Các nhân tố ảnh hưởng đển thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (cptpp) đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 33 - 37)

Hộp 1.1 Tổng quát các cam kết về thuế quan trong CPTPP dành cho Việt Nam

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đển thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đã có nhiều mô hình lý thuyết giải thích các yếu tố thu hút FDI của một quốc gia, hay nói cách khác là các yếu tố tác động đến sự lựa chọn địa điểm đầu tư của các công ty đa quốc gia. Các nhà đầu tư nưóc ngoài tìm kiếm các vị trí dồi dào tài nguyên thiên nhiên hoặc các nguồn lực khác như cơ sở hạ tầng tốt, môi trường kinh doanh hấp dẫn, nguồn lao động dồi dào giá rẻ và có trình độ..Việc lựa chọn địa điểm đầu tư cũng bị ảnh hưởng từ động lực đầu tư của các công ty; tìm kiếm thị trường, tìm kiếm hiệu quả hoặc tìm kiếm tài sản chiến lược. Không thể phủ nhận lợi thế về vị trí được coi là yếu tố cốt lõi của quá trình ra quyết định đầu tư.

Tính đến nay có rất nhiều lý thuyết nghiên cứu và lý giải các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy FDI như Agarwal (1980), Parry (1985) Itaki (1991), Dunning (1977). Trong số đó, nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất là mô hình cổ điển phân tích các yếu tố quyết định tới luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI nổi tiếng với công trình nghiên cứu của Dunning (1977) về mô hình OLI (Ownership – Location – Internalization). Mô hình OLI trong kinh tế học được gọi là mô hình chiết trung. Đối với Dunning, ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến FDI bao gồm:

Lợi thế về chủ sở hữu (O): đề cập đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp muốn đi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Đó có thể là lợi thế về nhãn hiệu, kỹ thuật sản xuất, kỹ năng kinh doanh, lợi nhuận theo quy mô. Lợi thế cạnh tranh của các công ty đầu tư càng lớn thì họ càng có nhiều khả năng tham gia vào mạng lưới sản xuất ở nước ngoài.

Lợi thế về địa điểm nhận đầu tư (L): đề cập đến các yếu tố thuộc nước tiếp nhận đầu tư. Nước nhận đầu tư càng sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo thì khả năng nhận đầu tư từ nước ngoài càng lớn. Đây thực chất là lợi thế so sánh của nước nhận đầu tư về mặt cung ứng các yếu tố đầu vào, cần thiết cho nhà đầu tư trong quá trình sản xuất.

Lợi thế nội địa hóa (I): đề cập đến những lợi ích do thực hiện các giao dịch trong nội bộ một công ty đa quốc gia (công ty mẹ – công ty con) thay vì hợp tác với bên ngoài như thỏa thuận hợp tác, cấp phép hoặc liên doanh. Lợi ích của việc nội bộ hóa là tránh được độ trễ về thời gian, việc mặc cả khi mua bán và tình trạng thiếu thốn người mua, hoặc tránh tình trạng ăn cắp bản quyền, xâm phạm bí mật công nghệ và những giá trị cốt lõi của công ty.

Trong khi yếu tố “O” và “I” là những yếu tố liên quan đến chủ đầu tư thì yếu tố thứ hai “L” là yếu tố liên quan đến nước nhận đầu tư. Do có nhiều yếu tố ở nước nhận đầu tư có thể tác động tới FDI, một nỗ lực tích hợp tất cả các yếu tố này vào một mô hình duy nhất đã được thực hiện trong báo cáo về đầu tư của thế giới (WIR) do UNCTAD phát hành năm 1998.

Theo UNCTAD (2012), một nhà đầu tư nước ngoài khi lựa chọn địa điểm đầu tư sẽ quan tâm đến 3 nhóm yếu tố chính của nước tiếp nhận là: yếu tố chính sách; yếu tố kinh tế; yếu tố kinh doanh.

Các yếu tố chính sách liên quan đến ổn định kinh tế, chính trị và xã hội; quy định về gia nhập và hoạt động; đối xử với doanh nghiệp nước ngoài; chính sách cạnh tranh;

chính sách tư nhân hóa; chính sách thương mại và các hiệp định FDI quốc tế.

Các yếu tố kinh tế được phân loại dựa vào mục đích của FDI. Với mục đích tìm kiếm thị trường, các yếu tố được quan tâm như: quy mô thị trường và thu nhập bình quân đầu người; tốc độ gia tăng thị trường; khả năng tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu; sở thích của người tiêu dùng nội địa và cấu trúc thị trường. Với mục đích tìm kiếm nguồn lực, nhà đầu tư quan tâm đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, trình độ công nghệ và cơ sở hạ tầng của nước tiếp nhận. Với mục đích tìm kiếm hiệu quả thì

lương, năng suất lao động, các chi phí khác như vận chuyển, liên lạc, sản phẩm trung gian và mạng lưới doanh nghiệp khu vực là yếu tố quan trọng.

