bởi một công ty giao dịch công khai. Giá cả phản ánh giá trị của công ty - những gì công chúng sẵn sàng chi trả cho một phần sở hữu của công ty. Nó có thể và sẽ tăng và giảm, dựa trên nhiều yếu tố khác nhau trong bối cảnh toàn cầu và trong chính công ty (Dewi & Hidayat, 2019). Để phản ánh được tác động của thông tin kế toán sau khi công bố, nhóm nghiên cứu lấy dữ liệu về giá cổ phiếu tại thời điểm ngày 31/3 năm sau, tức là thời hạn công bố báo cáo tài chính của các công ty niêm yết.

Biến độc lập:

LN trên mỗi cổ phiếu (EPS)

EPS (Earning Per Share) là LN trên mỗi cổ phiếu. Đây là phần “LN mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường”.

Ở các nước Đông Nam Á có nghiên cứu của Malcolm Smith về TTCK Malaysia từ 1987 đến 1996 thì chỉ tiêu EPS cũng tác động đến MPS là 28,48%. Yan Bao (2004) về TTCK các nước như sau: tại TTCK Singapore giai đoạn 1988 – 1999 thì mối quan hệ giữa thông tin LN trên mỗi cổ phiếu và giá cổ phiếu là 69%, tại TTCK Malaysia giai đoạn 1988 – 1999 là 43%, tại TTCK Hong Kong giai đoạn 1990 – 1999 là 54%, tại TTCK Thái Lan giai đoạn 1990 – 1999 là 48%, tại TTCK Indonesia giai đoạn 1990 – 1998 là 54%, tại TTCK Hàn Quốc giai đoạn 1990 – 1999 là 36%. Đặc biệt tại TTCK Philippines giai đoạn 1989 - 1998 mối quan hệ này rất chặt chẽ, với độ tương quan là 96%.

Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS):

BVPS cho thấy đầu tư trên mỗi cổ phiếu được thực hiện trong quá trình kinh doanh của các cổ đông. Giá trị sổ sách cao thường cho thấy các công ty có thành tích hoạt động tốt. Nhiều nghiên cứu đã xem xét tỷ lệ này như là một yếu tố quyết định giá cổ phiếu (Zahir và Khanna 1982, Dixit 1983, Bal Krishan 1984…)

BVPS= Vốn chủ sở hữu

khối lượng cổ phiếu lưu hành hiện tại

Các nghiên cứu của John (1992); Ohlson (1995); Collins, Maydew và Weiss (1997); Barth, Beaver và Landsman (1998); Eko Suwardi (2009); Kenshin Tswei (2012) cho thấy giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu có quan hệ cùng

chiều (+) với giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu. Nghiên cứu của Graham và King (2000) tại 6 nước Châu Á là “Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Thái Lan”. Kết quả cho thấy tác động của mô hình có sự khác nhau đáng kể giữa các quốc gia, từ mức thấp 24% ở Đài Loan đến 55% ở Thái Lan và 90% ở Philippines.

Tuy nhiên các nghiên cứu đều cho rằng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu ở tất cả sáu nước.

Theo kết quả nghiên cứu của Malcolm Smith về TTCK ở Malaysia trong giai đoạn từ năm 1987 đến 1996 thì chỉ tiêu BVPS tác động mạnh mẽ đến chỉ tiêu giá cổ phiếu. Cụ thể: hệ số điều chỉnh R2 bằng 0,23 và mức ý nghĩa thống kê 1%. Vậy kết luận: chỉ tiêu BVPS có tác động cùng chiều với giá cổ phiếu

Đòn bẩy tài chính (LEV)

“Đòn bẩy tài chính là tỷ số tài chính cho biết tỷ lệ tương đối giữa vốn chủ sở hữu của cố đông và nợ phải trả được sử dụng để tài trợ cho tài sản của một công ty. Việc sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính nhằm mục đích thu được LN cao hơn chi phí cố định phải trả (Ariyanti & Sulasmiyati, 2016)”. Nghiên cứu của Pandey (1981), Kumar và Hundal (1986) đã cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động đến giá cổ phiếu.