Cuối cùng, các yếu tố kinh doanh như xúc tiến đầu tư, khuyến khích đầu tư, chi phí không chính thức do tham nhũng và thủ tục hành chính…cũng là những yếu tố tác động đến nhà đầu tư nước ngoài.

Xuất phát từ nền tảng lý thuyết nói trên, nhiều nhân tố khác nhau đã được đề xuất trong các nghiên cứu thực nghiệm để giải thích về dòng vốn FDI theo mô hình PEST của Chapman (2010) nghiên cứu về các nhân tố môi trường vĩ mô. Bao gồm: (1) nhân

tố chính sách và thể chế; (2) nhân tố nền kinh tế; (3) nhân tố xã hội; (4) nhân tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật;

Nhân tố thể chế chính sách: bao gồm (1) cơ chế phân cấp quản lý nhà nước; (2) hệ thống chính sách nói chung và FDI nói riêng. Nhân tố thể chế chính sách có liên quan mật thiết đến sự ổn định của môi trường kinh tế- chính trị – xã hội. Theo Quere và cộng sự (2007), một cấu trúc thể chế chính sách tốt có thể thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời giảm chi phí cho hoạt động đầu tư (chi phí tham nhũng, hành chính). Tác động của nhân tố này có thể được phân tích trên hai khía cạnh: công tác xây dựng và hiệu lực thực thi. Thể chế và hệ thống chính sách của chính phủ được xây dựng càng ổn dịnh và hoàn thiện thì tiềm năng thu hút và khả năng khai thác FDI càng hiệu quả. Hệ thống chính sách của quốc gia tiếp nhận tốt, ổn định là cơ sở để quốc gia đó sẽ có mức đầu tư tăng trưởng cao hơn các quốc gia có hệ thống chính sách kém hoàn thiện hơn. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và

nhân tố thể chế chính sách đưa ra kết luận tương đối thống nhất rằng dòng vốn FDI có

xu hướng chảy vào các vùng, địa phương có chính sách hiệu quả. Nghiên cứu JulanDu, Yilu, Zhigang Tao (2007) trên hơn 6000 công ty đa quốc gia của Mỹ đầu tư vào Trung Quốc giai đoạn 1993 – 2000 cho thấy dòng vốn FDI của Mỹ có xu hướng vào các vùng, địa phương có chính sách bảo vệ tốt quyền sở hữu, quyền thực thi hợp đồng và chính sách chính phủ thông thoáng, ít can thiệp. Kết luận tương tự nghiên cứu, nghiên cứu của Nguyễn Quang Việt và cộng sự (2014) đối với 20 tỉnh của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 khẳng định rằng tính minh bạch của hệ thống chính sách có tác động tích cực lên dòng vốn FDI.

Nhóm nhân tố kinh tế: bao gồm các nhân tố như quy mô thị trường, tăng trưởng thị trường, mức độ cạnh tranh của thị trường, đầu tư chính phủ, thu nhập bình quân đầu người, tăng trưởng kinh tế… Các nhân tố này tác động trực tiếp lên doanh thu, chi phí, lợi nhuận và rủi ro của nhà đầu tư nước ngoài, từ đó ảnh hưởng đến dòng vốn FDI chảy vào nước chủ nhà. Thước đo phổ biến nhất được sử dụng trong các nghiên cứu thực hiện là tăng trưởng kinh tế GDP hoặc thu nhập bình quan đầu người (GDP bình quân đầu người). Nhân tố này xuất hiện ở hầu hết các nghiên cứu, và được xem là yếu tố tác động lên FDI nhiều nhất trong các nghiên cứu định lượng (Artige & Nicoloni, 2005). Trong nghiên cứu của Jordan (2004), FDI được cho là có xu hướng di chuyển tới các quốc gia có thị trường mở rộng hơn và sức mua lớn hơn, nơi mà các công ty có thể thu được lợi nhuận cao hơn từ khoản đầu tư của họ. Cùng quan điểm trên, Charkabarti (2001) cho rằng quy mô thị trường lớn là điều kiện cần thiết để sử dụng hiệu quả các nguồn lực và

khai thác được lợi thế kinh tế theo quy mô. Về kết quả nghiên cứu định lượng về mối quan hệ giữa FDI và quy mô thị trường cho thấy GDP bình quân đầu người cao sẽ cho triển vọng tốt hơn đối với khả năng thu hút FDI tại nước chủ nhà (Schneider & Frey

(1985); Tsai (1994); Asiedu (2002); Parletun (2008) và Ang (2008) cùng thống nhất quan điểm có tác động tích cực của GDP đối với FDI.