Đòn bầy tài chính (LEV)=Tổng nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Nghiên cứu của Miser (1977); Pandey (1981); Abdullahzade và Sabzevari (1984); Kumar, Hundal (1986); VakiliFar (1996); Kay và Jhang (2001); Scordis và cộng sự (2008). đã kiểm tra tác động của hệ số đòn bẩy tài chính đến giá cổ phiếu tại các nước khác nhau và kết quả kiểm định cho thấy hệ số đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết. Mohammad Nayeem Abdullah, Kamruddin Parvez, Tarana Karim, Rahat Bari Tooheen (2015) nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Dhaka kết quả cho thấy R2 = 75,6% nghĩa là đòn bẩy tài chính và quy mô giải thích được 75,6% biến phụ thuộc giá cổ phiếu, còn 24,4% biến động còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác. Hệ số đòn bẩy tài chính âm và có ý nghĩa thống kê nghĩa là giảm 1% đòn bẩy tài chính thì giá trị cổ phiếu sẽ tăng 39,4%.

Quy mô (SIZEM)

Hussein (2015) cho rằng quy mô công ty là một chỉ số để đo lường quy mô của công ty. Ví dụ: các công ty có quy mô lớn có xu hướng có kinh doanh tốt liên tục. Nó chỉ ra rằng các công ty lớn có hoạt động tốt. Các công ty có hiệu suất tốt sẽ có thể tạo ra LN, khi công ty đã có LN thì công ty sẽ phân phối cổ tức cho cổ đông. Điều này có thể ảnh hưởng đến nhà đầu tư thích đầu tư vào các công ty lớn hơn các công ty nhỏ.

Công ty nhỏ hơn có xu hướng sử dụng LN của họ để mở rộng kinh doanh thay vì sử dụng LN của họ để chia cổ tức cho cổ đông. Quy mô Công ty là được đo lường bằng vốn hóa thị trường. Vốn hóa thị trường là một chỉ số mô tả về quy mô của một công ty.

Quy mô (SIZEM) = log (M.Cap)

M.Cap (Market capitalization) là vốn hóa thị trường

Nghiên cứu của Hendriksen, E. S., and M. Breda. (2000) Irfan and Nishat (2002) tại thị trường chứng khoán Pakistan giai đoạn 1981-2000, Canbas et al. (2007), Khaira, Amalia Fachrudin (2011); Rudangga, I Gusti Ngurah Gede and Sudiarta, Gede Merta. (2016); Snežana Milošević Avdalović1, Ivan Milenković2 (2017), Dharmendra Singh (2017), Arma Yuliza (2018) … đều cho rằng Quy mô công ty ảnh hưởng tích cực đáng kể đến giá cổ phiếu. Từ đó thấy được mối quan hệ giữa quy mô và giá cổ phiếu là cùng chiều. Nếu quy mô công ty tăng thì giá cổ phiếu tăng.

Mối quan hệ giữa LN và lợi tức từ đầu tư cổ phiếu Mô hình lý thuyết

Share.gain = f (ni.share, sizem, lev) Trong đó:

Share.gain: “Lợi tức từ đầu tư cổ phiếu”

Ni.share: “LN chia cho giá cổ phiếu đầu kỳ”

lev: “Đòn bẩy tài chính”

sizem: “Quy mô công ty”

Mô hình thực nghiệm cơ bản

SHARE.GAINit = a+ b1 Ni.SHAREit + b2 LEVit + b3 SIZEMit + eit

Trong đó:

Share.gainit là “Lợi tức từ đầu tư cổ phiếu của công ty i trong năm t”

Ni.shareit là “LN chia cho giá cổ phiếu đầu kỳ công ty i trong năm t”

LEVit là “Đòn bẩy tài chính của công ty i trong năm t”

SIZEM it là “Quy mô của công ty i trong năm t”

e là một sai số ngẫu nhiên với phương sai liên tục và có giá trị bằng không Biến phụ thuộc

Lợi tức từ đầu tư cổ phiếu (Share.Gain): thay đổi giá cổ phiếu trong kỳ/ giá cổ phiếu đầu kỳ

share.gain = Giá cổ phiếu cuối kỳ − Giá cổ phiếu đầu kỳ

Giá cổ phiếu đầu kỳ LN chia cho giá cổ phiếu đầu kỳ (ni.share)

ni.share = NI/B.Share.Price.Reporting

Đòn bẩy tài chính (lev) và Quy mô doanh nghiệp (Sizem) tương tự như mô hình Mối quan hệ giữa LN và giá cổ phiếu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của việc thay đổi các quy định về quản trị công ty đến chất lượng thông tin lợi nhuận công bố của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)