Tỷ lệ lạm phát: Tỷ lệ lạm phát là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến dòng vốn FDI do hoạt động sản xuất và xuất khẩu quốc tế dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến động của giá cả và tỷ giá hối đoái. Theo Sinha (2007), tỷ lệ lạm phát thấp hơn làm cho nước chủ nhà có lợi thế hơn trong việc thu hút FDI. Mối quan hệ giữa lạm phát và FDI được cho là tiêu cực vì tỷ lệ lạm phát cao thúc đẩy mức định giá và lãi suất, gây ra sự mất giá tiền tệ, làm giảm động lực đầu tư và năng suất từ các khoản đầu tư.

Do đó, chi phí kinh doanh tương đối cao trong trường hợp lạm phát cao (Sinha 2007).

Trevino và cộng sự. (2002) cũng cho thấy tác động bất lợi mà lạm phát cao gây ra đối với các khoản đầu tư. Rodrik (1996) tuyên bố rằng niềm tin của nhà đầu tư bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lạm phát cao. Các nghiên cứu thực nghiệm khác cũng cho kết quả tương tự

về mối quan hệ giữa lạm phát và FDI. Trong nghiên cứu về sự không chắc chắn của lạm phát và FDI ở Nigeria trong giai đoạn 1970 đến 2005, Udoh và Egwaikhide (2008) chỉ

ra mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và FDI và tác động của lạm phát là đáng chú ý về mặt thống kê. Trong cuộc điều tra về tác động của xúc tiến đầu tư đối với dòng vốn FDI vào Ghana từ năm 1970 đến năm 2009, lạm phát có liên quan tiêu cực đến FDI (Djokoto 2012). Bên cạnh đó, Sayek (1999) cho thấy trong nghiên cứu của mình rằng tỷ lệ lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ tăng 7% sẽ làm giảm lượng FDI từ Hoa Kỳ xuống 1,9%. Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra mối quan hệ tiêu cực của lạm phát và FDI vào ở các nước đang phát triển. Nước chủ nhà sẽ có thêm khả năng cạnh tranh trong việc hấp thụ dòng vốn FDI nếu chính phủ nước đó áp dụng các chính sách ổn định lạm phát hiệu quả để giữ tỷ lệ lạm phát ổn định. Do đó, quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp hơn sẽ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhóm nhân tố xã hội: bao gồm yếu tố nguồn nhân lực, tài nguyên và vị trí địa lý. Nhân tố xã hội cũng thể hiện qua yếu tố nguồn nhân lực, yếu tố này ảnh hưởng đến thu hút FDI trên hai phương diện là chi phí nhân công và chất lượng nhân công. Về lý

thuyết, chi phí lao động rẻ là nhân tố quan trọng quyết định điểm đến đầu tư của các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên theo các nghiên cứu thực nghiệm thì tác động của chi phí nhân công đến thu hút FDI có các kết quả khác nhau: tác động tích cực (Tsai, 1994);

không có tác động đáng kể (ODI, 1997); tác động tiêu cực (Goldsbrough, 1979;

Saunders, 1982…) Đặc biệt theo Charkrabati (2001) đây là nhân tố gây tranh cãi nhiều nhất trong số các nhân tố quyết định đến dòng vốn FDI. Về chất lượng lao động, nhân tố này đánh giá thông qua nhiều thang đo khác nhau như trình độ người lao động, thái độ, kỳ luật của người lao động. Mỗi nghiên cứu sử dụng các thang đo khác nhau. Như nghiên cứu của Nguyen & Hans-Rimbert (2002) sử dụng thước đo “phần trăm công

đến FDI. Lê Việt Anh (2004) sử dụng thước đo “lương hàng tháng của lao động” thấy tác động ngược chiều với thu hút FDI.

Nhân tố cơ sở hạ tầng, khoa học - kỹ thuật

Nhân tố này hàm ý nền tảng cơ sở vật chất (hạ tầng và công nghệ) phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Theo Jordan (2004) hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng cao và

phát triển sẽ làm tăng hiệu quả tiềm năng của các khoản đầu tư, từ đó kích thích dòng chảy FDI vào nước chủ nhà. Hơn nữa sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ giúp các nhà đầu tư nước ngoài tiết kiệm được chi phí vận chuyển các sản phẩm trung gian từ nơi khác đến từ đó tinh giản hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo hướng chỉ

giữ lại những khâu chính trong chuỗi giá trị và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với các nước có thu nhập thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được xem là rào cản để thu hút FDI ngoại trừ nước chủ nhà cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực này.

Xét một cách tổng thể, nhân tố thị trường, tài nguyên là những nhân tố phi chính sách, do đó không thể tác động trực tiếp lên các nhân tố này để nâng cao hiệu quả thu hút FDI, tuy rằng các nhân tố này có thể được cải thiện thông qua việc hoàn thiện thể chế chính sách, song tác động không đáng kể. Theo Trần Văn Thọ (2015) hoàn thiện chính sách thể chế cũng thúc đẩy các yếu tố ngoại lực khác như công nghệ và tri thức kinh doanh…có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (cptpp) đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)